Giáo trình Luật Lao động cơbản

Pháp luật lao động quy định quyền và nghĩa vụcủa người lao động và của

người sửdụng lao động, các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc sửdụng và

quản lý lao động, góp phần thúc đẩy sản xuất, vì vậy có vịtrí quan trọng trong

đời sống xã hội và trong hệthống pháp luật của quốc gia cũng nhưquốc tế.

Pháp luật lao động bảo vệquyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của

người lao động, đồng thời bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của người sửdụng

lao động, tạo điều kiện cho mối quan hệlao động được hài hoà và ổn định, góp

phần phát huy trí sáng tạo và tài năng của người lao động trí óc và lao động

chân tay, của người quản lý lao động, nhằm đạt năng suất, chất lượng và tiến bộ

xã hội trong lao động, sản xuất, dịch vụ, hiệu quảtrong sửdụng và quản lý lao

động, góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì sựnghiệp dân giàu,

nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Do vịtrí đặc biệt quan trọng nhưthếcủa pháp luật lao động nên ngành

Luật lao động được đặc biệt chú trọng ởhầu hết các nước trên thếgiới. Trong

chương trình đào tạo Cửnhân Luật học ởtất cảcác trường đại học đều có môn

học Luật Lao động.

Giáo trình Luật Lao động cơbản được biên soạn nhằm mục đích phục vụ

việc học tập, giảng dạy, và nghiên cứu cho sinh viên, giảng viên, và cán bộlàm

công tác liên quan đến lĩnh vực lao động.

Trong quá trình biên soạn chắc không tránh khỏi những hạn chếnhất định,

rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của bạn đọc.

Tác giả

pdf210 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1615 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Luật Lao động cơbản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 hình và lắng nghe ý 
kiến của hai bên tập thể người lao động và người sử dụng lao động. trong 
trường hợp cá biệt, nếu xảy ra tranh chấp lao động tập thể thì vẫn theo các thủ 
tục hòa giải và trọng tài. Trong trường hợp một trong hai bên không đồng ý với 
quyết định của hội đồng trọng tài lao động thì vụ việc sẽ do tòa án nhân dân giải 
quyết. 
Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp không thuộc diện cấm đình công thì 
trong trường hợp xét thấy đình công có nguy cơ nghiêm trọng cho nền kinh tế 
quốc dân hoặc ảnh hưởng đến an ninh công cộng, Thủ tướng Chính phủ có 
quyền quyết định hoãn hoặc ngừng cuộc đình công. 
Theo quy định hiện hành pháp luật nước ta, việc đình công phải tuân theo 
các bước sau đây: 
- Đề nghị việc đình công: việc đình công được đề nghị bởi thập thể người lao 
động hoặc theo quyết định của ban chấp hành công doàn cơ sở. 
Nếu việc đình công do tập thể người lao động đề nghị chỉ đặt ra vấn đề đình 
công khi có 1/3 số người lao động trong tập thể người lao động (nếu việc đình 
công được tiến hành trong doanh nghiệp) hoặc quá nửa số lao động trong một 
bộ phận cơ cấu doanh nghiệp (nếu đình công được tiến hành trong bộ phận đó). 
Khi có đề nghị đình công thì ban chấp hành công đoàn cơ sở phải tiến hành lấy 
ý kiến của tập thể người lao động bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký để 
xác định số lượng người tiến hành đình công. 
Nếu việc đình công do ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định thì cũng 
phải lấy ý kiến của người lao động theo số lượng và cách thức như trên. 
Việc quy định phải có quá nửa số người trong tập thể người lao động đồng ý 
mới được đình công vừa đảm bảo chặt chẽ về mặt pháp luật vừa đảm bảo cho 
cuộc đình công của tập thể lao động do ban chấp hành công đoàn quyết định tạo 
được uy thế. 
- Thông báo việc đình công: khi đã xác định được số lượng người tham gia 
đình công, Ban chấp hành công đoàn cơ sở phải cử đại diện (nhiều nhất là 3 
Giáo trình Luật Lao động cơ bản 
 207
người) để trao bản yêu cầu cho người sử dụng lao động; đồng thời phải gởi một 
bản thông báo cho cơ quan lao động cấp tỉnh, một bản thông báo cho Liên đoàn 
lao động cấp tỉnh. Trong bản yêu cầu gởi người sử dụng lao động và trong 
thông báo gởi cho cơ quan lao động và liên đoàn lao động cấp tỉnh phải ghi rõ 
những bất đồng, nội dung yêu cầu cần giải quyết, kết quả bỏ phiếu hoặc lấy chữ 
ký tán thành đình công và thời điểm bắt đầu đình công. Các bản thông báo và 
yêu cầu phải gởi trước thời điểm bắt đầu đình công ít nhất là ba ngày để các nơi 
nhận kịp thời tỏ thái độ. 
Cần lưu ý rằng trước, trong và sau khi kết thúc đình công, người lao động 
không được có hành vi như cản trở hoặc ép buộc người khác đình công, dùng 
bạo lực làm tổn hại máy móc thiết bị tài sản của doanh nghiệp; và người sử 
dụng lao động cũng không được sa thải hoặc điều động người lao động đi làm 
việc ở nơi khác vì lý do đình công; trù dập, trả thù người tham gia đình công 
hoặc người lãnh đạo đình công. 
Ở một khía cạnh nào đó, có thể thấy các quy định này không đảm bảo bí mật 
cho các cuộc đình công. Tuy nhiên, có thể nói đình công xảy ra là không có lợi 
cho cả hai phía: người lao động và người sử dụng lao động. Do đó, pháp luật lao 
động nước ta đã có những quy định khá gắt gao nhằm có thể hạn chế thấp nhất 
các cuộc đình công xảy ra. Các quy định này cũng chứng tỏ đình công thực sự 
là biện cuối cùng của tập thể người lao động khi việc giải quyết các tranh chấp 
lao động bằng biện pháp hòa giải và trọng tài bất thành. 
3. Thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết các cuộc đình công 
Việc giải quyết các cuộc đình công thuộc thẩm quyền của Tòa lao động 
thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp có tập thể 
lao động đình công. Trường hợp ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc người lao 
động không đồng ý với quyết định của tòa án nhân dân cấp tỉnh thì có quyền 
khiếu nại lên Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao. Trong quá trình giải quyết 
vụ đình công thì toà án có quyền quyết định tính hợp pháp hay bất hợp pháp của 
cuộc đình công. 
a. Những căn cứ để tòa án công nhận cuộc đình công là hợp pháp 
- Cuộc đình công phải do tập thể người lao động trong doanh nghiệp 
tiến hành và diễn ra trong phạm vi một doanh nghiệp. 
- Cuộc đình công phải phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể, trong 
quan hệ lao động. 
- Tranh chấp lao động tập thể này phải đã được giải quyết qua các bước 
hòa giải và trọng tài và phải đủ quá nửa số lượng người lao động tán 
Giáo trình Luật Lao động cơ bản 
 208
thành bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký và đảm bảo các thủ tục 
khác theo quy định của pháp luật (gởi bản yêu cầu cho người sử dụng 
lao động và bản thông báo cho Cơ quan lao động cấp tỉnh và Liên 
đoàn lao động cấp tỉnh với nội dung và trong thời hạn luật định). 
- Không thuộc các doanh nghiệp cấm đình công theo quy định của 
Chính phủ hoặc thuộc phạm vi của Thủ tướng Chính phủ quyết định 
hoãn hoặc ngừng đình công. 
b. Các căn cứ xác định cuộc đình công là bất hợp pháp 
- Cuộc đình công phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể và vượt ra 
ngoài phạm vi quan hệ lao đôûng. 
- Cuộc đình công vượt ra ngoài phạm vi doanh nghiệp hoặc thuộc 
doanh nghiệp cấm đình công. 
- Cuộc đình công xảy ra khi các cơ quan tổ chức có thẩm quyền đang 
tiến hành hòa giải và xem xét theo thủ tục trọng tài; không theo đúng 
những thủ tục đã được quy định của pháp luật. 
- Cuộc đình công vẫn tiếp diễn khi đã có lệnh tạm hoãn hoặc ngừng 
đình công theo quyết định của thủ tướng chính phủ. 
Tóm lại, việc đình công về bản chất pháp lý không phải là chấm dứt quan hệ 
lao động mà chỉ là tạm dừng quan hệ lao động, do đó việc giải quyết các hậu 
quả của cuộc đình công là hết sức phức tạp. Đình công dù là hợp pháp thì về 
mặt kinh tế xã hội đều không có lợi cho cả người lao động và người sử dụng lao 
động cũng như lợi ích của nhà nước và toàn xã hội, vì vậy đình công chỉ có thể 
là biện pháp bất đắc dĩ khi không còn biện pháp nào khác. 
Giáo trình Luật Lao động cơ bản 
 209
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ luật Lao động 1994 (được sửa đổi, bổ sung năm 2002); 
2. Nghị định số 02/2001/NĐ-CP ngày 09/01/2001 của Chính phủ quy định 
chi tiết thi hành Bộ luật lao động và Luật Giáo dục về dạy nghề; 
3. Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 quy định chi tiết và 
hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ Luật lao động về hợp đồng lao 
động; 
4. Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ Lao động 
– Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 
số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ về hợp đồng lao 
động; 
5. Nghị định số 196/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết 
và hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ luật lao động về thoả ước 
lao động tập thể; 
6. Nghị định số 93/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ sửa đổi, 
bổ sung một số Điều của Nghị định số 196/CP ngày 31/12/1994; 
7. Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ Quy 
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ luật lao động về 
tiền lương; 
8. Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ Quy định chi tiết 
và hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm 
việc, thời giờ nghỉ ngơi; 
9. Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ sửa đổi, 
bổ sung một số Điều của Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994; 
10. Nghị định số 41/CP ngày 06/7/1995 của Chính phủ Quy định chi tiết và 
hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ luật lao động về kỷ luật lao 
động và trách nhiệm vật chất; 
11. Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02/4/2003 của Chính phủ sửa đổi, 
bổ sung một số Điều của Nghị định số 41/CP ngày 06/7/1995; 
12. Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ quy định chi tiết 
một số Điều của Bộ luật lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động; 
13. Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ sửa đổi, 
bổ sung một số Điều của Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995; 
14. Thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBXH ngày 18/4/2003 của Bộ Lao động 
– Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường 
và trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 
15. Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ Ban hành Điều lệ 
Bảo hiểm xã hội; 
Giáo trình Luật Lao động cơ bản 
 210
16. Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ về việc 
sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm 
theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ; 
17. Thông tư số 06/LĐTBXH ngày 04/4/1995 của Bộ Lao động – Thương 
binh và Xã hội hướng dẫn thi hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành 
kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ; 
18. Thông tư số 07/2003/TT-BLĐTBXH ngày 12/3/2003 hướng dẫn thi 
hành một số điều của Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 
của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Bảo 
hiểm xã hội; 
19. Nghị định số 23/CP ngày 18/4/1996 của Chính phủ quy định chi tiết và 
hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ luật lao động về những quy 
định riêng đối với lao động nữ; 
20. Nghị định số 81/CP ngày 23/11/1995 của Chính phủ quy định chi tiết 
và hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ luật lao động về lao động là 
người tàn tật; 
21. Nghị định số 81/2003/NĐ-CP ngày 17/7/2003 của Chính phủ quy định 
chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động về người lao động Việt 
Nam làm việc ở nước ngoài; 
22. Luật công đoàn (1990); 
23. Điều lệ Công đoàn Việt Nam năm 2003; 
24. Nghị định số 67/2002/NĐ-CP ngày 09/7/2002 của Chính phủ về việc 
sửa đổi, bổ sung Danh mục các doanh nghiệp không được đình công 
ban hành kèm theo Nghị định số 51/CP ngày 29/8/1996 của Chính phủ; 
25. Công văn số 269/LĐTBXH-THPC ngày 27 tháng 01 năm 2003 của Bộ 
Lao động-Thương binh & XH về việc thông báo các văn bản pháp luật 
lao động; 
26. Nghị định của Chính phủ số 113/2004/NĐ-CP ngày 16 
tháng 4 năm 2004 quy định xử phạ t hành chính về hành 
vi vi phạm pháp luậ t lao động. 

File đính kèm:

  • pdfGiao-trinh-luat-lao-dong.pdf
Bài giảng liên quan