Giáo trình mô đun: Gieo trồng lúa

Gieo trồng lúa bao gồm các công việc quan trọng của nghề trồng lúa năng

suất cao từ làm đất, ngâm ủ lúa giống cho đến sạ lúa hoặc cấy lúa. Nếu gieo

trồng không đúng kỹ thuật thì cây lúa sinh trưởng, phát triển kém, cho năng suất

không cao, hiệu quả kinh tế kém. Bởi vậy, khâu Gieo trồng lúa là rất cần thiết

đối với người trồng lúa nói chung và đặc biệt là đối người học nghề trồng lúa

năng suất cao nói riêng. Để đáp ứng nhu cầu học tập của người trồng lúa, chúng

tôi biên soạn giáo trình mô đun Gieo trồng lúa. Nội dung cuốn giáo trình mô

đun này hướng dẫn về Làm đất để gieo trồng lúa; Ngâm, ủ lúa giống, gieo mạ,

sạ lúa và cấy lúa. Toàn bộ mô đun được phân bố giảng dạy trong thời gian 139

giờ và gồm có 06 bài như sau:

pdf101 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1118 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình mô đun: Gieo trồng lúa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
trong nhóm. 
- Kết quả cần đạt được: Các nhóm học viên thực hiện đúng hướng dẫn của 
giáo viên và điều chỉnh đúng mật độ của 80kg lúa giống/ha. 
 94
Bài tập 5: 
- Nguồn lực: Dụng cụ sạ hàng; Lúa giống ngâm ủ đã nảy mầm dài 1-2mm. 
Dụng cụ cho lúa vào trống sạ. 
- Cách thức: Chia các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 5 học viên, nhận một dụng 
cụ sạ hàng, 8 kg lúa giống đã ngâm ủ nảy mầm dài 1-2mm và dụng cụ để xúc 
lúa giống đổ vào trống 
- Thời gian hoàn thành: 60 phút/1 nhóm học viên. 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên cách kéo dụng 
cụ sạ hàng trên ruộng. Giáo viên quan sát học viên thực hiện. Cuối buổi thực 
hành, giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi điểm cho học viên trong nhóm. 
- Kết quả cần đạt được: Các nhóm học viên thực hiện đúng hướng dẫn của 
giáo viên và kéo máy sạ hàng đúng mật độ của 80kg lúa giống/ha, hàng thẳng 
song song nhau, không bị chồng mí. 
Bài 6 Cấy lúa 
Bài tập 1: 
- Nguồn lực: Bảng câu hỏi. 
- Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. 
- Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn 
vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng. 
- Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án. 
Đáp án đúng a 
Bài tập 2: 
- Nguồn lực: Bảng câu hỏi. 
- Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. 
- Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn 
vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng. 
- Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án. 
Đáp án đúng c 
 95
Bài tập 3: 
- Nguồn lực: Bảng câu hỏi. 
- Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. 
- Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn 
vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng. 
- Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án. 
Đáp án đúng b 
Bài tập 4: 
- Nguồn lực: Ruộng cấy lúa; Mạ có sẵn ở ruộng cấy; Giấy; Bút; Máy tính 
cầm tay. 
- Cách thức: Chia các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 5 học viên, nhận 200m2 
ruộng đã có sẵn mạ để cấy, một máy tính cầm tay, 2 tờ giáy A4 và 02 bút. 
- Thời gian hoàn thành: 180 phút/1 nhóm học viên. 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên cách cấy, và 
tính số người cần cấy hết 01 ha ruộng trong một ngày. Giáo viên quan sát học 
viên thực hiện. Cuối buổi thực hành, giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi điểm 
cho học viên trong nhóm. 
- Kết quả cần đạt được: Các nhóm học viên cấy xong 200 m2 ruộng, cây lúa 
đứng thẳng và đảm bảo mật độ 33 khóm/m2. Tính đúng số người cần cấy cho 1 
ha ruộng trong một ngày. 
Đáp số: 10 người 
Bài tập 5: 
- Nguồn lực: Giấy, bút, máy tính cầm tay (bỏ túi). 
- Cách thức: Chia các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 5 học viên, nhận một bộ 
gồm 5 tờ giấy A4, 5 bút, 1 máy tính cầm tay (bỏ túi). 
- Thời gian hoàn thành: 10 phút/1 nhóm học viên. 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên tính diện tích 
mạ gieo ở ruộng để cấy cho 1 ha ruộng. Giáo viên quan sát học viên thực hiện. 
Cuối buổi thực hành, giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi điểm cho học viên 
trong nhóm. 
- Kết quả cần đạt được: Các nhóm học viên thực hiện đúng hướng dẫn của 
giáo viên và tính đúng diện tích mạ cần có để cấy được 1 ha ruộng. 
 96
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
Bài 01. Tính lượng lúa giống để ngâm ủ 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Xác định phương thức gieo trồng 
để tính lượng lúa giống 
- Đặt câu hỏi về các phương thức 
gieo trồng lúa 
- Chỉ định một học viên tính 
lượng lúa giống, sau đó kiểm tra kết quả 
của 5 học viên ngẫu nhiên trong lớp. 
Xác định đặc điểm giống lúa để 
tính lượng lúa giống 
Kiểm tra vấn đáp 
Kiểm tra tỉ lệ nảy mầm của hạt 
giống 
Quan sát học viên đếm hạt nảy 
mầm, không nảy mầm, tính tỉ lệ nảy 
mầm và đối chiếu kết quả với mẫu đối 
chứng 
Bài 02: Ngâm ủ lúa giống 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tìm hiểu điều kiện để hạt lúa 
giống nảy mầm 
Kiểm tra vấn đáp ngẫu nhiên học 
viên trong lớp về điều kiện để hạt lúa 
giống nảy mầm 
Chuẩn bị ngâm lúa giống 
Theo dõi học viên thực hiện, 
đánh giá các bước thực hiện đủ, đúng 
của quá trình chuẩn bị lúa giống. Giáo 
viên quan sát học viên thực hiện. Cuối 
buổi thực hành, giáo viên nhận xét, 
đánh giá và ghi điểm cho học viên 
trong nhóm. 
Ngâm lúa giống Quan sát học viên thực hiện, 
đánh giá các bước thực hiện đủ, đúng 
của quá trình ngâm lúa giống 
Vớt lúa giống Quan sát học viên thực hiện, 
đánh giá các bước thực hiện đủ, đúng 
của quá trình vớt lúa giống 
Ủ lúa giống Quan sát học viên thực hiện, 
đánh giá các bước thực hiện đủ, đúng 
của quá trình ủ lúa giống và đảm bảo 
nhiệt độ đống ủ từ 30-35oC 
Điều chỉnh mầm của hạt lúa giống Đối chiếu mầm lúa giống với 
đáp án về điều chỉnh độ dài của mầm 
lúa để sạ lan, sạ hàng, gieo mạ. 
 97
Bài 03: Gieo mạ 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Gieo mạ ở ruộng ướt Quan sát học viên làm đất, lên 
luống phẳng, không đọng nước và gieo 
đều mạ trên mặt luống mạ 
Gieo mạ khô (mạ sân, mạ xúc) Quan sát học viên trộn vật liệu để 
gieo mạ, trải nilon, trải vật liệu, gieo 
mạ và đậy lưới cho mạ sau gieo 
Chăm sóc mạ Quan sát học viên che phủ nilon 
khi nhiệt độ dưới 15oC. Tưới nước cho 
mạ gieo trên sân và điều chỉnh nước 
cho mạ gieo dưới ruộng. Bón phân và 
phòng trừ sâu bệnh cho mạ. 
Bài 4: Làm đất để sạ, cấy lúa 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Vệ sinh đồng ruộng Quan sát học viên chuẩn bị dụng 
cụ, thực hiện các bước vệ sinh đồng 
ruộng và vệ sinh đồng ruộng sạch hết 
cỏ dại, tàn dư thực vật, mầm mống 
dịch hại trên diện tích ruộng trồng lúa 
mà nhóm học viên hay học viên đảm 
nhận. 
Giáo viên quan sát học viên thực 
hiện. Cuối buổi thực hành, giáo viên 
nhận xét, đánh giá và ghi điểm cho học 
viên trong nhóm. 
Làm đất để sạ hay cấy lúa Quan sát các bước thực hiện làm 
đất để trồng lúa của học viên từ bắt đầu 
cho đến khi đất nhuyễn nhừ, bằng 
phẳng để sạ hay cấy được. 
Giáo viên quan sát học viên thực 
hiện. Cuối buổi thực hành, giáo viên 
nhận xét, đánh giá và ghi điểm cho học 
viên trong nhóm. 
 98
Bài 5. Sạ lúa 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tìm hiểu thế nào là sạ lan, sạ 
hàng (sạ lúa theo hàng) 
Kiểm tra vấn đáp học viên phân 
biệt được sạ lan, sạ hàng. So sánh được 
ưu và nhược của hai kiểu sạ. 
Sạ lan Quan sát học viên thực hiện 
đúng các thao tác như mang theo lúa 
giống khi sạ, lấy lúa để sạ, sạ lúa (vung 
lúa đều trên mặt ruộng) và đảm bảo lúa 
giống được sạ đều trên mặt ruộng, các 
lối sạ không bị chồng mí. 
Sạ hàng Quan sát học viên thực hiện 
đúng các thao tác như kiểm tra được 
mật độ trước khi sạ, cho lúa vào trống 
sạ, kéo dụng cụ sạ hàng song song 
nhau, thẳng hàng, lúa ra đều trên các 
hàng. 
Bài 6 Cấy lúa 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tìm hiểu cấy lúa là gì 
Kiểm tra học viên trình bày được 
cấy lúa là gi và mô tả được việc cấy 
cây lúa xuống ruộng 
Xác định mật độ cấy 
Kiểm tra học viên tính được 
khoảng cách hàng cách hàng và cây 
cách cây để tính đúng mật độ 20, 25, 
33 , 47 cây/m2. 
Cấy lúa bằng mạ dược 
Quan sát học viên từ thao tác 
cầm mạ, ra mạ, cấy úp tay, cấy ngửa 
tay, cấy nông tay, cấy theo dây, cấy tự 
do để đánh giá ghi điểm cho học viên. 
Cấy mạ gieo trên sân 
Quan sát học viên từ thao tác 
mầm mạ, lấy mạ cấy, cấy nông tay, cấy 
theo dây, cấy theo ô chia sẵn, cấy tự do 
để đánh giá ghi điểm cho học viên. 
 99
VI. Tài liệu học tập, tham khảo và địa chỉ trang web có liên quan 
1. Kỹ thuật gieo trồng lúa trên mạng Internet. 
2. Vũ Văn Hiển, Nguyễn Văn Hoan, Kỹ thuật trồng lúa –Tập 3, NXBGD, Hà 
Nội, 1999. 
3. Nguyễn Văn Hoan, 2007, Giáo trình kỹ thuật canh tác lúa, NXB Đại Học Sư 
Phạm 
4. Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2007, Bài giảng côn trùng nông nghiệp, 
phần sâu hại cây trồng chính ở ÐBSCL, Đại học Cần Thơ. 
5. Nguyễn Văn Luật, 2002, Cây lúa Việt Nam thế kỷ XX. NXB Nông nghiệp, 
Hà Nội 
6. Võ Tòng Xuân, 1998, Trồng lúa, NXB Nông nghiệp TP.HCM, 1998 
7. Võ Tòng Xuân (dịch) từ P.R. Jennings, W. R. Coffman và H.E. Kauffman, 
1979, Cải tiến giống lúa, Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tê. 
8. Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ, giáo trình sơ cấp nghề 
trồng lúa năng suất cao, năm 2011. 
 100
BAN CHỦ NHIỆM PHÂN TÍCH NGHỀ, PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC, XÂY 
DỰNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG CHO NGHỀ 
“TRỒNG LÚA NĂNG SUẤT CAO ” 
 (Kèm theo Quyết định số 2744/QĐ-BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010 
 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ nhiệm: Ông Lê Thái Dương- Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ 
điện và Nông nghiệp Nam Bộ 
2. Phó Chủ nhiệm: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức 
cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
3. Thư ký: Bà Kiều Thị Ngọc– Trưởng khoa, Trường Cao đẳng Cơ điện 
và Nông nghiệp Nam Bộ 
4. Ủy viên: 
- Bà Đoàn Thị Chăm – Giảng viên, Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông 
nghiệp Nam Bộ 
- Bà Đinh Thị Đào – Giảng viên, Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông 
nghiệp Nam Bộ 
- Ông Phạm Văn Ro – Nghiên cứu viên Viện Lúa Đồng Bằng sông Long 
- Bà Vũ Thị Thủy, Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư 
Quốc gia./. 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
NGHỀ “TRỒNG LÚA NĂNG SUẤT CAO” 
 (Theo Quyết định số 3495/QĐ- BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của 
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
Chủ tịch: Ông Đỗ Văn Chung – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ 
và Kinh tế Bảo Lộc 
Thư ký: Ông Nguyễn Ngọc Thụy- Trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ 
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
Các ủy viên: 
- Ông Ngô Hoàng Duyệt– Trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông nghiệp 
Nam Bộ 
- Ông Nguyễn văn Thịnh– Trưởng phòng Nông nghiệp- Chợ Gạo Tiền Giang 
- Bà Nguyễn Thị Duyên – Phó trưởng bộ môn, Trường Cao đẳng nghề 
Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc 
- Bà Nguyễn Thị Thoa – Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia 
 101

File đính kèm:

  • pdfGT modun 02.pdf
Bài giảng liên quan