Giáo trình nâng cao môn: bóng đá

• Luật 1. Sân thi đấu

• Luật II. Bóng

• Luật III. Số Lượng Cầu Thủ

• Luật IV. Trang phục cầu thủ

• Luật V. Trọng tài

• Luật VI. Trợ lý trọng tài

• Luật VII. Thời gian trận đấu

• Luật VIII. Bắt đầu và bắt đầu lại trận đấu.

• Luật IX. Bóng trong cuộc và bóng ngoài cuộc.

• Luật X. Bàn thắng hợp lệ.

• Luật XI. Việt vị.

• Luật XII. Lỗi và hành vi khiếm nhã.

• Luật XIII. Những quả phạt.

• Luật XIV. Quả phạt đền.

• Luật XIV. Ném biên

• Luật XVI. Quả phát bóng.

• Luật XVII. Quả phạt góc

 

 

ppt43 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 1315 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình nâng cao môn: bóng đá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ng và cầu thủ. a. Bóng: 	Được đặt ngay trên điểm phạt đền. b. Cầu thủ thực hiện quả phạt đền: 	Phải được thông báo rõ ràng. c. Thủ môn đội bị phạt: 	Đứng trên đường cầu môn trong khoảng giữa 2 cột dọc, mặt hướng về cầu thủ đá phạt, cho đến khi bóng được đá vào cuộc. Luật XIV. Quả phạt đền. d. Các cầu thủ khác: 	-Đứng trong sân. 	-Ngoài khu phạt đền. 	-Phía sau điểm phạt đền. 	-Cách xa điểm phạt đền tối thiểu 9m15. 2. Trọng tài. -Chỉ thổi còi cho phép thực hiện quả phạt đền khi tất cả các cầu thủ đã đứng đúng vị trí theo yêu cầu của luật. -Chỉ ra quyết định khi đã thực hiện xong quả phạt đền. 3. Trình tự thực hiện quả phạt đền: -Cầu thủ thực hiện quả phạt đền phải đá bóng về phía trước. -Không được tiếp tục chạm bóng lần thứ 2 khi chưa có cầu thủ nào chạm bóng. -Bóng vào cuộc khi bóng được đá đi và di chuyển về phía trước. Khi quả phạt đền thực hiện trong 2 hiệp của trận đấu, trong suốt thời gian bù thêm để thực hiện xong quả phạt đền hoặc khi thực hiện lại quả phạt đền, bàn thắng được công nhận nếu trước khi vượt qua đường cầu môn giữa 2 cột dọc và dưới xà ngang: Bóng chạm các cột dọc hoặc xà ngang hoặc người thủ môn. 4. Những vi phạm và xử phạt. Khi trọng tài có hiệu còi để thực hiện quả phạt đền và trước khi đá bóng vào cuộc nếu cầu thủ xâm phạm vào khu đá phạt hoặc thủ môn di chuyển ra khỏi khung thành đều được coi là vi phạm luật. Việc xử phạt được áp dụng như sau: a. Trường hợp cầu thủ thực hiện qủa phạt đền vi phạm luật: -Trọng tài vẫn để thực hiện. -Nếu bóng vào cầu môn, cho thực hiện lại quả phạt. -Nếu bóng không vào cầu môn, không cho thực hiện lại quả phạt. b. Trường hợp thủ môn vi phạm: -Trọng tài vẫn để thực hiện. -Bóng vào cầu môn, công nhận bàn thắng. -Bóng không vào cầu môn, cho thực hiện lại quả phạt. c. Trường hợp đồng đội của cầu thủ đá phạt chạy vào khu phạt đền hoặc đến gần điểm phạt đền hơn quy định: 	-Trọng tài vẫn để thực hiện. 	-Nếu bóng vào cầu môn, cho thực hiện lại quả phạt. 	-Nếu bóng không vào cầu môn, không cho thực hiện lại quả phạt. -Nếu bóng bật lại sân từ thủ môn, cột dọc, xà ngang rồi cầu thủ này chạm bóng, trọng tài dừng trận đấu, phạt cầu thủ đó quả phạt gián tiếp, cho đội đối phương được hưởng. d. Trường hợp đồng đội của thủ môn chạy vào khu phạt đền hoặc tiến đến điểm phạt đền gần hơn quy định. 	-Trọng tài vẫn để thực hiện. 	-Nếu bóng vào cầu môn, công nhận bàn thắng. 	-Nếu bóng không vào cầu môn, cho thực hiện lại quả phạt. e. Trường hợp cả 2 đội cùng vi phạm luật: 	-Thực hiện lại quả phạt. f. Nếu sau khi quả phạt đền được thực hiện: 	+Cầu thủ thực hiện quả phạt chạm lại bóng lần thứ 2 (không phải bằng tay) trước khi có cầu thủ khác chạm bóng: 	Trọng tài cho đội đối phương hưởng quả phạt gián tiếp tại nơi xảy ra phạm lỗi. 	+Cầu thủ thực hiện lại cố tình dùng tay chơi bóng trước khi có cầu thủ khác chạm bóng. 	Trọng tài cho đội đối phương hưởng quả phạt trực tiếp tại nơi phạm lỗi. 	+Bóng đang di chuyển về phía trước bị “người lạ” chặn lại: 	Trọng tài cho thực hiện lại quả phạt. 	+Bóng bật lại sân từ thủ môn, cột dọc, xà ngang trở lại sân và chạm “người la”: 	Trọng tài cho dừng trận đấu. 	Cho trận đấu tiếp tục bằng quả “thả bóng chạm đất” tại nơi “người la”ï chạm bóng Luật XV. Ném biên 1. Được thực hiện quả ném biên khi -Quả bóng đã hoàn toàn vượt qua đường biên dọc dù ở trên không hay ở mặt sân. -Vị trí ném biên nằm ngay dưới đường biên dọc. -Đối phương của cầu thủ chạm bóng cuối cùng được quyền thực hiện quả ném biên. 2. Thực hiện quả ném biên. Khi thực hiện động tác ném biên cầu thủ phải: -Quay mặt vào trong sân. -Có thể dẫm một phần chân lên biên dọc hoặc đứng hẳn ra ngoài đường biên dọc. -Dùng lực đều cả 2 tay. -Ném bóng từ sau, liên tục, qua đầu. Cầu thủ ném biên không được chạm bóng lần nữa nếu bóng chưa chạm một cầu thủ khác. Bóng trong cuộc ngay sau khi vào sân. 3. Những vi phạm và xử phạt. a. Cầu thủ ném biên không phải là thủ môn: +Nếu sau khi bóng vào cuộc, cầu thủ ném biên lại chạm bóng lần thứ 2 (không phải bằng tay) trước khi bóng chạm một cầu thủ khác: -Cầu thủ đó bị phạt quả phạt gián tiếp tại nơi phạm lỗi. +Nếu cầu thủ sau khi ném bóng vào cuộc lại tiếp tục dùng tay chơi bóng trước khi bóng chạm một cầu thủ khác: -Phạt quả phạt trực tiếp tại nơi phạm lỗi. -Phạt đền nếu vị trí phạm lỗi nằm trong khu phạt đền của đội phạm lỗi. b. Cầu thủ ném biên là thủ môn: +Nếu thủ môn sau khi ném biên lại chạm bóng lần 2 (không phải bằng tay) trước khi bóng chạm cầu thủ khác: -Phạt quả phạt gián tiếp tại vị trí phạm lỗi. +Nếu thủ môn sau khi ném biên lại dùng tay chơi bóng lần nữa trước khi bóng chạm cầu thủ khác: -Vị trí phạm lỗi ngoài khu vực phạt đền sẽ phạt quả phạt trực tiếp cho đội đối phương được hưởng. -Vị trí phạm lỗi trong khu vực phạt đền sẽ phạt quả phạt gián tiếp cho đội đối phương được hưởng. c. Nếu đối phương có hành vi khiếm nhã hoặc ngăn cản cầu thủ ném biên: +Cầu thủ đó sẽ bị nhận thẻ vàng. d. Đối với những vi phạm khác: Quyền ném biên được chuyển cho đội đối phương. Luật XVI. Quả phát bóng Quả phát bóng trực tiếp vào cầu môn đối phương bàn thắng được công nhận. 1. Quả phát bóng được thực hiện khi. Bóng đã vượt qua đường biên cuối sân dù ở dưới đất hay ở trên không, do người chạm bóng cuối cùng là đội tấn công. 2. Quá trình thực hiện. -Bóng được đặt tại bất kỳ vị trí nào trong khu cầu môn. -Cầu thủ đội đối phương phải đứng ngoài khu phạt đền đến khi bóng vào cuộc. -Cầu thủ đá phát bóng không được chạm bóng lần 2 khi bóng chưa chạm cầu thủ khác. -Bóng vào cuộc ngay sau khi được đá trực tiếp ra ngoài khu phạt đền. 3. Những vi phạm và xử phạt. a.Nếu bóng không được trực tiếp đá ra khỏi khu phạt đền. 	-Đá lại quả phạt. b. Qủa phát bóng do cầu thủ (không phải là thủ môn) 	-Nếu sau khi đá bóng vào cuộc, cầu thủ đó lại chạm bóng lần 2 (không phải bằng tay) trước khi bóng chạm một cầu thủ khác: 	+Đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp tại nơi phạm lỗi. 	-Nếu sau khi đá bóng vào cuộc, cầu thủ đó lại cố tình dùng tay chơi bóng lần 2 trước khi bóng chạm một cầu thủ khác: 	+Đội đối phương được hưởng quả phạt trực tiếp tại nơi phạm lỗi. 	+Khi vị trí phạm lỗi xảy ra trong khu vực phạt đền của đội phạm lỗi, đội đối phương hưởng quả phạt đền. c. Quả phát bóng do thủ môn thực hiện. 	Nếu sau khi đá bóng vào cuộc, thủ môn đó lại chạm bóng lần 2 (không phải bằng tay) trước khi bóng chạm một cầu thủ khác: 	+Đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp tại nơi phạm lỗi. 	-Nếu sau khi đá bóng vào cuộc, thủ môn đó lại cố tình dùng tay chơi bóng lần 2 trước khi bóng chạm một cầu thủ khác: 	+Đội đối phương được hưởng quả phạt trực tiếp tại nơi phạm lỗi (khi ở ngoài khu phạt đền). 	+Khi vị trí phạm lỗi xảy ra trong khu vực phạt đền của đội phạm lỗi, đội đối phương hưởng quả phạt gián tiếp. d. Đối với bất kỳ vi phạm nào khác của luật. -Quả phát bóng được thực hiện lại. Luật XVII. Quả phạt góc. Quả phạt góc trực tiếp vào cầu môn đối phương bàn thắng được công nhận. 1.Quả phạt góc được thực hiện khi. -Quả bóng đã hoàn toàn vượt qua đường biên ngang dù ở trên không hay ở mặt sân, do người chạm cuối cùng là cầu thủ phòng ngự. 2. Quá trình thực hiện. -Bóng đặt trong cung đá phạt. -Không được di chuyển cột cờ góc. -Cầu thủ đối phương phải đứng xa bóng tối thiểu 9m15 đến khi bóng vào cuộc. -Người đá phạt góc là cầu thủ của đội tấn công. -Bóng vào cuộc ngay sau khi được đá và di chuyển. -Cầu thủ đá phạt góc không được chạm bóng lần 2 khi bóng chưa chạm cầu thủ khác. 3. Những vi phạm va xử phạt. a. Qủa phạt góc do cầu thủ (không phải là thủ môn) 	-Nếu sau khi đá bóng vào cuộc, cầu thủ đó lại chạm bóng lần 2 (không phải bằng tay) trước khi bóng chạm một cầu thủ khác: 	+Đội phòng ngự được hưởng quả phạt gián tiếp tại nơi phạm lỗi. 	-Nếu sau khi đá bóng vào cuộc, cầu thủ đó lại cố tình dùng tay chơi bóng lần 2 trước khi bóng chạm một cầu thủ khác: 	+Đội phòng thủ được hưởng quả phạt trực tiếp tại nơi phạm lỗi. 	+Đội phòng thủ được hưởng quả phạt đền nếu vị trí phạm lỗi trong khu phạt đền của cầu thủ đó. b. Cầu thủ đá phạt góc là thủ môn 	Nếu sau khi đá bóng vào cuộc, thủ môn đó lại chạm bóng lần 2 (không phải bằng tay) trước khi bóng chạm một cầu thủ khác: 	+Đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp tại nơi phạm lỗi. 	-Nếu sau khi đá bóng vào cuộc, thủ môn đó lại cố tình dùng tay chơi bóng lần 2 trước khi bóng chạm một cầu thủ khác: 	+Đội đối phương được hưởng quả phạt trực tiếp tại nơi phạm lỗi (khi ở ngoài khu phạt đền). 	+Khi vị trí phạm lỗi xảy ra trong khu vực phạt đền của đội phạm lỗi, đội đối phương hưởng quả phạt gián tiếp. d. Đối với bất kỳ vi phạm nào khác của luật. -Quả phạt góc được thực hiện lại. 

File đính kèm:

  • pptGIAO TRINHB D.ppt
Bài giảng liên quan