Giáo trình Nghề điện dân dụng
I. ÍCH LỢI VÀ TÍNH ƯU VIỆT CỦA ĐIỆN NĂNG:
- Hiện nay, đất nước ta hầu hết các hoạt động của xã hội đều gắn liền với việc sử dụng điện năng, từ thành phố đến nông thôn. Điện năng ngày càng được sử dụng trong sản xuất và đời sống. Điện năng có những đặc tính ưu việt mà không có năng lượng nào khác có được.
Ví dụ: Ta có thể biến đổi các dạng năng lượng khác như năng lượng của gió, nước, nhiệt, cơ, quang, nguyên tử để biến thành điện năng.
- Đồng thời điện năng cũng để truyền tải đi xa và dễ dàng biến thành các dạng năng lượng khác như: nhiệt, cơ, quang, hóa để phục vụ tiện nghi đời sống, có tính kinh tế cao.
ính dây quấn đoạn bc: Sdbc = Ic / J = 6,1 / (2 x 1,5) = 2 mm2 dbc = 1,13 x = 1,6 mm * Tính tiết diện lõi thép: Tính tiết diện thực của lõi thép: - Sth = 1,2 x = 1,2 x = 28 cm2 - a = =4,3 cm - b = 1,5 x 3,7 = 6,5 cm - c = 4,3 / 2 = 1,9 cm - h = 6,5 cm * Tính số vòng dây quấn: - Số vòng cho 1 vôn: W = = = 1,6 vòng/vôn - Số vòng đoạn ab: Wab = W x Uab = 1,6 x 110 = 176 vòng - Số vòng đoạn bc: Wbc = W x Ubc = 2,2 x 110 = 176 vòng * Kiểm tra hệ số lắp đầy: - Tính tiết diện tổng dây: Std = 1,6 x 176 + 2 x 176 = 633,6 mm2 - Tính tiết diện cửa sổ: Scs = 22 x 65 = 1430 mm2 - Hệ số lắp đầy: Klđ = Std / Scs = 633,6 / 1430 = 0,44 (thỏa điều kiện) V. MỘT SỐ HƯ HỎNG THÔNG THƯỜNG VÀ CÁCH SỬA CHỮA: 1. Máy bị chạm mát: a. Nguyên nhân: Có thể do các đường dây nối ra cọc bị tróc vỏ lớp cách điện, cọc nối đất lỏng chạm ra vỏ kim loại, hoặc có 1 vòng dây bị tróc vỏ lớp cách điện nối vào mạch từ, giấy cách điện bị ẩm. b. Cách sửa chữa: - Mở nắp máy, quan sát nếu phát hiện các đường dây điện chạm chữ không hiểu cách điện hoặc thay ống zen, sau đó kiểm tra lại bằng đèn thử hay đồng hồ mêgômmét. - Nếu lõi dây bị chạm mạch từ có thể dùng giấy phim chèn vào, không được phải tháo mạch từ ra, lót cách điện lại, sau dó lắp ráp kiểm tra bằng đèn thử hay mêgômmét. - Nếu giấy cách điện bị ẩm, thì dùng bóng đèn sợi đốt, máy sấy để làm khô cuộn dây, sau đó dùng mêgômmét để kiểm tra lại, nếu đạt 2,5 MW trở lên thì còn sử dụng được. 2. Máy đang làm việc bị nổ cầu chì: a. Nguyên nhân: Có thể do quá tải, do chập mạch đường dây phụ tải, chập vòng cuộn dây, do gắn dây cầu chì nhỏ. b. Cách sửa chữa: Thay dây cầu chì giảm bớt tải, nếu cầu chì vẫn bị đứt thì dùng đèn thử kiểm tra phụ tải xem có bị ngắn mạch không? Phụ tải bình thường có thể do chập dòng trong cuộn dây máy biến áp. Dùng đèn thử mắc nối tiếp MBA kiểm tra nếu đèn thử sáng nhiều thì cuộn dây bị chập vòng ta phải quấn lại. Có thể thay dây chảy lớn hơn nếu hoạt động tốt thì do gắn dây chảy nhỏ. 3. Máy làm việc bị rung, kèm sự phát nhiệt: a. Nguyên nhân: Do dòng điện tiêu thụ quá lớn hay do điện áp nguồn đột ngột. b. Cách sửa chữa: Giảm bớt tải lại, kiểm tra điện áp ra bằng volt mét nếu tăng nguồn thì điều chỉnh cho phù hợp. 4. Máy không làm việc: a. Nguyên nhân: Do nguồn bị mất điện, do cọc nối dây bị tiếp xúc xác, do đứt dây điện vào và ra. b. Cách sửa chữa: Dùng đèn thử kiểm tra điện nguồn, kiểm tra các cọc bắt dây nếu lỏng thì siết chặc sau đó thử lại. Nếu máy chưa làm việc thì kiểm tra đường dây vào và ra nếu đứt thì thay dây mới và thử lại. CHƯƠNG IV ĐỘNG CƠ ĐIỆN BÀI 1 ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU MỘT PHA I. KHÁI NIỆM: Động cơ điện là thiết bị điện dùng để biến đổi điện năng thành cơ năng, làm quay máy công tác (máy bơm, quạt điện, máy nén khí, máy tiện, máy khoan) II. PHÂN LOẠI: - Theo kết cấu của vỏ có kiểu hở, kiểu kín, kiểu bảo vệ - Theo kết cấu của rôto, có rôto dây quấn và rôto lồng sóc. - Theo số pha trên máy quấn stato chia ra làm: 1 pha, 2 pha, 3 pha. III. CẤU TẠO: 1. Phần tĩnh hay stato: - Vỏ máy làm bằng gang hay nhôm. - Lõi thép: là phần dẫn từ làm bằng các lá thép kỹ thuật điện mỏng ghép lại có bề dày từ 0,35 mm đến 0,5 mm). Mặt trong có xẽ rãnh để đặt dây quấn. - Cuộn dây gồm: cuộn làm việc và cuộn khởi động được quấn nhiều vòng, làm bằng đồng hay nhôm. 2. Phần quay hay rôto: - Lõi thép: là phần dẫn từ, làm bằng các lá thép kỹ thuật mỏng ghép lại, mặt ngoài có xẽ rãnh để đặt dây quấn. - Dây quấn rôto: chia làm 2 loại + Rôto dây quấn như cuộn dây stato. + Rôto lồng sóc: trong các rãnh rôto người ta đặt các thanh dẫn bằng đồng hay nhôm, hai đầu được nối tắt lại giống như lồng sóc. IV. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC: Động cơ một pha có 2 cuộn: làm việc và khởi động đặt lệch nhau 900 trong không gian. Cuộn khởi động thường mắc nối tiếp với 1 tụ điện, khi cho dòng điện vào sẽ tạo ra từ trường quay. (Có tốc độ đồng bộ n1 = , f là tần số của nguồn điện và p là số đôi cực). Từ trường quay quét qua các thanh dẫn dây quấn rôto, sinh ra sức điện động cảm ứng do dây quấn rôto kín mạch, sinh ra dòng điện tác dụng trở lại với từ trưòng quay sinh ra mômen làm quay rôto. V. PHẠM VI ỨNG DỤNG: Dùng để làm máy bơm, máy khoan, máy tiện kim loại BÀI 2 QUẠT BÀN I. CẤU TẠO: 1. Stato: là phần cố định, gồm các lá thép mỏng (0,35mm đến 0,5mm) ghép lại làm mạch từ, có các rãnh để đặt cuộn dây làm việc và khởi động (hai cuộn lệch nhau 900). 2. Rôto: là phần quay, thường là loại rôto lồng sóc, trên trục có gắn cánh quạt. Ngoài ra, còn có bộ điều chỉnh tốc độ, đèn, rơle thời gian II. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC: Cho nguồn điện vào quạt, cuộn làm việc và khởi động tạo từ trường quay. Từ trường này tác dụng lên rôto sinh ra dòng điện cảm ứng chạy trong rôto, dòng điện cảm ứng tác dụng lên từ trường quay tạo ra mômen làm quay rôto theo chiều từ trường quay. III. HƯ HỎNG VÀ CÁCH SỬA CHỮA: 1. Hư hỏng về cơ: - Bạc đạn, bạc than bị mòn, hỏng, cốt trục bị mòn làm quạt chạy gây tiếng ồn, quạt bị nóng nhiều. Tháo quạt ra kiểm tra, nếu hỏng phần nào thì thay phần đó. Nếu mòn ít thì rửa sạch bằng xăng, sau đó vô dầu mở. 2. Hư hỏng về điện: ã Quạt bị chạm mass: - Nguyên nhân: + Do dây quấn chạm vào mạch từ stato. + Do dây dẫn chạm vào phần kim loại của quạt. + Do cuộn dây quạt bị ẩm. - Cách sửa chữa: + Tháo quạt và quan sát, dùng đồng hồ đo điện trở hay đèn thử tìm chổ chạm và canh cách điện lại. + Tháo quạt và quan sát, dùng đồng hồ đo điện trở hay đèn thử tìm chổ chạm và băng cách điện lại. + Tháo quạt, dùng xăng và cọ rửa sạch cuộn dây sau đó lấy máy sấy khô cuộn dây, dùng mêgômmét kiểm tra lại. ã Quạt chạy yếu: - Nguyên nhân: + Do tụ điện bị yếu. + Do cuộn dây bị lão hóa. - Cách sửa chữa: + Tháo tụ điện khỏi quạt, dùng đồng hồ đo điện trở kiểm tra tụ điện. Vặn về thang đo Rx1K, đặt 2 que đo vào 2 đầu tụ điện, quan sát kim nếu: . Kim nhảy về 0, sau đó từ từ về vô cực thì tụ còn tốt. . Kim nhảy về 0, sau đó từ từ về vị trí lưng chừng thì tụ bị rỉ. . Kim báo R = 0 thì tụ bị chập. . Kim báo R = ∞ thì tụ bị hở cực. + Tháo quạt và quan sát, nếu thấy cuộn dây bị đổi màu thì tháo cuộn dây và quấn dây mới. BÀI 3 ĐỘNG CƠ BƠM NƯỚC I. CẤU TẠO: Giống như động cơ một pha, cuộn làm việc được quấn dây lớn ít vòng, cuộn khởi động quấn dây nhỏ nhiều vòng được mắc nối tiếp với tụ điện. II. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC: Giống như động cơ một pha, trên trục có gắn cánh quạt để làm mát động cơ khi làm việc và phía đầu có gắn cánh bơm rút và đẩy nước. III. HƯ HỎNG VÀ SỬA CHỮA: 1. Động cơ bị chạm mass: a. Nguyên nhân: - Do cuộn dây bị chạm vào lõi thép stato. - Do dây dẫn điện vào động cơ bị chạm vỏ kim loại. - Do nước tràn vào cuộn dây. b. Cách sửa chữa: - Tháo ĐC ra dùng đồng hồ hay đèn thử đo tìm chổ chạm canh cách điện lại. - Tháo hợp đấu dây động cơ, quan sát tìm chổ chạm, băng cách điện lại. - Tháo động cơ dùng xăng rửa sạch, sau đó đem sấy khô cuộn dây, dùng đồng hồ mêgômmét kiểm tra lại. 2. Động cơ không khởi động được: a. Nguyên nhân: - Do tụ bị hỏng. - Do cánh bơm bị kẹt. - Do cuộn khởi động và cuộn làm việc bị chạm với nhau. b. Cách sửa chữa: - Tháo tụ điện ra khỏi động cơ kiểm tra như tụ của quạt. - Tháo chụp che cánh quạt, dùng tay quay nhẹ cánh quạt, sau đó cho điện vào kiểm tra lại. - Tháo động cơ, mở đầu dây chung ra, dùng đồng hồ đo R đặt 1 que vào đầu cuộn khởi động, que kia vào đầu cuộn làm việc, nếu đồng hồ báo 1 giá trị điện trở thì 2 cuộn dây bị chạm. Dùng dao tre tách lớp cách điện giữa cuộn làm việc và khởi động, nếu thấy chổ chạm thì canh cách điện, sau đó kiểm tra lại. THỰC HÀNH I. QUẠT TRẦN: I. KHÁI NIỆM: Mạng điện sinh hoạt gồm có 2 phần: Đường dây mạch chính và đường dây mạch nhánh. 1. Mạch chính: Gồm các đường dây từ sau công tơ đến các phòng cần cung cấp điện. 2. Mạch nhánh: Gồm các đường dây rẽ từ đường dây mạch chính đến các đồ dùng điện như: đèn chiếu sáng, quạt, chuông điện Ngoài ra theo yêu cầu sử dụng còn có 1 số mạch điện đặc biệt để trang trí nội thất. Sơ đồ: KWh Mạch nhánh Mạch chính L CB N II. MỘT SỐ KÝ HIỆU QUI ƯỚC TRONG MẠNG ĐIỆN SINH HOẠT: + - Nguồn điện 1 chiều (pin, ắcquy). Nguồn điện 1 chiều (DC). Nguồn điện xoay chiều (AC) 1 pha. Nguồn điện xoay chiều (AC) 3 pha. Đầu nối nguồn Mối nối tạm Mối nối có định Hai đường dây không nối Hai đường dây nối với nhau Mối nối đất Mối nối vỏ máy Đường dây Đường dây có 2 dây Đường dây có 3 dây Đường dây có 4 dây 6 Đường dây có 6 dây 3+1N Đường dây có 4 dây, có 1 dây nguội. Đèn báo nguồn Đèn sợi đốt Hg Đèn cao áp thủy ngân S Stắcte Đèn huỳnh quang Tụ điện Chấn lưu
File đính kèm:
- sach day nghe dien THCS.doc