Giáo trình Nghiệp vụ quản lý trường phổ thông - Chương 1 - Xây dựng kế hoạch trong nhà trường phổ thông

Chương 1

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Học xong chương này, học viên nắm được khái niệm, bản chất, ý nghĩa, nhiệm

vụ của xây dựng kế hoạch; nguyên tắc, phương pháp xây dựng kế hoạch; hệ thống kế

hoạch trong trường phổ thông; nội dung, các bước và tiến độ xây dựng kế hoạch năm học.

Kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn, người học biết xây dựng kế hoạch năm học

phục vụ công tác quản lý và có ý thức cải tiến công tác xây dựng kế hoạch.

pdf22 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1015 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Nghiệp vụ quản lý trường phổ thông - Chương 1 - Xây dựng kế hoạch trong nhà trường phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
+ Làm đồ dùng dạy học.
+ Viết sáng kiến, kinh nghiệm.
+ Tổ chức sinh hoạt chuyên đề.
- Nhóm các biện pháp động viên, kích thích.
+ Động viên, khuyến khích về tinh thần.
+ Thưởng bằng tiền hoặc hiện vật.
+ Tổ chức thi đua “hai tốt”.
+ Tổ chức các hội thi.
- Nhóm các biện pháp tổ chức - hành chính.
+ Xây dựng nền nếp dạy, học và công tác (quy định chức năng nhiệm vụ; xây 
dựng quy chế làm việc, quy trình hoá, lượng hoá và định mức hoá các công việc ...).
+ Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá.
+ Xây dựng chế độ kiểm tra.
- Nhóm các biện pháp cải tiến quản lý.
+ Kế hoạch, kiểm tra nội bộ, thông tin.
+ Quản lý giáo viên, nhân viên.
+ Quản lý hành chính, tài chính, tài sản của trường.
+ Thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước đối với cán bộ, giáo viên, nhân 
viên, học sinh và thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
+ Công tác tham mưu. Xã hội hoá giáo dục.
+ Quản lý và tổ chức giáo dục học sinh
D. Chương trình công tác
Tháng Nội dung công tác Người chịu trách nhiệm
9
10
Chương 1- Xây dựng kế hoạch trong nhà trường phổ thông
19
Phương án 3:
Các căn cứ xây dựng kế hoạch và bối cảnh năm học.
A. Tình hình nhà trường đầu năm học
B. Nhiệm vụ và các chỉ tiêu của năm học
- Phương hướng phấn đấu chung: những chuyển biến, kết quả cần đạt, những 
danh hiệu thi đua cần phấn đấu.
- Các yêu cầu và chỉ tiêu cụ thể:
+ Chỉ tiêu phát triển số lượng.
+ Chỉ tiêu đảm bảo chất lượng: giáo dục đạo đức, dạy và học các bộ môn văn 
hoá, các mặt giáo dục khác.
C. Nội dung hoạt động và những biện pháp chính
- Hoạt động dạy học trên lớp và ngoài giờ lên lớp
- Xây dựng đội ngũ 
- Xây dựng môi trường giáo dục
- Xây dựng các điều kiện vật chất-kỹ thuật
- Công tác kiểm tra
- Cải tiến tổ chức quản lý 
- Các hoạt động khác 
D. Chương trình hoạt động trong năm học

1- Các căn cứ để xây dựng kế hoạch năm học?
2- So sánh ba phương án trình bày bản kế hoạch năm học?
3- Hãy chọn một số chỉ tiêu cơ bản sau đó tính toán cho năm học sắp tới trên cơ 
sở các phương pháp tính toán chỉ tiêu kế hoạch đã trình bày.
4. Tiến độ và các bước xây dựng kế hoạch
4.1. Tiến độ xây dựng và giao chỉ tiêu phát triển và chỉ tiêu điều kiện
Ngành giáo dục có đặc điểm là triển khai thực hiện kế hoạch hằng năm theo năm 
học (chậm hơn các ngành khác 9 tháng). Để vừa bảo đảm quyền tự chủ của cơ sở, của 
địa phương, vừa giúp nhà nước nắm được mức độ, quy mô phát triển của ngành, từ đó 
có cân cân đối cho ngành, tiến độ xây dựng và giao kế hoạch hằng năm như sau:
- Vòng 1: Dự báo những chỉ tiêu chính nhằm giúp cho các cấp quản lý của ngành 
và nhà nước biết được quy mô, mức độ phát triển của các ngành học, cấp học. Tiến độ 
vòng này phải bảo đảm tiến độ chung của nhà nước. Cụ thể là:
+ Tháng 4: Trên cơ sở số hướng dẫn của huyện, các trường dự kiến chỉ tiêu cho 
năm học sau (ví dụ tháng 4/2006 các trường dự báo các chỉ tiêu cho năm học 2007-
2008).
Chương 1- Xây dựng kế hoạch trong nhà trường phổ thông
20
+ Tháng 5: Phòng giáo dục huyện giúp Ủy ban nhân dân huyện tổng hợp các chỉ 
tiêu dự kiến của các trường trong huyện rồi gửi lên Sở giáo dục.
+ Tháng 6: Sở giáo dục giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp các chỉ tiêu dự kiến 
do các huyện và các trường trực thuộc gửi rồi báo cáo về Bộ.
+ Tháng 7: Bộ tổng hợp các chỉ tiêu dự kiến của các Sở và các trường trực thuộc 
gửi lên Chính phủ.
. . .
- Vòng 2: Tháng 1,2,3.
Trên cơ sở tình hình thực hiện kế hoạch năm học trước, rà lại các chỉ tiêu dự 
kiến, xem xét lại khả năng cân đối các điều kiện của kế hoạch, duyệt và ra quyết định 
giao chỉ tiêu kế hoạch năm và hướng dẫn dự kiến kế hoạch năm sau. Cụ thể là: 
+ Tháng 1: Bộ tổ chức hội nghị kế hoạch. Bộ giao chỉ tiêu kế hoạch năm và số 
hướng dẫn của kế hoạch năm sau cho Sở và các trường trực thuộc. Năm nào trùng với 
đầu kì kế hoạch 5 năm thì ngoài kế hoạch năm còn giao thêm các số của kế hoạch 5 
năm.
+ Tháng 2: Sở tổ chức hội nghị kế hoạch. Sở giao chỉ tiêu kế hoạch năm và số 
hướng dẫn của kế hoạch năm sau cho huyện và các trường trực thuộc. 
+ Tháng 3: Huyện tổ chức hội nghị kế hoạch. Huyện giao chỉ tiêu kế hoạch năm 
và số hướng dẫn của kế hoạch năm sau cho các xã và các trường. 
4.2. Các bước xây dựng kế hoạch năm học
- Chuẩn bị: xác định thủ tục xây dựng kế hoạch; thành lập nhóm xây dựng kế 
hoạch; thu thập, xử lý và phân tích thông tin (về năm học cũ, về đối tượng giáo dục 
mới, về các văn bản chỉ thị ) phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch; phân tích, đánh 
giá thực trạng nhà trường (điểm mạnh, điểm yếu, nguồn lực); phân tích môi trường để 
biết các cơ hội cần tận dụng và các nguy cơ, thách thức cần khắc phục; dự báo chiều 
hướng phát triển của những chỉ tiêu kế hoạch 
- Soạn thảo kế hoạch: xây dựng hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt được; xây 
dựng các điều kiện cần thiết cho kế hoạch; dự thảo các phương án kế hoạch.
- Thông qua dự thảo kế hoạch.
+ Trước chi bộ.
+ Thảo luận ở các đơn vị; lấy ý kiến của các lực lượng giáo dục.
+ Tổ chức hội nghị cán bộ-giáo viên-công nhân viên.
- Hoàn chỉnh và ban hành kế hoạch, báo cáo cấp trên.
5. Tổ chức thực hiện kế hoạch năm học
“Đặt ra kế hoạch thật tốt, thật sát là rất cần, như đó chỉ là bước đầu. Kế hoạch 
mười phần thì biện pháp cụ thể phải hai mươi phần, chỉ đạo thực hiện sát sao phải ba 
mươi phần. Có như thế mới chắc chắn hoàn thành tốt kế hoạch” (Hồ Chí Minh, Tuyển 
tập, tập II, NXB Sự thật, Hà Nội, 1980, tr. 194).
Chương 1- Xây dựng kế hoạch trong nhà trường phổ thông
21
Nội dung tổ chức thực hiện kế hoạch gồm:
- Tiếp nhận các nguồn lực: biên chế giáo viên mới; cơ sở vật chất-kỹ thuật được 
đầu tư thêm; kinh phí 
- Phổ biến, giải thích để mọi thành viên kể cả các lực lượng giáo dục hiểu rõ nội 
dung kế hoạch. Giao nhiệm vụ cho từng đơn vị.
- Cụ thể hoá kế hoạch năm học của nhà trường bằng việc xây dựng kế hoạch một 
số hoạt động chính, xây dựng các chương trình, đề án thực hiện kế hoạch. Triển khai 
hoạt động theo chủ đề, chủ điểm theo quy định.
- Hướng dẫn các đơn vị, cá nhân xây dựng kế hoạch. Tổ chức duyệt kế hoạch các 
đơn vị, hướng dẫn duyệt kế hoạch các cá nhân.
- Cụ thể hoá kế hoạch năm học của trường bằng các kế hoạch tháng, tuần. Tổ 
chức họp hội đồng hàng tháng để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch trong tháng, 
thống nhất kế hoạch tháng sau.
- Tiến hành chỉ đạo điểm, lấy kinh nghiệm chỉ đạo diện.
- Kết hợp với các đoàn thể phát động các phong trào thi đua, khuyến khích tính 
chủ động sáng tạo của từng đơn vị, từng thành viên trong trường. Sửa đổi, bổ sung các 
định mức, đòn bẩy kích thích việc thực hiện kế hoạch.
- Tạo điều kiện đầy đủ, thuận lợi để các đơn vị và các cá nhân thực hiện kế hoạch 
của mình (thời gian, nâng cao trình độ chuyên môn, đời sống ...).
- Bố trí, sắp xếp các đơn vị và các cá nhân; quy định chức năng, quyền hạn và 
biên chế cho các đơn vị, quy chế làm việc trong trường; phân công, phân nhiệm đến 
từng người về từng mặt hoạt động; xác xây dựng mối quan hệ trường-đơn vị, giữa các 
đơn vị; thiết lập cơ chế thỉnh thị-báo cáo, cơ chế giám sát, trọng tài, can thiệp...
- Thường xuyên giám sát tiến trình công việc, kịp thời uốn nắn những sai lệch. 
Thường xuyên rút kinh nghiệm định kỳ (hàng tháng) và sau khi hoàn thành một công 
tác nào đó.
- Tích cực tham mưu với cấp uỷ và chính quyến địa phương, với các cơ quan 
quản lý cấp trên và kết hợp chặt chẽ với các lực lượng ngoài nhà trường nhằm huy 
động các nguồn lực.
- Sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch học kỳ, năm. Đánh giá đúng 
những việc đã làm được và chưa làm được. Động viên kịp thời các cá nhân và tập thể.

- Có nơi xây dựng kế hoạch năm học chậm 2-3 tháng mà mọi việc trong trường 
vẫn “bình thường”. Vì vậy không nhất thiết phải có kế hoạch năm học?
 Tóm tắt 
Một trong những nhiệm vụ của hiệu trưởng trường phổ thông là xây dựng và tổ 
chức thực hiện kế hoạch.
Kế hoạch trường học là kế hoạch giáo dục. Tính chất giáo dục của kế hoạch thể 
Chương 1- Xây dựng kế hoạch trong nhà trường phổ thông
22
hiện ở sự cụ thể hoá đường lối và quan điểm giáo dục của Đảng, ở sự vận dụng khoa 
học giáo dục, khoa học quản lý để xác định các mục tiêu, nhiệm vụ và biện pháp của 
kế hoạch.
Số lượng kế hoạch trong trường học phụ thuộc vào nhu cầu quản lý của người 
hiệu trưởng và yêu cầu quản lý của cấp trên cũng như nhu cầu của cấp dưới.
Nội dung kế hoạch năm học phụ thuộc vào các mục tiêu của nhà trường trong 
năm học đó và các nhiệm vụ để thực hiện các mục tiêu đó. Để xác định nội dung kế 
hoạch năm học cần căn cứ vào bản chất, nhiệm vụ, các nguyên tắc, phương pháp xây 
dựng kế hoạch. 
Có thể thay đổi tiến độ cũng như các bước xây dựng kế hoạch năm học nhưng 
nó phải đảm bảo thức hiện các nguyên tắc xây dựng kế hoạch.

1. Phân tích ưu nhược điểm của tiến độ xây dựng kế hoạch và các bước xây dựng 
kế hoạch năm học đã trình bày ở trên. Trên cơ sở đó hãy đề xuất một tiến độ xây dựng 
kế hoạch và các bước xây dựng kế hoạch năm học phù hợp với tình hình thực tế của 
địa phương.
2. Sử dụng kiến thức đã học, hãy phân tích nội dung và các bước xây dựng kế 
hoạch năm học nơi trường Anh/Chị đang công tác.
3. Hãy phân tích để xây dựng nội dung kế hoạch thực hiện một quá trình nào đó 
trong trường học.

1- “Câu hỏi đặt ra cho nhà xây dựng kế hoạch dài hạn không phải là chúng ta 
nên làm gì trong tương lai mà là chúng ta phải làm gì hôm nay để chuẩn bị cho một
một tương lai không chắc chắn?”
2- Những sự hạn chế và những lý do thất bại khi xây dựng kế hoạch?
Chuẩn bị của học viên trước khi học chuyên đề này:
Mỗi Anh/Chị chuẩn bị một bản kế hoạch năm học mới nhất của trường mình để 
phục vụ cho việc học tập.
 Tài liệu học viên cần đọc thêm 
1. Hà Sĩ Hồ, Lê Tuấn – Những bài giảng về quản lý trường học – Tập 3 – NXB 
Giáo dục, 1987.
2. Đặng Bá Lãm, Phạm Thành Nghị – Chính sách và kế hoạch trong quản lý Giáo 
dục – NXB Giáo dục 1999.
3. Harold Koontz, Cyril O’donnel, Heinz Weihrich - Những vấn đề cốt yếu của 
quản lý (các chương 4, 5, 6, 7, 8) - NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà nội 1998.

File đính kèm:

  • pdfchuong_1.pdf