Giáo trình Nghiệp vụ quản lý trường phổ thông - Chương 3 Kiểm tra nội bộ trường học

Chương 3

KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC

Học xong chương này, học viên phân biệt được các hoạt động thanh tra giáo dục,

kiểm tra nội bộ và thanh tra nhân dân; nắm được nội dung kiểm tra nội bộ trường học,

nêu được các công việc và yêu cầu của các nhiệm vụ kiểm tra đối với từng nội dung

kiểm tra cụ thể; nắm được các phương pháp và hình thức kiểm tra, qui trình kiểm tra

và các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động kiểm tra nội bộ trường phổ thông.

Từ những kiến thức thu nhận được kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn, người học

biết tổ chức công tác kiểm tra nội bộ theo đúng qui trình và có ý thức cải tiến hoạt

động kiểm tra nội bộ ở đơn vị trường học.

pdf30 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1161 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Nghiệp vụ quản lý trường phổ thông - Chương 3 Kiểm tra nội bộ trường học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 cơ sở vật chất và tài chính
3.4. Kiểm tra hoạt động của bộ phận văn thư hành chính
3.4.1. Kiểm tra hoạt động của bộ phận văn thư hành chính cũng thực hiện các 
nhiệm vụ: kiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy.
3.4.2. Nội dung kiểm tra
- Kiểm tra việc soạn thảo, luân chuyển, lưu trữ công văn đi, công văn đến;
- Kiểm tra việc quản lý con dấu;
- Kiểm tra việc quản lý các hồ sơ, sổ sách hành chính, giáo vụ (sổ đăng bộ, sổ gọi 
tên ghi điểm, sổ ghi đầu bài, học bạ, sổ quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ, sổ theo 
dõi phổ cập giáo dục, sổ nghị quyết của nhà trường, sổ kiểm tra đánh giá giáo viên về 
công tác chuyên môn, sổ khen thưởng, kỷ luật học sinh, sổ lưu trữ các văn bản, công 
văn và các loại hồ sơ sổ sách khác)
3.4.3. Phương pháp kiểm tra: kết hợp các phương pháp quan sát, phân tích hồ sơ, 
tài liệu, trao đổi với cán bộ phụ trách và thu thập ý kiến của cán bộ, giáo viên, nhân 
viên, học sinh và những người liên quan 
Chương 3- Kiểm tra nội bộ trường học
108

Nêu nội dung và liệt kê các công việc, yêu cầu cần đạt khi thực hiện các nhiệm 
vụ kiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy trong kiểm tra công tác văn thư hành chính.
3.5. Kiểm tra công tác bán trú (nếu có)
3.5.1. Kiểm tra công tác bán trú cũng thực hiện các nhiệm vụ: kiểm tra, đánh giá, 
tư vấn, thúc đẩy.
3.5.2. Nội dung kiểm tra
- Kiểm tra cơ sở vật chất phục vụ bán trú;
- Kiểm tra hoạt động của bộ phận nuôi dưỡng, chăm sóc;
- Kiểm tra kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc học sinh.
3.5.3. Phương pháp kiểm tra: kết hợp quan sát trực tiếp với phân tích hồ sơ sổ 
sách và trao đổi với cán bộ giáo viên phục vụ công tác bán trú, học sinh, cha mẹ học 
sinh và các đối tượng liên quan.

Nêu nội dung và liệt kê các công việc, yêu cầu cần đạt khi thực hiện các nhiệm 
vụ kiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy trong kiểm tra công tác bán trú.
3.6. Kiểm tra học sinh 
3.6.1. Kiểm tra toàn diện một học sinh
Nội dung kiểm tra:
- Kiểm tra trình độ văn hóa – khoa học - kỹ thuật của học sinh (ý thức học tập, 
phương pháp học tập, khả năng tiếp thu tri thức, kỹ năng thực hành, kết quả học tập);
- Kiểm tra trình độ được giáo dục của học sinh về các mặt (đạo đức, lối sống, ý 
thức và kỷ luật lao động, ý thức bảo vệ sức khoẻ, vệ sinh, biết thưởng thức và sáng tạo 
cái đẹp, nghệ thuật, kết quả cụ thể);
- Kiểm tra khả năng tự quản của học sinh trong tự học và sinh hoạt. 
Phương pháp kiểm tra: Sử dụng các phương pháp kiểm tra/đo lường thành quả 
giáo dục.
3.6.2. Kiểm tra tập thể lớp học sinh
Trong công tác quản lý nhà trường, hiệu trưởng phải tiến hành kiểm tra tập thể 
lớp học sinh toàn diện hoặc theo chuyên đề. Từ việc kiểm tra này mà hiệu trưởng nắm 
bắt được tình hình học tập và rèn luyện chung của một lớp, một khối lớp cũng như 
toàn trường và thấy được tác động giáo dục đồng bộ của tập thể sư phạm trong giảng 
dạy, giáo dục.
Chương 3- Kiểm tra nội bộ trường học
109
Nội dung kiểm tra tập thể lớp học sinh bao gồm:
- Kiểm tra hoạt động học tập: thái độ, nề nếp, phương pháp, kết quả học tập, sự 
tương trợ giúp đỡ nhóm trong học tập;
- Kiểm tra trình độ được giáo dục của học sinh về các mặt: đạo đức, lối sống, ý 
thức và kỷ luật lao động, ý thức bảo vệ sức khỏe - vệ sinh, biết thưởng thức và sáng 
tạo cái đẹp, nghệ thuật
- Sinh hoạt tập thể lớp;
- Việc xây dựng các tổ cá nhân điển hình.
Khi tiến hành kiểm tra tập thể lớp học sinh, hiệu trưởng kết hợp kiểm tra kết quả 
các hoạt động với việc tham khảo ý kiến nhận xét đánh giá của giáo viên chủ nhiệm, 
các giáo viên bộ môn khác, của đoàn thanh niên, của đội thiếu niên và việc tự kiểm tra 
của đội ngũ cán bộ lớp, của các học sinh.
4. Tổng kết, điều chỉnh
Sau khi kiểm tra các cấp quản lý cần thực hiện sơ kết theo từng tháng hoặc từng 
đợt, từng học kỳ, tổng kết năm học. Cần chú ý lưu trữ các thông tin về hoạt động kiểm 
tra bằng hồ sơ kiểm tra (đảm bảo các yêu cầu của hồ sơ kiểm tra: tính chính xác, khách 
quan; tính toàn diện; tính rõ ràng, cụ thể; tính nhân văn). Việc xử lý, lưu trữ các thông 
tin về hoạt động kiểm tra sẽ thuận lợi hơn nếu sử dụng máy vi tính.
Các kết luận kiểm tra là cơ sở cho nhà quản lý ra các quyết định điều chỉnh nhằm 
hoàn thiện dần năng lực sư phạm của giáo viên, hoạt động của các cá nhân, bộ phận 
trong trường; cải tiến công tác quản lý; nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác 
kiểm tra, nâng cao chất lượng dạy học giáo dục của nhà trường, góp phần thúc đẩy sự 
phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân.

Khi phát hiện ra sai lệch trong việc thực hiện nhiệm vụ ở cá nhân/ bộ phận nào 
đó thì người quản lý nhà trường sẽ điều chỉnh sai lệch đó bằng cách nào? Các bước 
tiến hành ra sao?
 Tóm tắt 
 Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra nội bộ trường học thông qua việc thực hiện các 
chức năng quản lý, tức là từ việc xây dựng kế hoạch kiểm tra đến tổ chức kiểm tra, chỉ 
đạo kiểm tra và tổng kết, điều chỉnh.
 Các thành viên trong ban kiểm tra cần có đủ năng lực và phẩm chất để thực 
hiện công tác kiểm tra có hiệu quả. Một số phẩm chất, năng lực cần có của kiểm tra 
viên là: có trình độ chuyên môn - nghiệp vụ vững vàng; có năng lực quan sát, phân 
tích, tổng hợp; ý thức tổ chức kỷ luật và ý thức trách nhiệm cao; có uy tín với đồng 
nghiệp; trung thực, thẳng thắn; thận trọng; tế nhị trong giao tiếp.
Chương 3- Kiểm tra nội bộ trường học
110
 Khuyến khích việc tự kiểm tra, đánh giá của các cá nhân, bộ phận trong nhà 
trường. Việc cán bộ, nhân viên có xu hướng nghiêm khắc với chính mình khi tự đánh 
giá sẽ làm cho quá trình đánh giá có tác dụng tốt hơn.
 Trong quá trình kiểm tra, cần tuyên dương người tốt, việc tốt, chú trọng phổ 
biến những kinh nghiệm tốt, làm cho những kinh nghiệm đó trở thành tài sản chung 
của tập thể sư phạm.
 Đối với việc làm chưa tốt ở một cá nhân, bộ phận nào đó không nên giới hạn 
việc đánh giá ở những sự kiện mà quan trọng hơn là phân tích nguyên nhân sinh ra nó.
 Sau kiểm tra, cần chú ý điều chỉnh đối tượng kiểm tra, lực lượng kiểm tra và 
công tác quản lý của hiệu trưởng.

1. Kiểm tra nội bộ trường học là gì? Phân biệt các hoạt động thanh tra giáo dục, 
kiểm tra nội bộ và thanh tra nhân dân.
2. Mục đích của kiểm tra nội bộ là gì?
3. Nêu các nguyên tắc kiểm tra cơ bản. Liên hệ việc tuân thủ các nguyên tắc này 
trong kiểm tra nội bộ ở trường của Anh/Chị.
4. Hãy suy nghĩ về một tình huống trong nhà trường của Anh/Chị mà trong đó 
có “những sự việc thoát khỏi tầm kiểm tra của nhà quản lý”. Anh/ Chị đã phát hiện ra 
điều đó như thế nào? Nêu cách giải quyết tình huống trên.
5. Vẽ mô hình xương cá xác định các phương pháp và hình thức kiểm tra đối với 
các nội dung sau:
- Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên;
- Kiểm tra việc thực hiện qui chế chuyên môn của giáo viên;
- Kiểm tra hoạt động sư phạm của tổ (nhóm) chuyên môn;
- Kiểm tra hoạt động của bộ phận thư viện, thiết bị;
- Kiểm tra tài chính
- Kiểm tra hoạt động học tập, rèn luyện của lớp học sinh.
6. Tình huống:
- Với tư cách là trưởng đoàn kiểm tra hoạt động của cá nhân/ bộ phận trong 
trường, Anh/Chị sẽ nói gì vào lúc mở đầu cuộc trao đổi sau khi kiểm tra cá nhân/ bộ 
phận đó để làm cho người được đánh giá cảm thấy thoải mái?
- Khi người kiểm tra thông báo kết quả đánh giá đối với cá nhân/ bộ phận được 
kiểm tra, họ có thể không đồng ý với kết quả đánh giá đó, nhưng cách thể hiện lại rất 
khác nhau (chẳng hạn như: nổi giận, phản ứng dữ dội, đổ lỗi cho người khác; trốn 
tránh, im lặng, khóc...). Phải xử lý như thế nào với mỗi trường hợp?
Chương 3- Kiểm tra nội bộ trường học
111
7. Phân tích thực trạng hoạt động kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên 
(hoặc giờ dạy trên lớp của giáo viên; hoặc việc thực hiện qui chế chuyên môn của 
giáo viên; hoặc hoạt động sư phạm của tổ/ khối chuyên môn; hoặc hoạt động của bộ 
phận thư viện, thiết bị; hoặc hoạt động của bộ phận văn thư hành chính) ở đơn vị 
Anh/Chị đang công tác. Từ đó đề xuất các biện pháp/công việc cụ thể để khắc phục 
những hạn chế trong hoạt động kiểm tra trên.

1. Anh/ Chị suy nghĩ gì khi quan sát sơ đồ dưới đây:
2. Hãy dành ít phút để suy ngẫm các phát biểu sau:
“Quản lý mà không kiểm tra thì coi như không quản lý”
“Kiểm tra trong quản lý tựa như dùng vitamine”
“Thà kiểm tra hơi gắt gao một chút hơn là buông lỏng kiểm tra”
“Thắt chặt kiểm tra từ lúc đầu, rồi từ từ tùy cơ hội mà nới bớt ra thì công tác 
quản lý sẽ hiệu nghiệm”
Tự kiểm tra
Kiểm tra từ bên ngoài 
Sự 
phát triển 
cá nhân
Chương 3- Kiểm tra nội bộ trường học
112
 Tài liệu học viên cần đọc thêm 
1. Một số văn bản:
- Luật giáo dục – NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội 2005 
- Điều lệ trường trung học
- Điều lệ trường tiểu học
- Nghị định số 99/2005/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2005 qui định chi tiết và 
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban 
thanh tra nhân dân
- Thông tư số 07/2004/TT-BGD&ĐT ngày 30/03/2004 hướng dẫn thanh tra tòan 
diện trường phổ thông
- Hướng dẫn 106/TTr ngày 31/3/2004 về nghiệp vụ thanh tra toàn diện trường 
phổ thông và thanh tra họat động sư phạm của giáo viên phổ thông
- Công văn 10227/THPT ngày 11/9/2001 Hướng dẫn đánh giá và xếp loại giờ 
dạy ở bậc trung học
- Quyết định số 48/2000/QĐ-BGD&ĐT về việc ban hành qui chế đánh giá, xếp 
loại chuyên môn -nghiệp vụ giáo viên tiểu học
- Qui chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập 
ban hành theo quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ 
trưởng Bộ Nội vụ 
- Công văn số 3040/BGD&ĐT-TCCB ngày 17 tháng 4 năm 2006 hướng dẫn một 
số điều trong “Qui chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông 
công lập”
2.Trần Kiểm – Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn -
NXB Giáo dục 2004. (Đọc trang 128 – 135)
3. Huỳnh Quyến – Một số vấn đề về lý luận thanh tra giáo dục và kiểm tra nội bộ 
trường học (tài liệu lưu hành nội bộ).
4. Harold Koontz, Cyril O’donnel, Heinz Weihrich – Những vấn đề cốt yếu của 
quản lý - NXB Khoa học và Kỹ thuật 1998. (Đọc chương 22, 23, 24, 25).

File đính kèm:

  • pdfChuong_3.pdf