Giáo trình Nghiệp vụ quản lý trường phổ thông - Chương 6 Quản lý hoạt động giáo dục lao động hướng nghiệp - dạy nghề

Chương 6

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LAO ĐỘNG,

HƯỚNG NGHIỆP - DẠY NGHỀ

Học viên nắm được một số vấn đề cơ bản trong quản lý hoạt động giáo dục lao

động, hướng nghiệp, dạy nghề. Từ đó học viên có thể liên hệ, vận dụng những vấn đề

đó phù hợp với thực tiễn công tác ở địa phương, nâng cao trách nhiệm nhằm góp phần

thúc đẩy có hiệu quả các hoạt động này.

I. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LAO ĐỘNG KỸ THUẬT TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC

1. Mục đích, yêu cầu của hoạt động giáo dục lao động kỹ thuật trong trường trung học

1.1. Mục đích

- Góp phần tích cực vào việc đào tạo học sinh theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục của Đảng:

Điều 27: Mục tiêu của giáo dục phổ thông.

pdf22 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 798 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Nghiệp vụ quản lý trường phổ thông - Chương 6 Quản lý hoạt động giáo dục lao động hướng nghiệp - dạy nghề, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
g thời phải chỉ rõ trách nhiệm cho các cá nhân, bộ phận, yêu cầu về tiến 
độ thời gian thực hiện.
- Đảm bảo tính dân chủ, công khai trong việc lập kế hoạch để tập trung sức lực, 
trí tuệ của tập thể hội đồng sư phạm cũng như nâng cao ý thức trách nhiệm của các 
thành viên trong hội đồng với nhiệm vụ hướng nghiệp.
* Tăng cường chỉ đạo các hoạt động chuyên môn, tổ chức tốt hoạt động hướng 
nghiệp:
- Xác định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của từng thành viên trong Ban hướng 
nghiệp, tạo điều kiện về thời gian, vật chất để họ thực hiện nhiệm vụ.
- Hiệu trưởng cần có những hướng dẫn cụ thể về các quy định trong chuyên môn 
theo tinh thần chỉ đạo của Sở Giáo dục để giáo viên làm căn cứ thực hiện.
Chương 6- Quản lý hoạt động giáo dục lao động hướng nghiệp - dạy nghề
105
- Tổ chức tốt các hoạt động dự giờ, thao giảng, làm cơ sở cho việc lựa chọn giáo 
viên tiêu biểu tham gia thi giáo viên giỏi hướng nghiệp.
- Khuyến khích giáo viên viết và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm và làm đồ dùng 
dạy học phục vụ hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông.
- Mở rộng quan hệ với các cơ sở sản xuất tổ chức cho học sinh tham quan tìm 
hiểu trong quá trình học tập, hướng nghiệp.
- Khai thác các xưởng trường để tạo điều kiện cho học sinh lao động làm ra sản 
phẩm, trong quá trình đó làm cho học sinh bộc lộ sở trường, xu hướng nghề nghiệp 
làm cơ sở định hướng cho học sinh chọn nghề phù hợp.
* Tăng cường hoạt động kiểm tra và tổng kết đánh giá công tác hướng nghiệp :
- Lập kế hoạch kiểm tra định kỳ và kiểm tra chuyên đề hoạt động hướng nghiệp , 
dạy nghề phổ thông và triển khai thực hiện nghiêm túc. Qua mỗi lần kiểm tra cần đánh 
giá rút kinh nghiệm để xây dựng ý thức tự kiểm tra ở giáo viên.
- Hàng tuần cần có giao ban để nắm thông tin về tình hình triển khai thực hiện 
công tác hướng nghiệp, Ban hướng nghiệp tham mưu cho hiệu trưởng để có những 
điều chỉnh kế hoạch một cách kịp thời, chính xác.
- Các báo cáo tổng kết cần phải đi sâu tìm ra những tồn tại và nguyên nhân để 
đưa ra những biện pháp phù hợp, đưa hoạt động hướng nghiệp ngày một tốt hơn.
6. Tổ chức thực hiện dạy nghề phổ thông cho học sinh 
6.1 Quan niệm về nghề dạy cho học sinh phổ thông
- Đó là những nghề phổ biến thông dụng đang cần phát triển ở địa phương hoặc 
trong xã hội. Nắm được nghề này, học sinh có thể tự tạo việc làm, dễ được sử dụng 
trong các thành phần kinh tế tại chỗ.
- Những nghề có kỹ thuật tương đối đơn giản, quá trình dạy nghề không đòi hỏi 
phải có những trang thiết bị phức tạp.
- Nguyên liệu dùng cho việc dạy nghề dễ kiếm, phù hợp với điều kiện kinh tế, 
khả năng đầu tư của địa phương.
- Thời gian học nghề thường ngắn , kế hoạch dạy học của trung học cơ sở, trung 
học phổ thông có thể giải quyết được số lý thuyết và thực hành để nắm được trình độ 
tối thiểu của nghề.
Phần lớn những nghề dạy cho học sinh thuộc lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, tiểu 
thủ công nghiệp, dịch vụ
6. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của dạy nghề phổ thông
- Mục tiêu: 
Hình thành cho học sinh là hình thành tay nghề cùng những phẩm chất nhân cách 
cần thiết của nghề đang cần phát triển ở cộng đồng dân cư, tạo cơ sở để các em ra đời 
tự tạo nghề, dễ kiếm việc làm tại gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh của tư nhân, tập 
thể hoặc Nhà nước để sinh sống lành mạnh, góp phần xây dựng quê hương đất nước, 
tạo khả năng để học sinh kế thừa nếu tiếp tục học lên hoặc ra đời phải chuyển học
nghề thứ 2 cũng thuận tiện, dễ dàng.
Chương 6- Quản lý hoạt động giáo dục lao động hướng nghiệp - dạy nghề
106
- Nhiệm vụ của dạy nghề phổ thông:
+ Cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học và kỹ năng thực hành công việc 
của một nghề phổ biến ở địa phương, tạo điều kiện cho học sinh có năng lực vận dụng 
trong thực tế để thực hiện việc học tập hoàn thiện 1 nghề đã chọn. 
+ Góp phần giáo dục học sinh có nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, rèn luyện 
phẩm chất đạo đức, tác phong của người lao động tiên tiến. 
6.3. Cấu trúc và nội dung chương trình dạy nghề phổ thông
- Chương trình dạy nghề có liên quan chặt chẽ với chương trình kỹ thuật, vì vậy 
phải giảng dạy nội dung chương trình kỹ thuật trong nhà trường thật tốt và luôn gắn 
chặt với quá trình dạy nghề.
- Chương trình dạy nghề được xây dựng với quỹ thời gian lấy ở giờ lao động sản 
xuất mỗi tuần 2 tiết (ghi trong kế hoạch dạy học).
- Nội dung chương trình dạy nghề chỉ tập trung vào một số tri thức, kỹ năng cơ 
bản của một số nghề, trong đó coi trọng việc rèn luyện kỹ năng thực hành (số giờ thực 
hành là 2/3).
- Cấu trúc chương trình bao gồm: Yêu cầu; nội dung (tri thức, kỹ năng); trang 
thiết bị.
6.4. Hướng dẫn dạy nghề phổ thông cho học sinh trong trường trung học
- Học sinh có quyền tự chọn nghề và nơi học nghề nhưng phải đăng ký với nhà 
trường phổ thông vào đầu năm học, cuối khoá được quyền dự thi nghề do Sở Giáo 
dục-Đào tạo tổ chức. Nếu đạt yêu cầu từ trung bình trở lên học sinh được cộng thêm 
điểm vào thi tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông. 
- Những trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp - dạy nghề, trường dạy 
nghề, trung học chuyên nghiệp, Trung tâm dạy nghề của Nhà nước đóng ở địa phương 
nếu có đủ điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất kỹ thuật có thể được Sở Giáo dục-Đào 
tạo uỷ nhiệm coi thi, chấm thi, cấp giấy chứng nhận thi nghề (sau khi Sở Giáo dục-
Đào tạo xét duyệt kết quả thi).
- Học sinh phải đóng học phí và nơi thu học phí có quyền sử dụng học phí thu 
được vào các hoạt động dạy nghề, thi nghề.
- Cụ thể:
Dựa vào chương trình nội dung của một số nghề phổ thông, kết hợp với điều kiện 
thực tế của nhà trường mà xác định nghề cần dạy cho học sinh và tổ chức thực hiện có 
hiệu quả (soạn tài liệu giảng dạy, trang thiết bị thực hành...)
- Quỹ thời gian:
+ Trung học cơ sở: 90 tiết ( cả lý thuyết và thực hành).
+ Trung học phổ thông: 180 tiết (cả lý thuyết và thực hành).
- Về kinh phí cho việc dạy nghề phổ thông: Các phòng giáo dục quận, huyện, 
cùng với các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp - dạy nghề nghiên cứu xem 
xét toàn bộ kinh phí cho hoạt động dạy và học nghề, lập kế hoạch dự trù kinh phí, trình 
Ủy ban nhân dân quận, huyện xem xét giải quyết, mặt khác quy định sự đóng góp của 
Chương 6- Quản lý hoạt động giáo dục lao động hướng nghiệp - dạy nghề
107
học sinh.
- Tổ chức thi nghề phổ thông:
+ Thời gian thi vào cuối tháng 3 hàng năm.
+ Yêu cầu: có tổ chức học mới tổ chức thi một cách nghiêm túc.
+ Giấy chứng nhận nghề phổ thông: Do Sở Giáo dục-Đào tạo cấp và có giá trị 
cộng thêm điểm xét xếp loại tốt nghiệp và được bảo lưu xét tốt nghiệp cho 1 năm sau 
tiếp theo năm thi tay nghề.
Hiệu trưởng các trường trung học cần có sự hiểu biết về công tác này và kết hợp 
chặt chẽ với các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp - dạy nghề các trường 
dạy nghề của địa phương để có biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm thực hiện tốt dạy 
nghề phổ thông cho học sinh trường trung học.
 Tóm tắt 
 Quản lý hoạt động giáo dục lao động, hướng nghiệp và dạy nghề là một trong 
những nội dung quản lý của người hiệu trưởng. Ở mỗi hoạt động có nội dung, nguyên 
tắc, hình thức và biện pháp quản lý khác nhau. Đối với hoạt động giáo dục lao động 
đòi hỏi người hiệu trưởng cần có biện pháp quản lý từ làm chuyển biến nhận thức cho 
các đối tượng quản lý đến xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch để lao động vừa 
có tác dụng giáo dục, vừa có thể gắn lý luận với thực tiễn xã hội đồng thời góp phần 
rèn luyện những phẩm chất của người lao động.
 Trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề thì các con đường hướng 
nghiệp cần được coi trọng và đánh giá đúng mức nhất là con đường hướng nghiệp qua 
dạy học các môn văn hoá và hướng nghiệp qua dạy nghề phổ thông.Các biện pháp 
quản lý hướng nghiệp được xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn. Một biện pháp 
quản lý hướng nghiệp được nhấn mạnh và đi sâu là biện pháp tổ chức tư vấn nghề cho 
học sinh, đây là biện pháp đang được các lực lượng giáo dục cũng như học sinh quan 
tâm và mong đợi. 

1. Trường Anh/Chị đã thực hiện nguyên lý giáo dục: "học đi đôi với hành, giáo 
dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường 
kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội" trong điều kiện hiện nay như thế 
nào?
2. Anh/Chị đã (hoặc sẽ) có những biện pháp nào để quản lý hoạt động giáo dục 
lao động có hiệu quả ở trường mình?
3. Trong các nhiệm vụ cơ bản của hoạt động giáo dục hướng nghiệp, trường 
Anh/Chị đã thực hiện như thế nào? 
4. Anh/Chị liên hệ và đánh giá hoạt động giáo dục hướng nghiệp của nhà trường 
qua các con đường giáo dục hướng nghiệp?
5. Để hoạt động giáo dục hướng nghiệp thực sự có hiệu quả. Theo Anh/Chị nhà 
Chương 6- Quản lý hoạt động giáo dục lao động hướng nghiệp - dạy nghề
108
trường và các tổ chức có liên quan cần làm gì?
6. Quan điểm của Anh/Chị về việc tổ chức thực hiện dạy nghề phổ thông cho học 
sinh? Thực trạng và hiệu quả? 

1. Nên chăng mỗi trường trung học cần có phòng tư vấn tâm lý ( trong đó có tư 
vấn hướng nghiệp) cho học sinh?
2. Có cần thiết tổ chức dạy nghề phổ thông cho học sinh trung học hay không?
 Tài liệu học viên cần đọc thêm 
1. Các văn bản chỉ đạo về công tác hướng nghiệp, dạy nghề trong trường phổ 
thông. (Văn kiện đại hội đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam khoá IX; Luật giáo dục sửa 
đổi 2005) 
2. Bộ giáo dục và đào tạo- Trung tâm lao động – hướng nghiệp: Giáo dục hướng 
nghiệp và giáo dục nghề phổ thông trong đổi mới giáo dục phổ thông (Tài liệu tập 
huấn) – Hà Nội – 7/2004
3. Bộ giáo dục và đào tạo- Trung tâm lao động – hướng nghiệp: Hướng dẫn sử 
dụng một số công cụ trong tư vấn hướng nghiệp – Hà Nội – 9/2004
4. Bộ giáo dục và đào tạo: Tài liệu tập huấn tư vấn nghề cho học sinh phổ thông -
Hà Nội – 1992.
5. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục lao động hướng nghiệp theo năm học 
6. Hà Sĩ Hồ – Lê Tuấn: Những bài giảng về quản lý trường học – Tập III – NXB 
Giáo dục – 1987.
7. Lawrence K. Jones: Những kỹ năng nghề nghiệp bước vào thế kỷ XXI – NXB 
Thành phố Hồ Chí Minh. 2000.

File đính kèm:

  • pdfchuong_6.pdf