Giáo trình Nghiệp vụ quản lý trường phổ thông - Chương 8 Quản lý cơ sở vật chất - Kỹ thuật ở trường phổ thông
- Trang bị cho người học về những lý luận và nội dung cơ bản của hệ thống cơ sở
vật chất - kỹ thuật ở trường phổ thông
- Người học biết vận dụng một cách sáng tạo những nội dung đó vào thực tiễn
quản lý: từ việc xây dựng kế hoạch; tổ chức thực hiện; tham mưu - lãnh đạo - chỉ đạo
và kiểm tra trong quá trình xây dựng, quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật trường học cho
sát hợp với điều kiện và hoàn cảnh của đơn vị
- Giúp người học nâng cao các kỹ năng quản lý về cơ sở vật chất - kỹ thuật ,
đồng thời có ý thức đúng đắn cho việc định hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa cơ sở vật
chất -kỹ thuật ở trường phổ thông
bao gồm : cán bộ, giáo viên và học sinh. b) Về phương tiện cơ sở vật chất - Về địa điểm: đặt nơi thuận tiện trong trường với diện tích thích hợp - Phòng đọc và cho mượn : chia làm 2 khu vực riêng biệt. Có phòng đọc riêng cho giáo viên, học sinh. Có đủ bàn ghế, ánh sáng. Có tủ mục lục, bảng giới thiệu, hướng dẫn tra cứu - Trang thiết bị chuyên dùng + Phải đầy đủ và bố trí hợp lý đúng quy định nghiệp vụ quản lý thư viện Chương 8- Quản lý cơ sở vật chất – kỹ thuật ở trường phổ thông 75 + Có giá sách, tủ, bàn ghế, thư mục, máy vi tính và các phương tiện nghe nhìn + Từng bước phải được hiện đại hóa theo xu hướng chung c) Về kế hoạch bổ sung sách: tuân thủ theo ba nguyên tắc - Tính Đảng + Phải đứng trên quan điểm đường lối giáo dục của Đảng để nghiên cứu, đánh giá nội dung tư tưởng, giá trị khoa học của từng quyển sách, từng tài liệu + Chọn lựa đưa vào thư viện những sách, báo và tài liệu phục vụ đúng mục tiêu đào tạo của trường đáp ứng đúng yêu cầu giảng dạy và học tập + Nội dung tư tưởng của mỗi quyển sách phải là một yếu tố đảm bảo cho nhà trường đi đúng quỹ đạo giáo dục xã hội chủ nghĩa - Tính kế hoạch + Phù hợp với mục tiêu đào tạo, nội dung giáo dục, phương hướng và kế hoạch phát triển của trường + Phù hợp với kinh phí được cấp và các kinh phí khác + Phù hợp với kế hoạch xuất bản và phát hành sách hàng năm của các nhà xuất bản trong và ngoài nước ( trường Trung học thì chú ý các nhà xuất bản : Giáo dục, Trẻ, Thanh niên, Khoa học kỹ thuật và Văn học ). -Tính phù hợp + Phù hợp với đặc điểm, tính chất và nhiệm vụ của trường Trung học + Phải căn cứ vào nội dung chương trình của bậc học, nhu cầu đọc sách của giáo viên và học sinh mà lựa chọn và bổ sung sách + Vấn đề quan trọng của nguyên tắc tính phù hợp là sách được sử dụng phải đạt hiệu quả cao góp phần nâng cao chất lượng dạy và học d) Hình thức bổ sung + Bổ sung ban đầu + Bổ sung hiện tại + Bổ sung hoàn bị e) Vận dụng linh hoạt các nguồn bổ sung + Từ kinh phí Nhà nước và quỹ của thư viện + Vận động đóng góp từ nhiều nguồn: học sinh, phụ huynh , các tổ chức xã hội + Quan hệ, trao đổi, kết nghĩa với các thư viện khác 5.2 Tổ chức các hoạt động thư viện a) Công tác nghiệp vụ: thực hiện các công việc sau + Bổ sung sách báo theo kế hoạch, sưu tầm sách Chương 8- Quản lý cơ sở vật chất – kỹ thuật ở trường phổ thông 76 + Tiến hành đăng ký các loại sách vào sổ đăng ký tổng quát, sổ đăng ký cá biệt + Phân loại mô tả sách theo nguyên tắc chung để bảo đảm tính thống nhất giữa các thư viện cùng hệ thống + Đóng dấu thư viện, số hiệu, dán nhãn, ký hiệu + Làm phiếu thư mục + Xếp sách lên giá + Giới thiệu sách với bạn đọc + Công bố lịch mở cửa tiếp bạn đọc b) Công tác bạn đọc + Tổ chức phòng đọc thật khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc theo một nội quy thống nhất + Tổ chức tuyên truyền giới thiệu nội dung sách mới bằng các phương tiện thông tin ( bảng thông báo, trình bày trong tủ 3 mặt kính ) + Tổ chức phong trào đọc sách báo trong giáo viên, trong học sinh có sự phối hợp giữa các tổ chức, các bộ phận trong nhà trường ( tổ chuyên môn, các đoàn thể). + Tổ chức các hình thức hội thi : thi kỹ năng tra cứu, thi đọc sách nhanh và kể nội dung chính của sách, thi kể lại nội dung sách, thi trình diễn các hoạt cảnh theo nội dung sách + Tổ chức phong trào tặng sách cho thư viện 5.3 Thiết lập chế độ kiểm tra, kiểm kê và bảo quản a) Về kiểm tra + Kiểm tra kế hoạch phục vụ bạn đọc + Kiểm tra việc tự bồi dưỡng về nghiệp vụ thư viện b) Về kiểm kê : vào thời điểm cuối năm học để nắm + Sự tăng, giảm số bản sách và nguyên nhân + Lập báo cáo số liệu thống kê + Đánh giá mức độ hao mòn, hư hỏng, mất mát và nguyên nhân . c) Về bảo quản + Chống ẩm + Chống cháy + Chống sự phá hoại của sinh vật d) Thanh lý, thanh lọc sách ra khỏi thư viện Đây là việc làm thường xuyên nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và tăng cường chất lượng kho sách 5.4 Công tác động viên khen thưởng Chương 8- Quản lý cơ sở vật chất – kỹ thuật ở trường phổ thông 77 a) Đối với người phụ trách công tác thư viện + Đánh giá việc sử dụng 2-3 % kinh phí dành cho thư viện + Đánh giá cách tổ chức các hoạt động thư viện (công việc nghiệp vụ, công tác bạn đọc) + Đánh giá về công tác bảo quản tài sản và các trang thiết bị của thư viện b) Đối với giáo viên chủ nhiệm : đánh giá ở lớp phụ trách các khâu + Phân phối + Thu hồi + Bảo quản + Sử dụng c) Đối với các tổ trưởng chuyên môn + Đánh giá về việc chỉ đạo tổ tham gia công tác thư viện ; + Đánh giá kế hoạch sử dụng, giới thiệu về sách, sưu tầm tài liệu để xây dựng kho tư liệu + Đánh giá việc hướng dẫn học sinh đọc sách Tóm tắt Cơ sở vật chất - kỹ thuật trường học - Là thành phần không thể thiếu được trong việc đào tạo con người trong nhà trường - Là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình giáo dục và góp phần quyết định vào chất lượng giáo dục của nhà trường - Là điều kiện thiết yếu của quá trình sư phạm - Là phương tiện để tác động đến thế giới tâm hồn của học sinh và cũng là phương tiện để truyền thụ lĩnh hội tri thức - Là điều kiện và là thành tố góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục Cơ sở vật chất - kỹ thuật trường học bao gồm ba bộ phận: trường sở, thiết bị giáo dục và thư viện; tương lai do xu thế phát triển có thể hình thành thêm nột bộ phận thứ tư đó là các trang thiết bị của học sinh từ nhà mang đến trường Cơ sở vật chất - kỹ thuật trường học là tài sản của Nhà nước giao cho nhà trường quản lý và sử dụng. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý (xây dựng, sử dụng, bảo quản) Cơ sở vật chất - kỹ thuật là điều kiện quan trọng không thể thiếu của quá trình giáo dục và dạy học. Bởi lẽ vai trò và những khả năng sư phạm của nó đã được khẳng định bằng những cơ sở lý luận khoa học, cơ sở thực tiễn và cơ sở pháp lý. Do vậy, việc đầu tư mọi nguồn lực để xây dựng một hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật cho mỗi nhà Chương 8- Quản lý cơ sở vật chất – kỹ thuật ở trường phổ thông 78 trường là việc làm cần thiết và cấp bách Cần nhận thức rằng không nhất thiết các các thiết bị giáo dục đặt tiền mới đưa lại hiệu quả cao, mà ngược lại không ít trường hợp các thiết bị giáo dục có giá thành thấp vẫn mang lại hiệu quả sư phạm to lớn. Vấn đề là cần có sự kết hợp một các hợp lý giữa thiết bị giáo dục hiện đại, phức tạp có giá thành cao với các thiết bị giáo dục thô sơ, đơn giản, giá thành hạ. Đây là con đường mà các nước đang phát triển lựa chọn. Trong tương lai, dù cơ sở vật chất - kỹ thuật nói chung thiết bị giáo dục nói riêng có hiện đại đến đâu thì cũng không thay thế được vai trò của con người. Giáo viên là người lựa chọn, điều khiển, sử dụng thiết bị giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo mới chính là người quyết định hiệu quả của thiết bị giáo dục và theo đó là chất lượng dạy học Thực tiễn cho thấy rằng ở đâu người cán bộ quản lý có nhận thức đầy đủ, có những quyết định đúng đắn, có ý đồ chuyên môn rõ rệt, biết dựa vào đội ngũ giáo viên và biết phát huy tính chủ động sáng tạo của họ thì ở đó các nhiệm vụ về quản lý và sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật được thực hiện thành công. 1) Vị trí, vai trò của cơ sở vật chất - kỹ thuật trong quá trình dạy học? 2) Mối quan hệ giữa thiết bị giáo dục với phương pháp dạy học? 3) Nội dung cơ bản của việc quản lý cơ sở vật chất-kỹ thuật? 4) Phân tích và liện hệ thực tiễn các nguyên tắc chung của quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật trường học? 5) Những biện pháp cơ bản của hiệu trưởng đối với việc quản lý: trường sở, thiết bị giáo dục và thư viện 6) Những bài học kinh nghiệm của Anh/Chị trong công tác quản lý trường sở trong thời gian qua tại đơn vị? 7) Soạn thào một bản kế hoạch xây dựng một phòng học bộ môn? 8) Soạn thảo một bản kế hoạch xây dựng thư viện để tiến tới đạt chuẩn quốc gia? 1. Những tiêu chí để xác định hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật trường học 2. Có người cho rằng cơ sở vật chất - kỹ thuật trường học ngày càng hiện đại, tương lai trên lớp học sẽ không cần đến thầy giáo? Anh/Chị nghĩ thế nào về ý tưởng này? 3. Có ý tưởng cho rằng khi đổi mới chương trình, đổi mới nội dung và đổi mới phương pháp dạy học thì cần phải có thiết bị giáo dục hiện đại đắt tiền. Anh/Chị suy nghĩ như thế nào đối với ý tưởng này? Chương 8- Quản lý cơ sở vật chất – kỹ thuật ở trường phổ thông 79 Tài liệu học viên cần đọc thêm 1. Các văn bản: - Quyết định số 159/2002/QĐ-TTg ngày 15/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án thực hiện chương trình kiên cố hóa trường, lớp học - Quyết định số 355/2003/QĐ-BXD ngày 28/3/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về thiết kế mẫu nhà lớp học, trường học phục vụ chương trình kiên cố hóa trường học của Chính phủ - Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18/4/2000 của Bộ Y tế quy định về vệ sinh trường học - Quy chế công nhận trường Trung học đạt chuẩn quốc gia liên quan đến cơ sở vật chất - kỹ thuật của nhà trường đã quy định ở Tiêu chuẩn 4 - Quy chế công nhận trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia liên quan đến cơ sở vật chất - kỹ thuật của nhà trường đã quy định ở điều 7 của mức 1 và điều 12 của mức 2 - Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622-1995 – Phòng cháy, chống cháy và yêu cầu thiết kế - Tiêu chuẩn Xây dựng 027-1991 - Đặt thiết bị trong nhà – Tiêu chuẩn thiết kế - Danh mục thiết bị giáo dục các lớp tiểu học và trung học theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo đối với việc đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp dạy học - Quyết định số 61/1998/QĐ-BGD&ĐT ngày 6/11/1998 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động thư viện trường Phổ thông - Quyết định số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ GD&ĐT ban hành về tiêu chuẩn Thư viện trường Phổ thông - Công văn 11185/GDTH ngày 17/12/2004 của Bộ Giáo dục và đào tạo hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông (sửa đổi và bổ sung một số điều ở Quyết định 01/2003/QĐ-BGD&ĐT) 2. Trần Khánh Đức - Sư phạm kỹ thuật – NXB Giáo dục, Hà Nội 2002 - Từ trang 83 trang 98
File đính kèm:
- chuong_8.pdf