Giáo Trình Những Nguyên Lý Cơ Bản Của Chủ Nghĩa Mac – Lênin

Thực hiện chương trình đổi mới việc giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học và cao đẳng, trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học, ngày 18 tháng 09 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 52 /2008/QĐ-BGDĐT về chương trình các môn học lý luận chính trị, chương trình này được áp dụng từ học kỳ II năm học 2008-2009. Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên trong Trường Cao đẳng Bến Tre, tôi đã dùng máy quét để quét lại toàn bộ nội dung giáo trình“Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin” do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia phát hành vào tháng 4 năm 2009.

Tài liệu này còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo để học tập của sinh viên các hệ đào tạo khác của nhà trường.

Do thời gian hạn chế do đó tài liệu này không thể tránh khỏi sai sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo và các bạn sinh viên.

 

doc192 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1782 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo Trình Những Nguyên Lý Cơ Bản Của Chủ Nghĩa Mac – Lênin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 Mười Nga vĩ đại. Các mâu thuẫn của thời đại vẫn tồn tại chỉ thay đổi hình thức biểu hiện và đặt ra yêu cầu mới phải giải quyết.
b) Các nước xã hội chủ nghĩa còn lại tiến hành cải cách, đổi mới và ngày càng đạt được những thành tựu to lớn
Trong khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, các nước xã hội chủ nghĩa còn lại tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải cách, đổi mới một cách toàn diện, nhờ đó chế độ xã hội chủ nghĩa ở những nước này không chỉ đứng vững mà còn tiếp tục được đổi mới và phát triển.
Trong đó, Trung Quốc và Việt Nam là hai nước đã tiến hành công cuộc cải cách, đổi mới tương đối thành công nhất. Trên cơ sở vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của mỗi nước, đã tìm ra con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện lịch sử mới. Tuy Trung Quốc và Việt Nam có những sự khác biệt nhất định trên nhiều phương diện, nhưng công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc và công cuộc đổi mới ở Việt Nam có những nét tương đồng sau đây:
- Đã từ bỏ mô hình kinh tế kế hoạch tập trung chuyển sang kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa (Trung Quốc) hoặc theo định hướng xã hội chủ nghĩa (Việt Nam). Với những đặc trưng: đa dạng hoá hình thức sở hữu, trong đó quốc hữu giữ vai trò chủ thể (Trung Quốc), hoặc công hữu là nền tảng (Việt Nam), kinh tế nhà nước là chủ đạo; sở hữu cổ phần được xem là hình thức chủ yếu của chế độ công hữu (Trung Quốc), hoặc doanh nghiệp cổ phần trở thành hình thức tổ chức kinh tế phổ biến (Việt Nam); đa dạng hoá hình thức phân phối, xem trọng phân phối theo lao động, bảo đảm quyền kinh doanh bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp, không phân biệt đối xử, giá cả, tỷ giá, lãi suất do thị trường xác định có sự điều tiết của Nhà nước; phát triển đồng bộ các loại thị trường từ hàng hoá đến dịch vụ, thị trường chứng khoán; thực hiện các chương trình phúc lợi xã hội rộng lớn, xoá đói giảm nghèo, giữ gìn môi trường, v.v
- Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo hướng xây dựng hệ thống luật pháp ngày càng tương đồng với hệ thống luật pháp hiện đại, đặc biệt là phù hợp với những cam kết quốc tế; giảm dần sự can thiệp vi mô, sự can thiệp vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, gia tăng quản lý vĩ mô, gia tăng sự phân quyền cho các địa phương; thực hiện chế độ dân chủ nói chung, đặc biệt là ở các cơ sở theo hướng công khai, minh bạch, gia tăng sự giám sát của các cấp, của công luận, của Quốc hội, của Hội đồng nhân dân các cấp, của các tổ chức xã hội, tinh giản bộ máy và biên chế, v.v
- Xây dựng các tổ chức xã hội phi chính phủ đa dạng gồm các hội nghề nghiệp, văn hoá, tôn giáo, xã hội... các tổ chức này ngày càng có vai trò to lớn trong các lĩnh vực mà Nhà nước không với tay tới, như từ thiện, cứu trợ người nghèo, v.v...
- Hội nhập quốc tế sâu rộng, tham gia vào hầu hết các tổ chức quốc tế. Liên hợp quốc, các tổ chức khu vực, đặc biệt là đã gia nhập WTO, trở thành những quốc gia tích cực trong hội nhập khu vực ASEAN, Đông Á.
 - Bảo đảm sự cầm quyền và lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trên tất cả các mặt. Sự lãnh đạo và cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc, của Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang được đổi mới theo hướng khoa học, dân chủ và hiệu quả hơn, phù hợp với điều kiện cụ thể của Trung Quốc và Việt Nam.
Tổng kết gần 30 năm cải cách mở cửa của Trung Quốc (1978 - 2007), Đại hội XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 10 năm 2007) đã khẳng định: Cuộc đại cải cách, đại mở cửa chưa từng diễn ra trong lịch sử đã huy động tính tích cực của hàng trăm triệu người khắp các địa phương, làm cho nước ta thực hiện thành công bước ngoặt lịch sử vĩ đại từ thế chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ sang kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa tràn đầy sức sống, từ đóng cửa, hé cửa đến mở cửa toàn diện... Thực tế chứng minh một cách hùng hồn rằng, cải cách, mở cửa là sự lựa chọn then chốt của vận mệnh Trung Quốc đương đại là con đường tất yếu phát triển chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, thực hiện chấn hưng dân tộc Trung Hoa vĩ đại; chỉ có chủ nghĩa xã hội mới cứu được Trung Quốc, phát triển được chủ nghĩa xã hội và phát triển được chủ nghĩa Mác.
Tổng kết 20 năm đổi mới của Việt Nam (1986 - 2006), Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 4 năm 2006) đã khẳng định: Để đi lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế” Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 69.
, thế và lực của các nước xã hội chủ nghĩa không ngừng tăng lên. Bất chấp sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, các nước xã hội chủ nghĩa đã giành được nhiều thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
Theo các số liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế công bố tháng 4- 2008 (không có số liệu của Cuba và Triều Tiên) tỷ trọng GDP của ba nước Trung Quốc, Việt Nam và Lào trong GDP toàn thế giới đã tăng từ hơn 1,72% năm 1991 lên 6,12% năm 2007. GDP của Trung Quốc năm 2007 đã tăng gấp hơn 2,7 lần so với năm 2000 và gấp hơn 8,38 lần so với năm 1990. Các số liệu tương ứng của Việt Nam là 2,25 và 10,2 lần; của Lào là 2,35 và 4,68 lần. 
Hơn 20 năm qua. Trung Quốc luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hàng đầu thế giới, thường xuyên ở mức hai con số. Năm 2005, GDP của Trung Quốc tăng l0,4%; năm 2008 tăng 11,4%. Vào năm 2005, Trung Quốc đã vươn lên vị trí thứ tư thế giới, chỉ đứng sau Mỹ, Nhật Bản và Đức (đạt 3.251 tỷ USD năm 2007). Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Lào 5 năm qua liên tục đạt trên 7%/năm. Kinh tế Cuba mấy năm nay liên tục tăng trưởng khá cao; tốc độ tăng trưởng GDP năm 2005 đạt 11,8%, năm 2006 đạt 12,5%, năm 2007 đạt trên 7,5%.
Những đóng góp, uy tín và vị thế của các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là Trung Quốc được quốc tế thừa nhận và đánh giá cao. Các nước xã hội chủ nghĩa tích cực hoạt động tại các diễn đàn đa phương lớn của thế giới. 
c) Đã xuất hiện những nhân tố mới của xu hướng đi lên chủ nghĩa xã hội ở một số quốc gia trong thế giới đương đại 
Trong tình hình chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào, ở nhiều nơi trên thế giới hiện nay, đặc biệt là ở Mỹ Latinh, từ những năm 1990 đã xuất hiện xu thế thiên tả và ngày càng phát triển mạnh lên thành một trào lưu vào đầu thế kỷ XXI. Từ 1998 đến nay, thông qua bầu cử dân chủ, các chính phủ cánh tả, tiến bộ đã lên cầm quyền ở 11 nước Mỹ Latinh.
Trong số các nước Mỹ Latinh do cánh tả cầm quyền hiện nay, nhiều nước tuyên bố đi lên chủ nghĩa xã hội.
Từ năm 2005, Tổng thống Vênêxuêla Hugo Chavez nhiều lần công khai tuyên bố mục tiêu của cuộc cách mạng ở Vênêxuêla là đưa đất nước đi lên “chủ nghĩa xã hội”. Trong bài phát biểu ngày 3 tháng 12 năm 2006, ngay sau khi tái đắc cử Tổng thống Hugo Chavez đã một lần nữa khẳng định: “Vênêxuêla sẽ tiếp tục con đường đi lên chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” với các nội dung cơ bản sau: 
-Về tư tưởng: lấy chủ nghĩa Mác, tư tưởng cách mạng và tiến bộ của Ximôn Bôliva, tư tưởng nhân đạo Thiên Chúa giáo làm nền tảng.
- Về chính trị: nhấn mạnh tư tưởng “dân chủ cách mạng” và “chính quyền nhân dân”, theo đó nhân dân có trách nhiệm cùng tham gia quyết định vận mệnh của đất nước, tham gia vào công việc xây dựng một nhà nước pháp quyền, thực hiện công bằng xã hội; xây dựng một mô hình xã hội mới, nơi mà mọi người dân đều có chỗ đứng cho dù đó là một thổ dân...
- Về kinh tế: chủ trương thực hiện kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước và hợp tác xã nắm vai trò chủ đạo; nhấn mạnh việc giành lại chủ quyền quốc gia dân tộc đối với tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dầu mỏ, nước sạch và môi sinh...
- Về xã hội: chủ trương thực hiện phân phối công bằng của cải xã hội để giải quyết vấn đề bất bình đẳng và phân hoá xã hội...
- Về đối ngoại: thúc đẩy khối đoàn kết Mỹ Latinh và quan hệ hữu nghị với tất cả các nước; lấy hợp tác thay thế cho cạnh tranh; lấy hội nhập thay cho bóc lột, đấu tranh cho một thế giới đa cực, dân chủ...
- Về cách làm, bước đi: kế thừa những mặt tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, Đông Âu trước đây; không rập khuôn, sao chép, mà phải thường xuyên đổi mới và sáng tạo; bên cạnh phát triển kinh tế, coi trọng các giá trị đạo đức tinh thần; đoàn kết dân tộc; chú trọng kinh nghiệm quốc tế của các nước xã hội chủ nghĩa như Cuba, Việt Nam, Trung Quốc,... Xem : Hội đồng Lý luận Trung ương: Những vấn đề lý luận và thực tiễn mới đặt ra trong tình hình hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.1, tr. 308-309.
. 
Tổng thống Bôlivia Êvô Môralét nói rằng, chủ nghĩa xã hội là ước mơ của các dân tộc Mỹ Latinh. Chủ nghĩa xã hội này dựa trên chủ nghĩa Mác - Lênin, nó phải có sức mạnh như thế nào để người ta cổ vũ dân tộc họ vươn tới. Êcuađo và Nicaragoa cũng đã tuyên bố lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa.
Sự xuất hiện của “Chủ nghĩa xã hội Mỹ Latinh thế kỷ XXI” còn điểm này, điểm khác phải tiếp tục nghiên cứu và theo dõi, nhưng rõ ràng những biểu hiện đó đã và đang thể hiện sự tác động sâu xa và sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa xã hội hiện thực đối với các dân tộc Mỹ Latinh, thể hiện bước tiến mới của chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Đó là một thực tế lịch sử chứng minh cho sức sống và khả năng phát triển của chủ nghĩa xã hội, củng cố niềm tin vào lý tưởng cộng sản chủ nghĩa.
Tóm lại, từ diễn biến của tình hình thế giới từ Cách mạng Tháng Mười Nga đến nay có thể khẳng định rằng: chủ nghĩa xã hội trên thế giới, từ những bài học thành công và thất bại và sự thức tỉnh của các dân tộc, nhất định sẽ có bước phát triển mới, theo quy luật khách quan của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội nhất định là tương lai của xã hội loài người.

File đính kèm:

  • docGiao trinh - Nhung nguyen ly co ban cua CN MLN[k2xd[1].jin.vn].doc
Bài giảng liên quan