Giáo trình Phương pháp "bàn tay nặn bột" trong dạy học các môn khoa học ở trường tiểu học và trung học cơ sở

LỜI NÓI ĐẦUU. 4

CHƯƠNG 1 . 5

GIỚI THIỆU VỀ LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHƯƠNG

PHÁP "BÀN TAY NẶN BỘT". 5

1.1. Khái quát về phương pháp “Bàn tay nặn bột”. 5

1.2. Sự ra đời và phát triển của phương pháp BTNB ở Pháp. 5

1.3. Giáo sư Georges Charpak - Người khai sinh phương pháp BTNB . 8

1.4. Phương pháp BTNB trên thế giới. 12

1.5. Phương pháp BTNB tại Việt Nam. 13

CHƯƠNG 2 . 18

LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG PHÁP "BÀN TAY NẶN BỘT" . 18

2.1. Cơ sở khoa học của phương pháp BTNB. 18

2.2. Các nguyên tắc cơ bản của phương pháp BTNB . 40

2.3. Tiến trình dạy học theo phương pháp BTNB. 44

2.4. Mối quan hệ giữa phương pháp BTNB với các phương pháp dạy học khác. 52

CHƯƠNG 3 . 58

CÁC KỸ THUẬT DẠY HỌC VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG CHO HỌC SINH

TRONG PHƯƠNG PHÁP "BÀN TAY NẶN BỘT" . 58

3.1. Tổ chức lớp học. 58

3.2. Kỹ thuật tổ chức hoạt động thảo luận cho học sinh. 60

3.3. Kỹ thuật tổ chức hoạt động nhóm trong phương pháp BTNB . 67

3.4. Kỹ thuật đặt câu hỏi của giáo viên . 69

3.5. Rèn luyện ngôn ngữ cho học sinh thông qua dạy học theo phương pháp BTNB . 72

23.6. Kĩ thuật chọn ý tưởng, nhóm ý tưởng của học sinh . 78

3.7. Hướng dẫn học sinh đề xuất thí nghiệm nghiên cứu hay phương án tìm câu trả lời. 80

3.8. Hướng dẫn học sinh sử dụng vở thí nghiệm . 82

3.9. Hướng dẫn học sinh phân tích thông tin, hiện tượng quan sát khi nghiên cứu để đưa rakết luận . 92

3.10. So sánh kết quả thu nhận được và đối chiếu với kiến thức khoa học. 93

3.11. Đánh giá học sinh trong dạy học theo phương pháp BTNB. 94

CHƯƠNG 4 . 96

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP "BÀN TAY NẶN BỘT" TRONG DẠY HỌC

CÁC MÔN KHOA HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠSỞ. 96

4.1. Những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng phương pháp BTNB tại Việt Nam . 96

4.2. Lựa chọn chủ đề dạy học theo phương pháp BTNB. 99

4.3. Lựa chọn và sử dụng thiết bị dạy học trong phương pháp BTNB. 101

4.4. Tổ chức hoạt động quan sát và thí nghiệm trong phương pháp BTNB . 105

4.5. Ví dụ minh họa về tiến trình dạy học theo phương pháp BTNB . 115

pdf130 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 829 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Phương pháp "bàn tay nặn bột" trong dạy học các môn khoa học ở trường tiểu học và trung học cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 vở thí nghiệm của học 
sinh để nắm bắt các kết quả thí 
nghiệm. Đưa ra những gợi ý, hướng 
dẫn cần thiết để các nhóm đi đúng 
hướng, tuy nhiên không làm giúp 
học sinh. 
Học sinh tiến hành thí nghiệm 
theo nhóm nhỏ. 
TN1: Kiểm nghiệm sự phụ 
thuộc của tốc độ bay hơi vào 
nhiệt độ của chất lỏng. 
TN2: Kiểm nghiệm sự phụ 
thuộc của tốc độ bay hơi vào 
gió. 
TN3: Kiểm nghiệm sự phụ 
thuộc của tốc độ bay hơi vào 
mặt thoáng. 
Ghi cách tiến hành các thí 
nghiệm và kết quả tương ứng 
vào vở thí nghiệm. 
Mỗi nhóm ghi cách làm thí 
nghiệm và kết quả thí nghiệm 
lên từ giấy A0 để báo cáo và 
thảo luận. 
Bước 5: Kết luận, hợp thức hóa kiến thức 
Giáo viên yêu cầu các nhóm học Đại diện các nhóm học sinh báo 
 123
sinh báo cáo kết quả thí nghiệm và 
thảo luận. Có thể yêu cầu mỗi nhóm 
ghi kết quả thí nghiệm của nhóm 
mình vào tờ giấy A0 để treo lên và 
so sánh. 
Nêu các câu hỏi để học sinh giải 
thích thêm về các kết quả thí 
nghiệm thu được. 
cáo kết quả thí nghiệm của 
nhóm mình, trả lời các câu hỏi 
của nhóm bạn. 
Ghi chép các kết luận về kiến 
thức sau khi thống nhất chung 
toàn lớp. 
PHIẾU TỔNG KẾT KIẾN THỨC 
1. Sự bay hơi 
- Sự bay hơi là hiện tượng nước biến thành hơi nước. 
- Không phải chỉ nước mới bay hơi, mọi chất lỏng đều có thể bay hơi. 
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi 
Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào: Nhiệt độ, gió và diện 
tích mặt thoáng của chất lỏng. 
Giáo viên phát cho học sinh phiếu 
tổng kết kiến thức. Giao cho học 
sinh tiếp tục tìm hiểu về ứng dụng 
của sự bay hơi trong cuộc sống. 
Nhận các phiếu tổng kết kiến 
thức và dán vào vở thí nghiệm. 
Làm báo cáo về việc tìm hiểu 
các ứng dụng của sự bay hơi. 
Bài 3: LỰC ĐẨY ÁC SI MÉT VÀ SỰ NỔI 
1. Mục tiêu bài học 
 Sau bài học, học sinh: 
 - Phát biểu và viết được biểu thức lực đẩy Ác si mét trong chất 
lỏng, 
 - Nêu được điều kiện một vật chìm, nổi, lơ lửng trong chất lỏng, 
 124
 - Xác định được độ lớn của lực đẩy Ác si mét khi một vật nổi 
trên mặt thoáng của chất lỏng. 
2. Thiết bị dạy học 
- Bộ thí nghiệm về lực đẩy Ác si mét; 
- Bóng bàn: 3 quả; 
- Bình thủy tinh 500 ml; 
- Xi lanh và kim tiêm. 
3. Tiến trình dạy học cụ thể 
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 
Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề 
Giáo viên gợi lại cho học sinh thấy 
rằng khi thả các vật vào nước ta 
thường thấy có vật thì chìm vào 
trong nước nhưng có vật thì lại nổi 
trên mặt nước. Yêu cầu học sinh lấy 
một số ví dụ trong thực tế về các vật 
nổi/chìm trong nước và nêu câu hỏi: 
Với điều kiện nào thì một vật chìm 
trong nước? Với điều kiện nào thì 
một vật nổi trên mặt nước? 
Học sinh nêu được một số ví dụ 
trong thực tế như: 
- Hòn đá (sỏi, gạch) chìm trong 
nước; 
- Tàu, thuyền, xuồng nổi trên 
mặt nước; 
- Cái lá, miếng bấc nổi trên mặt 
nước; 
... 
Bước 2: Bộc lộ biểu tượng ban đầu 
Trong khi học sinh viết ra các ý kiến 
của mình về điều kiện chìm/nổi của 
một vật, giáo viên đi xuống và quan 
sát vở thí nghiệm của một số học 
sinh để nắm bắt nhanh các quan 
niệm ban đầu của học sinh về sự 
chìm, nổi của các vật. Trong quá 
trình quan sát, cố gắng nắm bắt 
nhanh những quan niệm khác biệt 
Học sinh làm việc cá nhân, ghi 
những quan niệm của mình về 
điều kiện vật nổi/chìm trong 
nước. 
Có thể có một số nhóm quan 
niệm ban đầu như sau: 
- Vật nặng thì chìm, vật nhẹ thì 
nổi; 
 125
của học sinh, chọn những học sinh 
có quan niệm "sai" nhiều nhất để 
yêu cầu lên trình bày trước, những 
học sinh có quan niệm "đúng" nhất 
cho trình bày sau. 
- Vật ngấm nước thì chìm, vật 
không ngấm nước thi nổi; 
- Vật đặc thì chìm, vật rỗng thì 
nổi; 
Vật có đáy hẹp thì chìm, vật có 
đáy rộng thì nổi. 
... 
Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án thí nghiệm 
Tổ chức cho học sinh nêu các quan 
niệm ban đầu và thảo luận. Chú ý 
làm cho học sinh phát hiện được 
những mâu thuẫn như: 
- Có vật rất nặng nhưng vẫn nổi, 
ngược lại có khi vật rất nhẹ thì lại 
chìm; 
- Các vật nổi luôn có một phần bị 
ngập trong nước. Vật càng nặng thì 
phần bị chìm vào nước càng nhiều; 
- Các vật nổi có thể nằm cân bằng 
trên mặt nước. 
Từ các quan niệm ban đầu, học 
sinh đưa ra các câu hỏi như: 
- Lực "đỡ" cho các vật nổi trên 
mặt nước có liên quan gì đến 
phần vật bị ngập trong chất 
lỏng không? 
- Với các vật bị chìm vào trong 
nước thì có lực "đỡ" như đối 
với các vật nổi không? 
Giáo viên yêu cầu học sinh đề xuất 
các phương án thí nghiệm nhằm tìm 
kiếm câu trả lời cho các câu hỏi mà 
học sinh nêu ra bằng cách nêu các 
câu hỏi: 
- Theo các em, làm thế nào có thể 
kiểm tra xem lực "đỡ" của nước có 
phụ thuộc gì vào phần vật bị ngập 
trong nước hay không? 
- Theo các em, ta có thể kiểm tra 
Học sinh đề xuất các phương án 
thí nghiệm: 
- Tìm hiểu xem phần bị ngập 
của vật trong nước phụ thuộc 
thế nào vào trọng lượng của 
vật, dùng quả bóng bàn, bơm 
dần nước vào trong và thả lên 
mặt nước để quan sát phần bị 
ngập vào trong nước. 
- Để tìm hiểu xem có lực nào 
 126
xem vật bị ngập trong nước có chịu 
tác dụng của lực "đỡ" như trường 
hợp vật nổi hay không bằng cách 
nào? Nếu có lực đó thì có thể đo 
được độ lớn của nó không và đo 
bằng cách nào? 
tác dụng lên vật ngập trong 
nước hay không và nếu có thì 
độ lớn bằng bao nhiêu, dùng 
lực kế treo vật vào để đo trọng 
lượng khi ở ngoài không khí, 
sau đó nhúng vật ngập vào 
nước và quan sát số chỉ của lực 
kế. 
Bước 4: Tiến hành thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu 
Giáo viên phát cho học sinh các 
dụng cụ thí nghiệm: 
- Một số vật như: hòn sỏi, miếng 
sắt, miếng bấc hoặc nút nhựa...; 
- Bóng bàn (3 quả); 
- Xi lanh có kim tiêm; 
- Bộ thí nghiệm lực đẩy Ác si mét 
gồm: Bình chia độ; Bình tràn; Lực 
kế và giá thí nghiệm; Vật hình trụ 
có vạch chia; Cốc nhựa hình trụ 
cùng thể tích với vật có vạch chia. 
Yêu cầu học sinh tiến hành thí 
nghiệm, vẽ hình bố trí thí nghiệm và 
ghi các kết quả thí nghiệm vào vở 
thí nghiệm. 
Trong quá trình học sinh làm thí 
nghiệm, giáo viên đi đến từng nhóm 
để giúp đỡ học sinh khi cần, quan 
sát nhanh vở thí nghiệm của học 
sinh để nắm bắt các kết quả thí 
nghiệm. Đưa ra những gợi ý, hướng 
dẫn cần thiết để các nhóm đi đúng 
hướng, tuy nhiên không làm giúp 
Học sinh tiến hành thí nghiệm 
theo nhóm nhỏ. 
TN1: - Thả các quả bóng bàn 
vào nước trong bình chia độ, 
quan sát và đánh dấu phần bị 
ngập vào nước. 
- Dùng xi lanh bơm một ít nước 
vào một trong các quả bóng bàn 
rồi thả vào nước, quan sát và 
đánh dấu phần ngập trong 
nước. 
- Bơm dần nước vào trong quả 
bóng và lặp lại thí nghiệm, 
quan sát, ghi lại kết quả và 
nhận xét. 
TN2: - Treo quả nặng hình trụ 
có vạch chia vào lực kế (treo 
trên giá thí nghiệm) để đo trọng 
lực của nó ngoài không khí, ghi 
lại kết quả đo. 
- Giữ nguyên vật trên lực kế, 
thả cho vật ngập dần vào trong 
nước, đọc số chỉ của lực kế 
 127
học sinh. tương ứng, ghi lại kết quả và su 
ra lực đẩy của nước tác dụng 
lên quả nặng. 
Bước 5: Kết luận, hợp thức hóa kiến thức 
Giáo viên yêu cầu các nhóm học 
sinh báo cáo kết quả thí nghiệm và 
thảo luận. Có thể yêu cầu mỗi nhóm 
ghi kết quả thí nghiệm của nhóm 
mình vào tờ giấy A0 để treo lên và 
so sánh. 
Nêu các câu hỏi để học sinh giải 
thích thêm về các kết quả thí 
nghiệm thu được. 
Đại diện các nhóm học sinh báo 
cáo kết quả thí nghiệm của 
nhóm mình, trả lời các câu hỏi 
của nhóm bạn. 
Ghi chép các kết luận về kiến 
thức sau khi thống nhất chung 
toàn lớp. 
PHIẾU TỔNG KẾT KIẾN THỨC 
1. Lực đẩy Ác si mét 
- Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy 
hướng từ dưới lên trên, gọi là lực đẩy Ác si mét. 
- Độ lớn của lực đẩy Ác si mét tỷ lệ thuận với thể tích của phần chất 
lỏng bị vật chiếm chỗ. 
- Ngoài ra, có thể chứng minh được lực đẩy Ác si mét phụ thuộc vào 
bản chất của chất lỏng, cụ thể là trọng lượng riêng của chất lỏng. 
- Công thức tính lực đẩy Ác si mét là: FA = d.V 
(d.V chính là trọng lượng của chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Sử dụng bộ 
thí nghiệm đã cho, em hãy đề xuất phương án thí nghiệm nhằm kiểm 
nghiệm lại công thức nói trên) 
2. Điều kiện chìm/nổi của một vật 
- Khi bị ngập hoàn toàn trong chất lỏng, nếu lực đẩy Ác si mét nhỏ 
hơn trọng lực tác dụng lên vật thì vật sẽ chìm trong chất lỏng, nếu lực 
đẩy Ác si mét lớn hơn trọng lực thì vật sẽ nổi lên mặt chất lỏng. 
- Khi đã nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ác si mét (Độ lớn chỉ còn 
 128
bằng trọng lượng của phần thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ) cân 
bằng với trọng lực tác dụng lên vật. 
- Trường hợp đặc biệt, nếu khi vật bị ngập hoàn toàn trong chất lỏng 
mà lực đẩy Ác si mét đúng bằng trọng lực tác dụng lên vật thì vật sẽ 
lơ lửng trong chất lỏng. Khi đó, trọng lượng riêng của chất làm vật 
đúng bằng trọng lượng riêng của chất lỏng. 
- Từ đó suy ra: 
 Khi dv > dcl thì vật chìm 
 Khi dv < dcl thì vật nổi 
 Khi dv = dcl thì vật lơ lửng 
Giáo viên phát cho học sinh phiếu 
tổng kết kiến thức. Giao cho học 
sinh tiếp tục đề xuất phương án thí 
nghiệm để nghiệm lại công thức 
tính lực đẩy Ác si mét và tìm cách 
làm cho quả bóng bàn lơ lửng trong 
nước. 
Nhận các phiếu tổng kết kiến 
thức và dán vào vở thí nghiệm. 
Đề xuất phương án thí nghiệm 
và chuẩn bị cho buổi thực hành 
tiếp theo. 
 129
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đỗ Hương Trà, Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học 
Vật lí ở trường phổ thông, NXBĐHSP, 2011. 
2. Nguyễn Vinh Hiển, Hoạt động quan sát và thí nghiệm trong dạy và 
học thực vật học ở trung học cơ sở, NXBGD, 2006. 
3. Nguyễn Xuân Thành (chủ biên), Nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị 
dạy học và tài liệu bổ trợ trong phương pháp dạy học tích cực, Tài 
liệu tập huấn giáo viên, Dự án giáo dục THCS vùng khó khăn nhất, 
Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2011. 
4. Bùi Phương Nga (chủ biên), Học tích cực, Tài liệu tập huấn giáo 
viên, Dự án giáo dục THCS vùng khó khăn nhất, Bộ Giáo dục và Đào 
tạo, 2011. 
5. Website:  
6. Website:  
 130

File đính kèm:

  • pdfPP bàn tay nặn bột- ĐH Thái Nguyên.pdf
Bài giảng liên quan