Giáo trình Sáng tác ca khúc

MỞ ĐẦU:

Để chuẩn bị cho mình một vốn liếng phong phú về ngôn ngữ

dùng trong việc sáng tác ca khúc thì điều đầu tiên là phải

chịu khó tìm đọc, xem xét, nghiên cứu tất cả các loại văn

thơ . . . . từ cổ chí kim, nhất là các văn thơ Việt-Nam như: Truyện

Kiều, Lục-Vân-Tiên, Cung Oán Ngâm Khúc, thơ Tiền Chiến, Hậu

Chiến, Hòa-Bình . . . nói chung là tất cả các thể loại, để nhờ đó ta có

một tư tưởng phóng khoáng, đẹp đẽ, trong sáng, dồi dào về ngữ văn.

Vì sáng tác ca khúc rất cần đến lời ca thanh lịch, gọn gàng, trau

chuốt, có kiến thức . . . Như thế tư tưởng của ta sẽ tự nhiên cảm nhận

được những tinh túy về ngữ văn, nhất là mang theo được cái đặc tính

Đông Phương mỏng dòn, thanh lịch . . .

Sáng tác ca khúc có giá trị hay không thì tùy thuộc vào 3 yếu tố:

tiết tấu, âm điệu và hòa âm (đối với Việt văn thì hòa âm chỉ có tính cách thứ yếu).

 

pdf56 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1315 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Sáng tác ca khúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 là Cung, Thương, 
Giốc, Chủy, Vũ theo chu trình sinh quãng 5. 
Nốt E và B sinh ra cuối cùng, nhưng vì chỉ cách F và C có nửa 
cung nên nhiều khi bị lẫn lộn với nhau nên người ta gọi tên E và B là 
biến cung, vì giống 2 nốt đầu: F và C mà chỉ biến đi chút ít thôi. 
Hệ thống ngũ âm Trung-Hoa được xếp đặt từ nốt F, G, A, C, D. 
Tạo thành một pycnon (quãng 3 trưởng) ở ngay đầu hệ thống. 
Nhạc ngũ âm ở Việt-Nam chúng ta cũng đã được tìm tòi ra và 
phát triển trong quần chúng, nhưng không có sự sắp xếp theo hệ 
thống. Mãi đến khi quân Mông-Cổ xâm lăng nước ta và mang theo 
hệ thống âm nhạc Trung-Hoa vào Việt-Nam, người Việt-Nam dựa 
vào đó mà sắp xếp lại hệ thống âm nhạc của mình, chỉ khác một điều 
Giáo Trình Sáng Tác Ca Khúc * 47
là chuỗi pycnon lại nằm ở cuối hệ thống, khác với của Trung-Hoa là 
ở đầu hệ thống. 
Trong nhạc ngũ âm Việt-Nam người ta cũng có từng kiểu nhạc, 
từng giọng nhạc khác nhau theo từng miền. Sự nối kết một số âm 
khác nhau, cách dùng thêm các biến cung khác nhau. 
Các nhị cung, tam cung, tứ cung, ngũ cung, lục cung, thất cung này 
được dùng theo từng giọng ca văn, đọc xướng, ngâm thơ, hát . . . đó 
là sự phát triển dần lên của nhạc Việt-Nam. 
Các bài hát do người Mông-Cổ mang theo vào Việt-Nam có tất cả 
10 bài: Tẩu Mã, Sơn Đông, Hướng Mã, Lưu Thủy, Hành Vân, Lý 
Ngựa Ô . . . 
48 * Giáo Trình Sáng Tác Ca Khúc 
Trên đây là 3 hệ thống trong nhạc Ngũ Âm. Hệ thống I cung F, hệ 
thống II cung Dm, hệ thống III cung G. 
Mỗi hệ thống có những nốt cột trụ. Theo Tây Phương những nốt 
cột trụ ấy là chủ âm và áp âm theo từng hệ thống riêng, theo các 
cung F, Dm và G. Các nốt phụ khác là những nốt khác với 2 nốt cột 
trụ theo từng hệ thống. 
Khi viết bài theo các hệ thống, ta muốn viết ở hệ thống nào thì 
xác định rõ nốt cột trụ của hệ thống đó bằng cách cho 2 nốt cột trụ có 
mặt ngay câu nhạc mở đầu. Ta nên luôn nhắc đi nhắc lại và keó dài 
để xác định rõ hệ thống chính của bài. 
Trong nhạc ngũ âm nhờ sự hình thành từ chu kỳ quãng 5 mà ta có 
thể xác định chuyển vị lên nhiều Ton khác nhau: F, G, C, Dm. Trong 
một bài nhạc ta có thể chuyển sang ton khác, không cần phải theo 
thứ tự của nó và cũng không phải trở về ton cũ nữa. Khi chuyển lên, 
chuyển xuống hoặc vào bài ta xác định cung của đoạn đó bằng cách 
dùng nốt chủ âm và át âm nhiều để nhận rõ ngay cung chính, khi 
chuyển vị ta dùng chủ âm và át âm của của vị trí mới để xác định nó. 
Ta có thể dừng bài nhạc ở bất cứ vị trí nào trong bài đều được cả. 
- Chuyển hệ: ta chuyển từ hệ thống căn bản này sang hệ thống 
căn bản khác để pha trộn màu sắc. 
- Chuyển vị: dùng các biến cung B, E, Bb, Eb để chuyển dòng 
nhạc tối hơn hoặc sáng hơn, từ cung chính sang bậc V thứ, bậc II thứ 
. . . 
Chuyển hệ của nhạc ngũ âm tiện lợi hơn nhạc thất âm, vì chuyển 
từ cung này qua cung khác, hệ thống này qua hệ thống khác chỉ cần 
dùng nốt chủ âm và át âm là đủ. Còn nhạc thất âm thì phải dùng nốt 
cảm âm, hợp âm đặc biệt . . . 
Giáo Trình Sáng Tác Ca Khúc * 49
SO SÁNH HAI DÂY NHẠC: 
TÂY PHƯƠNG VÀ ĐÔNG PHƯƠNG: 
Ta nhận thấy hai dây nhạc cũng có những bán cung giống nhau, 
cũng dùng 12 bán cung như nhau, chỉ khác một điều là nhạc Tây 
phương bắt đầu từ C, nhạc Đông phương bắt đầu từ F. 
Trong nhạc Đông phương có 3 cung chính phù hợp 3 hệ thống: F, 
Dm và G. Tuy nhiên ta có thể chuyển lên hoặc xuống các cung khác, 
miễn là tuân theo thứ tự cung và nửa cung trong từng hệ thống viết là 
ra ngay. 
Tất cả các giọng dân ca của Việt-Nam đều dựa vào 5 nốt chính: F, 
G, A, C, D. Nhưng tùy theo sắc giọng và tâm tình của từng miền mà 
người ta dùng một số nốt riêng biệt để tạo ra giọng dân ca riêng cho 
từng vùng. Nhiều khi còn dùng thêm các biến cung E, Eb, B và Bb để 
tạo nét độc đáo riêng cho từng miền, từng giọng. 
Muốn viết giọng dân ca miền nào thì thì ta viết theo cách móc nối 
và sử dụng số nốt riêng của miền đó, ngoài ra ta còn có thể kết hợp 
thêm sự chuyển hệ và các biến cung để viết cho nốt nhạc thêm 
phong phú và rõ nét từng loại dân ca, từng miền dân ca . . . 
Ví dụ: dân ca miền Thượng, Trung, Nam, Bắc . . . 
a. Dân ca Tây Nguyên: ưa viết khai thác các biến cung E và B, 
khai thác triệt để các nửa cung E → F, B → C . . . (chú ý quan trọng: 
dân ca Tây Nguyên kiêng (không dùng) nốt bậc II và nốt bậc VI, vd: 
Bài viết ở cung C, kiêng nốt bậc II là nốt D và nốt bậc VI là nốt A), 
khi đệm đàn cũng phải chú ý kiêng 2 nốt này) 
50 * Giáo Trình Sáng Tác Ca Khúc 
LÝ THUYẾT BỔ TÚC NHẠC NGŨ ÂM: 
Ngũ cung: 
Quan điểm và tên gọi Ngũ Âm của nhạc sĩ Hùng-Lân: 
Tên gọi của các bậc âm trong hệ thống nhạc ngũ âm thường được 
sử dụng: 
Giáo Trình Sáng Tác Ca Khúc * 51
Bất cứ ngũ âm viết ở giọng nào, ta đều lấy tên chung là “Hò” đặt 
cho quãng 5 của giọng đó và tính nốt đó ở vị trí đầu tiên. 
Ở nhạc Việt-Nam, hệ thống nhạc được dùng tương tự như nhạc 
Trung-Hoa và Tây phương. Chỉ khác ở một chỗ là hệ thống nhạc 
Việt-Nam trên lý thuyết thì pycnon (chuỗi 3 nốt liên tiếp) luôn được 
đặt ở đằng sau. 
Nhạc Trung-Hoa thì pycnon đặt đàng trước nên rất sát với nhạc 
Tây phương. 
Tương tự cung Fa của Tây phương. 
TÊN GỌI NHẠC VÀ GIỌNG 
THEO NHẠC TRUNG-HOA: 
Tên gọi hệ thống và nốt nhạc chưa được thống nhất, nên nhất thời 
ta dùng tên gọi của hệ thống Tây phương để dễ hiểu. 
Mỗi loại dân ca theo vùng thì có thói quen sử dụng riêng theo tính 
cách riêng của vùng đó. 
Khi viết dân ca miền nào thì ta viết theo thói quen của miền đó, 
thường thêm bớt một vài nốt trong hệ thống và biến cung. 
52 * Giáo Trình Sáng Tác Ca Khúc 
Các chuyển động nhảy quãng 4 và quãng 5 thường được sử dụng 
trong nhạc dân tộc, người ta gọi đó là những thói quen của dân ca. 
PHƯƠNG PHÁP ĐỂ CHUYỂN HỆ: 
Ta muốn chuyển dòng nhạc từ hệ thống này sang hệ thống khác 
(gọi tắt là chuyển hệ) thì chỉ cần dùng các biến cung để tạo ra những 
pycnon mới, những pycnon tùy theo từng hệ thống để ta xác định hệ 
thống nhạc mới chuyển qua. 
Khi chuyển hệ qua hệ thống mới nếu muốn duy trì hệ thống nhạc 
mới đó thì ta dùng các thói quen quãng 4 và quãng 5 của hệ thống đó 
để xác định. 
Ta nên dùng pha vài hệ thống với nhau để bài nhạc được phong 
phú hơn. 
Các biến cung thường dùng là 2 biến cung mới và gần hệ thống: 
Theo ký âm của nhạc Tây phương thì 2 biến cung này là nốt bậc 
IV và bậc VII của hệ thống. Ta có thể dùng ở cao độ E và B thường 
hoặc Eb và Bb cũng được, cần lưu ý là nếu dùng các biến cung thì 
phải tránh dùng các chuyển động quãng 2 thứ (D → Eb, A → Bb), 
trừ vài dòng dân ca có nét đặc thù là quãng 2 thứ, ngoài ra ta đều 
phải tránh vì nếu có chuyển động quãng 2 thứ sẽ mất tính chất dân ca 
Việt-Nam ngay. 
Hai biến cung E và B có thể già hoặc non theo dân ca từng vùng. 
Vừa thì là E và B, già thì là F và C, non thì là Eb và Bb, non quá thì 
là D và A. 
Giáo Trình Sáng Tác Ca Khúc * 53
SỬ DỤNG HÒA ÂM CHO NGŨ CUNG: 
Theo Ngũ Cung ta có 5 nốt là: F, G, A, C, D. Ta có thể dựng hợp 
âm trên một số nốt bậc âm theo ngũ cung đó. 
Ta nhận thấy: 
Hợp âm bậc I: có đủ 3 nốt: I, III, V. (q.1, q.3, q.5). 
Hợp âm bậc II: có 2 nốt. (thiếu nốt quãng 3). 
Hợp âm bậc III: có 2 nốt. (thiếu nốt quãng 5). 
Hợp âm bậc IV: trong ngũ cung không có hợp âm bậc IV. 
Hợp âm bậc V: có 2 nốt. (thiếu nốt quãng 3). 
Hợp âm bậc VI: có đủ 3 nốt. (q.1, q.3, q.5). 
 Hợp âm bậc VII: trong ngũ cung không có hợp âm bậc VII. 
Dựng hợp âm 3 nốt trên ngũ cung: 
Dựng hợp âm 4 nốt trên ngũ cung: 
Dựng hợp âm 5 nốt trên ngũ cung: 
54 * Giáo Trình Sáng Tác Ca Khúc 
Trên các bậc âm đều có thể đặt các loại hợp âm thuận và nghịch, 
miễn sao chỉ trong 5 cung và không để tai nghe lộn sang hợp âm 
khác, và có thể giải quyết sang hợp âm khác mà không lộn hợp âm. 
Theo tai nghe Việt-Nam, ta có thêm nét hoà âm lạ tai mà vẫn có 
âm Việt-Nam là thêm vào hợp âm một nốt quãng 2 trưởng để tạo 
thêm pycnon. 
Ngoài ra trong hợp âm ta có thể thêm nốt quãng 6 nữa. 
Trong giải kết nếu muốn dùng hợp âm nghịch thì chỉ nên dùng 
hợp âm có thêm nốt quãng 2 trưởng mà thôi, không nên dùng hợp âm 
có thêm nốt quãng 6 trưởng vì nốt quãng 6 trưởng nghe ra Tây 
Phương hơn là Việt-Nam. 
Kỷ niệm Lớp Sáng Tác Ca Khúc khai giảng ngày 21/11/1981 
Thầy: Nhạc sĩ Viết Chung. 
Học trò: Ngọc Linh, Anh Tuấn, Hải Nguyễn 
Giáo trình Sáng Tác Ca Khúc - do Ns. Hải Nguyễn biên soạn lại từ 
chương trình dạy lớp Sáng Tác Ca khúc của Cố Nhạc sĩ Viết Chung. 
Mọi góp ý, thắc mắc, thư từ xin liên lạc theo địa chỉ: 
 - Ns. Hải Nguyễn, 873, đường Nguyễn Duy Trinh, Tổ 1, Khu phố 2, 
Phường Phú Hữu, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. 
- Điện thoại: 084.08.7316104 - 084. 093 786 9626 
- Email: josephhainguyen@yahoo.com 
Giáo Trình Sáng Tác Ca Khúc * 55

File đính kèm:

  • pdfSang tac ca khuc.pdf