Giáo trình Tâm Lý Học Đại Cương
Tâm lý và tâm lý học
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường gặp những hiện tượng khen hoặc
chê nhau: Anh này rất tâm lý, chị kia chẳng tâm lý tý nào?., những lời khen,
chê đó muốn nói lên thái độ hoặc cách xử lý công việc nào đó của con người.
Nhưng thực ra tâm lý không phải có bấy nhiêu hiện tượng mà tâm lý của con
người rất đa dạng và phong phú, nó luôn gắn liền với hoạt động của con người
và trong bất cứ hoạt động nào của con người đều nảy sinh tâm lý. Một em bé
hân hoan khi mẹ đi chợ về cho chiếc kẹo, một cô gái rạo rực trong lòng khi mối
tình đầu xuất hiện, NewTon phát hiện ra định luật vạn vật hấp dẫn khi chợt nhận
thấy quả táo rơi. Chính vì vậy Sê-chê-nốp, nhà sinh lý học người Nga, đã phát
biểu: “ mọi hành động của chúng ta dù có ý thức hay không có ý thức, xét về
mặt nguồn gốc đều là phản xạ ”. Phản xạ là cơ sở sinh lý của hiện tượng tâm lý.
Trong cuộc sống con người luôn luôn hoạt động vì:
của con người được hình thành bằng hoạt động quyết định. Mà hoạt động của con người rất đa dạng và a. Trí nhớ giống loài và trí nhớ cá thể: Trí nhớ giống loài. Vịt nở ra biết bơi, bọ xít phóng chất hôi là bản năng, nó được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đó là trí nhớ giống loài. Vậy, trí nhớ giống loài là loại trí nhớ được hình thành trong qúa trình phát triển chủng loại, nó mang tính chất chung cho cả giống loài. Trí nhớ cá thể. Là loại trí nhớ được hình thành trong đời sống cá thể, nó mang tính chất đặc trưng cho cá thể. b. Trí nhớ vận động, cảm xúc, hình ảnh, từ ngữ lôgic: Trí nhớ vận động: Là loại trí nhớ phản ánh những cử động và hệ thống những cử động. Nó là cơ sở để hình thành kỹ xảo thực hành và lao động khác nhau như: đi đứng, viết lách sự khéo tay. Trí nhớ hình ảnh: Là loại trí nhớ phản ánh những hình ảnh, biểu tượng của thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác về các sự vật, hiện tượng đã tác động vào ta trước đây. Trí nhớ cảm xúc: Là loại trí nhớ phản ánh những rung cảm, trải nghiệm của con người. Những khả năng đồng cảm với người khác, với nhân vật trong truyện đều dựa trên cơ sở của những trí nhớ cảm xúc. Trí nhớ từ ngữ - lôgic. Là loại trí nhớ phản ánh những ý nghĩ, những tư tưởng của con người. Ý nghĩ, tư tưởng không tồn tại ngoài ngôn ngữ. Vì vậy, người ta gọi loại trí nhớ này là trí nhớ từ ngữ - lôgic. c. Trí nhớ không chủ định và trí nhớ có chủ định: Trí nhớ không chủ định: Là loại trí nhớ mà trong đó việc ghi nhớ, gìn giữ, tái hiện được thực hiện không theo mục đích đề ra từ trước. Trí nhớ có chủ định: Là loại trí nhớ diễn ra theo mục đích xác định. d. Trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn: Trí nhớ ngắn hạn: Là loại trí nhớ mà dấu vết giữ lại trong thời gian ngắn. Chẳng hạn, khi đọc sách phải nhớ trang trước mới hiểu trang sau. Trí nhớ dài hạn: Là loại trí nhớ mà dấu vết được giữ lại lâu dài. e. Trí nhớ bằng mắt, bằng tay Trí nhớ bằng mắt: Là kiểu ghi nhớ phổ biến, theo các nhà tâm lý học thì nó chiếm 80% trí nhớ của con người, những người ghi nhớ bằng mắt có những đặc điểm: Muốn được tận mắt thấy được vẻ mặt, cử chỉ, điệu bộ của người thuyết trình. Những lời nghe được phải ghi ra giấy, những điều quan trọng phải làm dấu riêng để chú ý. Khi nghiên cứu phải tự mình đọc, mình nghe chứ không thích nghe người khác đọc. Để giúp cho những người có kiểu ghi nhớ bằng mắt được thuận lợi, khi giảng bài giáo viên cần lưu ý: Phải có giáo cụ trực quan để minh hoạ. Cố gắng dùng ngôn ngữ giàu hình ảnh, diễn cảm để diễn tả những vấn đề trừu tượng. Phải động viên học sinh tiếp xúc với sách giáo khoa và tài liệu tham khảo. Trí nhớ bằng tai. Những người ghi nhớ theo kiểu này có những đặc điểm: Phải nghe nhiều (thích người ta noí cho nghe). Khi xem tài liệu phải đọc to. Phải làm việc trong điều kiện yên tĩnh. Nói và biện luận to ngay cả khi chỉ có một mình. Ghi nhớ bằng tay. Là những người thích vừa nghe, vừa ghi, vừa vẽnhững người ghi nhớ kiểu này có đặc điểm: Khi nghiên cứu, học tập luôn luôn dùng bút chì để đánh dấu vào những ý quan trọng. Phải lập dàn bài, đề cương tóm tắt. Trình bày số liệu dưới dạng biểu đồ, đồ thị. Ghi nhớ hỗn hợp: Kiểu ghi nhớ này có ở tất cả mọi người, nó bao gồm thành phần của ba kiểu trên. Loại ghi nhớ này có ưu điểm: tận dụng được mặt mạnh, khắc phục được nhược điểm của từng kiểu trên. Người ta nói: “Mắt nhìn, miệng nói, tay ghi Tại sao làm gì là để nhớ lâu Bạn bè trai, gái nhắc nhau Muốn học cho tốt nhớ khâu truy bài”. Các quá trình cơ bản của trí nhớ và quy luật diễn biến của chúng Trí nhớ của con người là một hoạt động tích cực, phức tạp bao gồm nhiều qúa trình khác nhau và có quan hệ qua lại với nhau. Qúa trình nhận lại và nhớ lại Nhận lại là sự nhớ lại một đối tượng nào đó trong điều kiện tri giác lại đối tượng đó. Nhớ lại là qúa trình tái hiện lại sự vật, hiện tượng khi không gặp lại chúng. Cơ chế sinh lý là qúa trình khôi phục lại những đường liên hệ thần kinh tạm thời do kích thích trước đây gây ra. Kết quả nhớ lại phụ thuộc: Kỹ năng khôi phục đường dây liên hệ thần kinh tạm thời. Phụ thuộc vào đặc điểm tâm lý cá nhân. Phụ thuộc vào biện pháp ghi nhớ và tri thức được vận dụng. Phụ thuộc vào động cơ mạnh hay yếu. Qúa trình ghi nhớ Là giai đoạn đầu tiên của một hoạt động nhớ cụ thể nào đó. Ghi nhớ là qúa trình hình thành dấu vết của đối tượng mà ta đang tri giác trên vỏ não Ghi nhớ không chủ định: Là loại ghi nhớ không cần đặt ra mục đích từ trước, nó không đòi hỏi sự nổ lực nào của ý chí mà dường như được thực hiện một cách tự nhiên. Ghi nhớ có chủ định: Là loại ghi nhớ theo mục đích từ trước, có sự cố gắng cũng như những thủ thuật và phương pháp ghi nhớ xác định. Loại ghi nhớ này được thực hiện: Ghi nhớ máy móc: Là loại ghi nhớ dựa trên sự lập đi, lập lại nhiều lần một cách đơn giản. Biểu hiện điển hình của loại ghi nhớ này là sự học vẹt. Thường học sinh ghi nhớ máy móc trong những trường hợp: Không hiểu hoặc lười hiểu ý nghĩa của tài liệu. Các phần của tài liệu rời rạc, không có quan hệ lôgic với nhau. Giáo viên thường yêu cầu học sinh trả lời đúng từng câu, từng chữ trong sách giáo khoa. Ghi nhớ máy móc thường dẫn đến sự lĩnh hội tri thức một cách hình thức và tốn nhièu thời gian. Tuy nhiên, nó cũng có giá trị trong trường hợp ta phải ghi nhớ tài liệu không có nội dung khái quát như: số điện thoại, số tài khoản ngân hàng, ngày tháng năm sinh. Ghi nhớ có ý nghĩa Là sự ghi nhớ được dựa trên sự thông hiểu nội dung tài liệu, trên sự nhận thức được những mối liên hệ lôgic giữa các bộ phận của tài liệu đó. Loại ghi nhớ này gắn liền với tư duy của con người. • Học thuộc lòng và thuật nhớ: oHọc thuộc lòng: là sự kết hợp ghi nhớ có ý nghĩa với ghi nhớ máy móc, có nghĩa là ghi nhớ máy móc dựa trên sự thông hiểu tài liệu. oThuật nhớ: là sự ghi nhớ có chủ định bằng cách tự tạo ra những mối liên hệ bề ngoài để nhớ. Chẳng hạn, một bà bạn của Anh-stanh đề nghị ông cho gọi điện thoại báo cho bà biết một việc gì đó. Nhưng số điện thoại của tôi khó nhớ đấy, bà ta nói: xin ghi dùm cho 24361. Anh-stanh ngạc nhiên: - Số điện thoại thế mà khó nhớ ư? Hai tá và mười chín bình phương thôi, chứ có gì phức tạp ! Qúa trình gìn giữ Gìn giữ là qúa trình củng cố vững chắc những dấu vết đã hình thành được trên vỏ não trong qúa trình ghi nhớ. Có hai hình thức: • Hình thức gìn giữ tiêu cực: Là sự gìn giữ dựa trên sự tri giác đi, tri giác lại nhiều lần đối với tài liệu một cách đơn giản. • Hình thức gìn giữ tích cực: Là sự gìn giữ được thực hiện bằng cách tái hiện lại trong óc tài liệu ghi nhớ mà không cần tri giác lại tài liệu đó. Quên và cách chống quên Quên là biểu hiện sự không nhận lại hay nhớ lại được, hoặc nhận lại, nhớ lại sai. • Quên thường diễn ra theo quy luật: • • • • • Người ta thường quên những cái không hoặc ít có quan hệ với đời sống của mình. Có trường hợp quên là sự cần thiết cho cá nhân, ta phải quên đi những cái không liên quan đến nhiệm vụ để nhớ những cái ta cần nhớ. Tốc độ quên phụ thuộc: Khi gặp kích thích mới lạ hay kích thích mạnh. Người ta làm thí nghiệm: dạy chuột chạy theo đường ngoằn ngoèo, sau khi chuột thuộc bài, khoảng từ 25 giây đến 30 giây, ta dùng một dòng điện nhẹ làm cho chuột bị choáng, kết quả là chuột quên hết bài học. Quên nhanh sau khi học và giảm dần về sau. Kết quả thực nghiệm của khoa tâm lý trường Đại học sư phạm Hà Nội 1 cho thấy: Học sinh sau một giờ chỉ còn nhớ 44% tài liệu, nhưng sau hai đêm vẫn nhớ khoảng 28%. Nhịp độ quên còn phụ thuộc vào nội dung, khối lượng tài liệu. Cách chống quên: • • • • Tôi có một bà bạn, tuổi ngoài 40 biết tôi là giáo viên tâm lý, có lần bà nói với tôi: Ông H ơi, sao bây giờ tôi hay quên lắm, có hôm tôi định xuống bếp lấy cái chổi lên để quét nhà, nhưng xuống đến nơi, tôi chẳng nhớ mình xuống bếp để làm gì? và rồi lại lên không. Ông bảo để nhớ được tôi phải làm gì? Tôi rất thông cảm với bà về sự hay quên đó, âu cũng là do đến độ tuổi hay quên vậy. Tuy nhiên tôi cũng khuyên bà, để khỏi quên xin bà chịu khó vừa đi xuống bếp vừa nhẩm: “Ta xuống bếp lấy chổi, ta xuống bếp lấy chổi” chắc bà sẽ không quên. Sở dĩ tôi khuyên bà như vậy là vì, sách tâm lý đã dạy, muốn chống quên ta phải thường xuyên củng cố đường dây liên hệ thần kinh tạm thời đã được thành lập, cụ thể như sau: • • • • • • • Phải tiến hành ôn tập ngay sau khi học. Phải ôn tập thường xuyên. Vận dụng nhiều giác quan tham gia vào ôn tập. Ôn tập phải kết hợp với thực hành, luyện tập. Không nên ôn tập hai tài liệu liên tiếp gần nhau. Giảng dạy chống nhồi nhét, ghi nhớ có điểm tựa. Ôn tập phải kết hợp với nghỉ ngơi. Làm thế nào để có trí nhớ tốt 1. Những phẩm chất trí nhớ của cá nhân Trong đời sống, trí nhớ của người này khác với người khác thể hiện: Cách ghi nhớ khác nhau: mỗi người khác nhau có cách ghi nhớ khác nhau, có phẩm chất trí nhớ khác nhau. Phụ thuộc vào đặc điểm nhân cách cái gì có hứng thú, có nhu cầu thì nhớ lâu, nhớ tốt. Trí nhớ phụ thuộc vào lứa tuổi: Trí nhớ phát triển nhanh từ 1 đến 25 tuổi ; từ 25 tuổi đến 45 tuổi, trí nhớ ổn định. Từ 45 tuổi trở lên, trí nhớ giảm. 2. Làm thế nào để ghi nhớ tốt Muốn ghi nhớ tốt cần phải: Phải lựa chọn và phối hợp các loại ghi nhớ một cách hợp lý nhất phù hợp với tính chất và nội dung của tài liệu, với nhiệm vụ và mục đích ghi nhớ. Phải tập trung chú ý cao khi ghi nhớ, phải có hứng thú sâu sắc, tình cảm say mê với tài liệu ghi nhớ, ý thức được tầm quan trọng của tài liệu và xác định một tâm thế ghi nhớ lâu dài đối với tài liệu đó. Phải biết phối hợp nhiều giác quan để ghi nhớ. 3. Vấn đề bồi dưỡng trí nhớ cho học sinh Phải nâng cao hứng thú học tập cho học sinh. Phải bồi dưỡng ý thức, động cơ, thái độ, tinh thần trách nhiệm đối với học tập. Ghi nhớ, ôn tập đúng quy luật của trí nhớ. Phải biết tại sao mình ghi nhớ kém để khắc phục (ghi nhớ kém có thể do nguyên nhân ): • • • • Do hổng kiến thức. Do phương pháp ghi nhớ. Do bệnh lý. Do phẩm chất tâm lý cá nhân.
File đính kèm:
- Tam+Ly+Hoc+Dai+Cuong+-+Le+Thanh+Hung.doc