Giáo trình Tâm thần học
CÁC RỐI LOẠN TƯ DUY
Mục tiêu học tập
1. Trình bày được các triệu chứng và hội chứng rối loạn tư duy chủ yếu.
2. Khám, phát hiện được các triệu chứng, hội chứng tư duy thông thường để áp dụng
cho việc chẩn đoán và điều trị.
I. KHÁI NIỆM TÂM LÝ HỌC
Tư duy là một quá trình hoạt động tâm thần phức tạp, là hình thức cao nhất của quá
trình nhận thức, có đặc tính phản ảnh thực tại khách quan một cách gián tiếp và khái quát, từ
đó ta có thể nắm được bản chất và quy luật phát triển của sự vật và hiện tượng .
Quá trình tư duy được xây dựng trên cơ sở của cảm giác, tri giác, kiến thức, trí nhớ, sự
tưởng tượng, phân tích, tổng hợp, phán đoán suy luận .
ới tình trạng đô thị hóa ngày càng cao, với nhịp độ làm việc ngày một khẩn trương, con người sử dụng công cụ lao động ngày một tinh vi. Cùng với tốc độ phát triển của xã hội thì bệnh tâm thần cũng phát triểön và đa dạng hơn, phức tạp hơn. Với con số điêìu tra gần đây cho ta thấy bệnh tâm thần ở các nước phát triển và đang phát triển có tỷ lệ cao: Ở Mỹ có 30% dân số có rối loạn tâm thần (Kessler 1995) 20% dân số Úc có ít nhất 1 lần rối loạn tâm thần trong đời (Rob Moodie 1998) v.v. Ở nước ta trong hơn 300 rối loạn tâm thần và hành vi theo bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD10). Có 10 rối loạn tâm thần thường gặp chiếm tỷ lệ14,19% (Thái nguyên), theo điều tra dịch tể tiến hành vào tháng 4/2002 tỷ lệ này ở Thừa Thiên Huế là 11,84% III. MỘT SỐ BỆNH TÂM THẦN THƯỜNG GẶP TẠI CỘNG ĐỒNG - Bệnh tâm thần phân liệt, với tỷ lệ trong khoảngû 0.3-0.8% - Động kinh tâm thần, tỷ lệ trong khoảng 0.3-0.5% - Chậm phát triển trí tuệ, tỷ lệ trong khoảng.0.4-0.5% - Loạn thần tuổi già, tỷ lệ trong khoảng 0.6% 105 - Rối loạn lo âu và RL tâm căn có liên quan đến stress, tỷ lệ 3.15-5.48% - Rối loạn hành vi trẻ em và thanh thiếu niên, tỷ lệ 0.15-0.2% - Trầm cảm, tỷ lệ 2.5% - Nghiện rượu, lạm dụng rượu, tỷ lệ 4-4.5% - Rối loạn tâm thần sau chấn thương, tỷ lệ 0.89% - Nghiện ma túy, tỷ lệ 0.22-1.28% IV. NHIỆM VỤ CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG CỘNG ĐỒNG 1. Đối với các bộ y tế cơ sở 1.1. Thái độ tiếp xúc 1.1.1. Những điều nên làm - Đối xử với bệnh nhân tâm thần như những người bình thường. - Khi tiếp xúc nên tạo không khí thân mật. - Nên lắng nghe ý kiến trình bày của bệnh nhân. - Bạn nên nhớ rằng bệnh nhân tâm thần họ còn nhận thức được thái độ của họ và có tình cảm, sở thích riêng, chúng ta nên tôn trọng họ. 1.1.2. Những điều không nên làm - Sợ, ghê tởm, khinh bỉ bệnh nhân nên không muốn tiếp xúc. - Tức giận, ruồng bỏ họ vì sợ bệnh nhân làm phiền bạn. - Lấy bệnh nhân làm trò đùa, diễu cợt bệnh nhân. - Không tin vào những điều bệnh nhân nói. 1.2. Nhiệm vụ của cán bộ y tế tại cộng đồng Xác định được số người mắc bệnh tâm thần trong địa bàn mà bạn quản lý .Thông qua điều tra, thăm khám hoặc tiếp nhận từ tuyến trên chuyển về, lập hồ sơ quản lý điều trị ngoại trú . 1.2.1. Sơ cứu ban đầu người mắc bệnh tâm thần Trường hợp kích động, có ý tưởng hay hành vi toan tự sát, căng trương lực không chịu ăn ưống... Bạn cần yêu cầu sự giúp đỡ của người thân bệnh nhân, khống chế xử trí ban đầu và chuyển bệnh nhân lên tuyến chuyên khoa điều trị. 1.2.2. Chuyển bệnh nhân đến cơ sở điều trị Sau khi đã xác định bệnh nhân tâm thần, sơ cứu cần thiết, bạn nên chuyển bệnh nhân đến phòng khám càng sớm càng tốt, Nếu bạn có điều kiện thì nên cùng gia đình bệnh nhân và bệnh nhân đến phòng khám chuyên khoa. Những trường hợp sau nên khuyên gia đình bệnh nhân đến khám chuyên khoa:kích động dữ dội, rối loạn hành vi nặng, trầm cảm có hành vi tự sát, căng trương lực ... 1.2.3.Theo dõi kiểm tra điều trị ngoại trú - Kiểm tra việc uống thuốc theo y lệnh, uống hết thuốc hay tự ý giảm hoặc tăng liều . - Theo dõi tiến triển bệnh như thế nào . - Kiểm tra bệnh nhân có biểu hiện tác dụng phụ của thuốc an thần kinh hay không ? 106 - Bệnh nhân bắt đầu làm việc, tiếp xúc, sinh hoạt trong gia đình, xã hội từ lúc nào ? - Bệnh có thường xuyên đến bác sỹ khám bệnh hay không ? 1.2.4. Giáo dục sức khỏe tâm thần - Tư vấn cho tất cả các thành viên trong gia đình về nguyên nhân, cách điều trị, dự phòng và tái thích ứng xã hội đối với bệnh nhân tâm thần là rất cần thiết . - Nói cho họ biết về các thông tin bệnh tâm thần, những vấn đề vượt quá sự hiểu biết của bạn thì bạn cần hỏi thêm bác sỹ chuyên khoa. - Bạn có thể gợi ý cho gia đình biết những tác dụng không mong muốn của thuốc an thần kinh để khi có thể xảy ra gia đình không hốt hoảng . - Giáo dục bệnh nhân và gia đình tuân thủ điều trị. - Đối với những bệnh nhân điều trị có kết quả, nó là cơ sở cho bạn tuyên truyền giáo dục cộng đồng tốt nhất . 2. Đối với cộng đồng xã hội và gia đình Đặc điểm bệnh nhân tâm thần có khuynh hướng xa lánh dần xã hội, mất dần thói quen nghề nghiệp, tự ti mặc cảm, bởi vậy cộng đồng xã hội và gia đình cần phải giúp đỡ họ thoát khỏi tình trạng trên . 2.1. Đối với cộng đồng xã hội Cần hiểu biết về bệnh tâm thần và tích cực tham gia vào việc chữa bệnh và phục hồi chức năng cho bệnh nhân . Tạo điều kiện xây dựng cơ sở y tế, trang thiết bị, thuốc chữa bệnh, chế độ chăm sóc cả vật chất lẫn tinh thần cho bệnh nhân . Phục hồi chức năng giao tiếp, tạo điều kiện cho bệnh nhân vui chơi giải trí như mọi người. Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của bệnh nhân không nên tranh luận. Giúp đỡ họ khi họ gặp khó khăn . Phục hồi chức năng lao động, tạo cho bệnh nhân có việc làm phù hợp với khả năng của họ. Mục tiêu là làm sao người bệnh cảm thấy mình vẫn là người có ích, không đặt cao chất lượng và năng suất lao động đối với bệnh nhân . 2.2. Đối với gia đình Cần làm những việc giúp bệnh nhân : - Gia đình cần có thái độ xem bệnh nhân như những thành viên khác, không phân biệt đối xử. - Gia đình cần chấp nhận những hành vi kỳ dị của người bệnh, cần tỏ rõ tình thương đối với bệnh nhân, làm như vậy người bệnh mới có cảm giác mình được đảm bảo yêu thương. Khuyến khích bệnh nhân làm một số công việc trong gia đình, hoặc tạo cho họ có việc làm mới phù hợp với khả năng của bệnh nhân. Không để cho bệnh nhân ngồi không. Cần kiên trì giúp đỡ bệnh nhân, không bi quan chán nản. Không nên cưỡng ép, giận dữ, nên dịu dàng hướng dẫn bệnh nhân trong xử sự giao tiếp Không nên phê bình ngay khi bệnh nhân sai trái, tránh tranh cải, lý lẻ, trừng phạt mà nên dịu dàng khuyên bảo từ từ . 107 Nếu bệnh nhân sa sút không tự phục vụ bản thân được thì gia đình nên đôn đốc, giúp đỡ bệnh nhân trong những công việc: ăn uống, vệ sinh cá nhân, mặc quần áo đi lại trong làng, ngoài phố, uống thuốc theo y lệnh ... Định kỳ đến bác sỹ khám bệnh, điều chỉnh liều thuốc cho phù hợp tình trạng bệnh lý . V. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ Để giúp bạn và gia đình đánh giá việc làm của mình trong công tác phục hồi chức năng cho bệnh nhân tâm thần tại cộng đồng. Bạn hãy trả lời những câu hỏi sau đây: - Người bệnh có sống tại nhà với bạn hay không ? - Bệnh nhân có uống thuốc đều hay không? - Bệnh nhân có định kì đến gặp bác sỹ khám bệnh hay không ? - Bệnh nhân có chuyện trò với gia đình hay không ? - Bệnh nhân có ăn cơm cùng gia đình không ? - Bệnh nhân có giữ vệ sinh sạch sẽ gọn gàng hay không? - Bệnh nhân có tham gia làm việc cùng gia đình hay cùng xã hội không? - Bệnh nhân có chuyện trò giao tiếp với mọi người ? Nếu những câu hỏi trên đều được trả lời có thì bạn đã làm tốt công việc của mình tại cộng đồng. Nếu nhiều câu hỏi trên được trả lời không thì coi như công việc của bạn cần phải cố gắng hơn hoặc bạn cần có sự giúp đỡ của các bác sỹ chuyên khoa. CÂU HỎI ÔN TẬP 1 Trình bày tầm quan trọng của chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng. 2. Những bệnh lý tâm thần thường gặp tại cộng đồng là nhữung bệnh lý gì? 3. Phương tiện để đánh giá các mức độ hồi phục của bệnh nhân tâm thần tại cộng đồng. 4. Để điều tri, phục hồi chức năng cho bệnh nhân tâm thần tại cộng đồng ta phải làm gì?. Mục lục STT Tên bài giảng Tác giả Trang 1 Các rối loạn tư duy BSCKII Nguyễn Hữu Cát 1 2 Các rối loạn cảm xúc BSCKII Nguyễn Hữu Cát 7 3 Các rối loạn hoạt động có ý chí BSCKII Nguyễn Hữu Cát 11 4 Các rối loạn trí tuệ BSCKII Nguyễn Hữu Cát 17 5 Các rối loạn cảm giác và tri giác Th.S Trần Như Minh Hằng 20 6 Trầm cảm PGS.TS Nguyễn Hữu Kỳ 24 7 Các rối loạn liên quan đến stress và dạng cơ thể PGS.TS Nguyễn Hữu Kỳ 36 8 Tự sát BSCKII Nguyễn Hữu Cát 55 9 Kích động BSCKII Nguyễn Hữu Cát 59 10 Tâm thần phân liệt PGS.TS Nguyễn Hữu Kỳ 63 11 Rối loạn tâm thần thực tổn Th.S Trần Như Minh Hằng 83 12 Nghiện ma tuý BSCKII Nguyễn Hữu Cát 89 13 Nghiện rượu BSCKII Nguyễn Hữu Cát 99 14 Chăm sóc sức khoẻ tâm thần tại cộng đồng PGS.TS Nguyễn Hữu Kỳ 104 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Việt. Tâm Thần Học. Nhà xuất bản Y Học. Hà Nội 1981 2. Bloch Sidney, Singh Bruces. 2001. Cơ sở của Lâm Sàng Tâm Thần Học. (Sách dịch) NXB Y Học. Hà Nội. 3. Nguyễn Hữu Kỳ.2004. Giáo trình Tâm Thần học. Trường Đại Học Y Khoa Huế. 4. Tổ Chức Tế Thế Giới.1992. Phân Loại Bệnh Quốc Tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi. Viện Sức Khỏe Tâm Thần Trung Ương. Hà Nội Tiếng Anh 5. American Psychiatric Association. 2000. Diagnostic and Statistical Manual Mental Disorders. R.R. Donneley&Sons Company. Washington DC. USA 6. David A. Tomb. 1995. Psychiatry. Williams & Wilkins. USA 7. Harold I. Kaplan; Benjamin J. Sadock; Jack A. Grebb. 1994. Synopsis Psychiatry.Williams & Wilkins. USA 8. Benjamin J. Sadock.2000. Comprehensive Textbook of Psychiatry. Lippincott Williams & Wilkins. USA I. THÔNG TIN VỀ CÁC TÁC GIẢ THAM GIA BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH 01. PSG.TS. NGUYỄN HỮU KỲ Sinh năm: 1944 Cơ quan công tác: Bộ môn Tâm Thần - Đại Học Y Dược Huế Địa chỉ email liên hệ: 02. BSCKII. NGUYỄN HỮU CÁT Sinh năm 1954 Cơ quan công tác: Bộ môn Tâm Thần - Đại Học Y Dược Huế Địa chỉ email liên hệ: catchau@dng.vnn.vn 03. ThS. TRẦN NHƯ MINH HẰNG Sinh năm 1971 Cơ quan công tác: Bộ môn Tâm Thần - Đại Học Y Dược Huế Đại chỉ email liên hệ: minhhangtran21@yahoo.com II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG GIÁO TRÌNH Giáo trình được dùng làm tài liệu học tập cho sinh viên y khoa các lớp Y5 (hệ 6 năm) và Y24 (hệ 4 năm). Giáo trình làm tài liệu giảng dạy cho sinh viên Y5 học luân khoa cho hệ 6 năm, và là tài liệu giảng dạy cho Block 16 đối với sinh viên hệ 4 năm Từ khoá: Tâm thần học, triệu chứng, bệnh lý, điều trị Yêu cầu kiến thức của sinh viên trước khi học môn học này là đã hoàn thành chương trình năm thứ 4 đối với sinh viên hệ 6 năm, và đã học xong block 15 đối với sinh viên hệ 4 năm. Giáo trình này chưa được xuất bản.
File đính kèm:
- GT tam than hoc.pdf