Giáo trình Tin học căn bản

. Khái niệm chung

1.1. Khái niệm về tin học

Tin học là ngành khoa học công nghệ nghiên cứu các phương pháp, các quá trình xử lý thông tin một cách

tự động dựa trên các phương tiện kỹ thuật mà chủ yếu là máy tính điện tử.

1.2. Các lĩnh vực của tin học

• Phần cứng: Gồm những đối tượng vật lý hữu hình như vi mạch, bản mạch in, dây cáp nối mạch

điện, bộ nhớ, màn hình, máy in, thiết bị đầu cuối, nguồn nuôi,.Phần cứng thực hiện các chức năng xử

lý thông tin cơ bản ở mức thấp nhất tức là các tín hiệu nhị phân {0,1}

• Phần mềm: Là các chương trình (program) điều khiển các hoạt động phần cứng của máy vi tính

và chỉ đạo việc xử lý dữ liệu. Phần mềm của máy tính được chia làm hai loại: Phần mềm hệ

thống(System software) và phần mềm ứng dụng( Applications software). Phần mềm hệ thống khi được

đưa vào bộ nhớ chính, nó chỉ đạo máy tính thực hiện các công việc. Phần mềm ứng dụng là các

chương trình được thiết kế đẻ giải quyết một bài toán hay một vấn đề cụ thể để đáp ứng một nhu cầu

riêng trong một số lĩnh vực.

Máy tính cá nhân PC( Personal Computer). Theo đúng tên gọi của nó là máy tính có thẻ sử dụng bởi

riêng một người.

pdf41 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Tin học căn bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 như một cửa sổ Folder thông thường và nó cũng có 
những chức năng tương tự như cửa sổ Folder 
 b). Thể hiện cửa sổ Windows Explorer 
Cửa sổ Windows có thể thay đổi cách thể hiện cho vùng bên phải bằng cách nhắp các biẻu tượng tương ứng 
trên Tool bar Hoặc nhắp Menu View chọn các lệnh: 
Small Icons 
 29
List 
Details 
- Các lệnh Edit 
a) Đánh dấu chọn Folder và File 
Chọn một Folder hoặc một tập tin 
- Nhắp chuột vào biểu tưọng hoặc tên của biểu tượng 
- Gõ gõ ký tự đầu tiên 
- Dùng mũi tên để di chuyển thanh sáng 
 30
Chọn một nhóm 
- Chọn rời rạc: Giữ phím Ctrl - nhắp chọn từng biểu tượng 
- Chọn liên tiếp: nhắp biểu tượng đầu , giữ Shift chọn biểu tượng cuối 
- Chọn tất cả: Nhắp Menu Edit chọn Select All hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl +A 
Chú ý: Dòng trạng thái sẽ hiện lên số chủ đề được chọn và tổng dung lượn của nó. Để nhả chọn chỉ cần nhắp 
chuột vào một biểu tượng. 
b) Tạo Folder mới 
Vào Menu File chọn New và chọn Folder, xoá tên New folder và gõ lại tên mới và nhấn Enter 
Tạo Folder con: Để tạo một Folder con trước hết phải nhắp vào Folder cha ở vùng bên trái, sau đó nhắp chuột 
vào Menu File chọn New và chọn lệnh Folder. 
c) Đổi tên 
- Cách 1: Nhắp nút phải vào biểu tượng Folder ( hoặc File) để hiện ra Menu Object chọn lệnh Rename, xoá tên 
củ và gõ tên mới và nhấn Emter để kết thúc 
- Cách 2: Chọn Folder và gõ F2, xóa tên cũ và đặt tên mới. 
d) Di chuyển (Move) sao chép (Copy) Folder, File, Shortcuts 
Đánh dấu các mục cần thiết sau đó thực hiện các thao tác sau: 
- Cách 1: Đặt con trỏ ở vị trí nguồn, kéo chuột bằng nuít phải từ nguồn sang đích nhả chuột ở vị trí đích, một 
Menu Object hiện ra và chọn lệnh Copy here ( Copy tới đây), Move here (di chuyển tới đây) hoặc Create 
Shortcut Here ( tạo shortcut ở đây). 
- Cách 2: Sử dụng nút trái của chuột: Nhắp nút trái chuột 
+ Move: Giữ phím Shift và kéo biểu tượng đã chọn từ nguồn tới đích 
 31
+ Copy: Giữ phím Ctrl và kép biểu tượng đã chọn từ nguồn tới đích 
- Cách 3: Dùng Toolbar ( hoặc Menu Edit) 
Đánh dấu các folder hay File nguồn: Thực hiện lệnh di chuyển, (sao chép): Nhắp vào biểu tượng lệnh Cut 
 ( copy )hoặc nhắp vào Menu Edit chọn Cut (Copy)) để chuyển các mục vào bộ nhớ, sau đó 
chọn Folder đích nhắp vào biểu tượng Paste ( hoặc nhắp vào Menu Edit chọn lệnh Paste) để dán các 
mục từ trong bộ nhớ vào Folder đích. 
Chú ý: Nếu trong lệnh sao chép một mục mà Folder nguồn trùng với Folder đích thì chủ đề mới được sao chép 
sẽ có tên “ Copy of ” và chúng ta nên đổi tên này bằng cách gõ tên mới vào rồi ấn Enter. Nếu việc thực hiện 
lệnh Move, Copy, Rename là không phù hợp với yêu cầu thì ta có thể dùng lệnh Undo để bỏ qua một lệnh vừa 
thi hành, bằng cách nhắp vào Menu Edit chọn lệnh Undo hoặc nhăp biểu tượng lệnh Undo trên Toolbar 
e) Xoá Folder, File, Shortcut 
Chọn các mục cần xoá và thực hiện các thao tác sau: 
- Cách 1: Gõ phím Delete 
- Cách 2: Nhắp chuột phải vào mục chọn và chọn lệnh Delete 
- Cách 3: Nhắp chuột vào Menu File chọn Delete 
- Cách 4: Kéo các mục chọn vào biểu tượng sọt rác Recycle Bin 
Chú ý: Khi xoá các đối tượng Windows sẽ hiện ra bảng thông báo sau: 
Nếu chọn Yes thì xoá, còn chọn No thì huỷ bỏ việc xoá 
Phục hồi Folder, File, Shortcut đã bị xoá trong đĩa cứng: Chọn biểu tượng Recycle Bin ta sẽ có dạng sau: 
 32
Chọn Folder, File, Shortcut cần phục hồi, nhắp chuột vào Menu File chọn Restore 
- Làm rỗng thùng rác: 
Nhắp vào Menu File chọn Empty Recycle Bin, một hộp thoại hiện ra , nếu chọn Yes thì thùng rác sẽ là trống 
rỗng còn chọn No thì huỷ bỏ lệnh. 
2.4 - Định dạng đĩa mềm 
Nhắp nút phải vào biểu tượng ổ đĩa mềm và chọn lệnh Format 
Chọn Start để tiến hành Format. 
 - Capacity: Dung lượng đĩa mềm 
 - Format Type: CHọn cách định dạng đĩa 
 - Quict Bỏ qua các bước kiểm tra đĩa và chỉ thực hiện việc xoá tất cả các tập tin đã có trên đĩa mềm. 
 - Full: Định dạng đĩa và thực hiện việc kiểm tra đẫi để cho biết số sector bị hỏng trên đĩa. 
 - Label: Đặt tên riêng cho đĩa mềm 
 33
 - Display summary when finished: cho hiện ra bang r tổng kết về tình trạng của đíâu khi đã định dạng 
xong 
 - Copy system files: chép các tập tin hệ thống vào đĩa 
 Chú ý: Không thể sử dụng lệnh này để định dạng đĩa cứng khi đĩa đó đang chứa hệ điều hành.( Vì bản 
thân Windows cũng đang được lưu trữ trong đĩa cứng). 
BÀI 6: CONTROL PANEL 
 Chương trình dùng để điểu khiển hệ thống trong Windows 
 Nhắp nút Start, trỏ vào Settings và nhắp chọn Control Panel để mở ra cửa sổ Control Panel, trong cửa sổ 
này có nhiều biểu tượng tượng trưng cho một chức năng điều khiển hệ thống khác nhau cho máy PC cũng như 
cho Windows 
 34
 Trong phần này chúng ta chỉ xét đến vài tính năng điều khiển đặc trưng, cần thiết mà ở mỗi máy PC 
đều có. 
3.1 - Date/Time 
Đây là tính năng dùng để đặt ngày giờ hệ thống trong máy, nhắp đúp vào biểu tượng Date/time 
Date: Tiến hành các bước chọn ngày, tháng, năm 
Time: Để điều chỉnh đồng hồ , nhắp chuột vào từng vị trí, giờ , phút, giây và chỉnh bằng cách nhắp nút tăng, 
giảm 
 35
Ngoài ra còn có thể chọn múi giờ cho thích hợp 
Nhắp nút OK để kết thúc 
3.2 –Display 
 Tính năng điều khiển màn hình, nhắp đúp biểu tượng này sẽ mở ra một hộp thoại có nhiều lớp, trong 
mỗi lớp là có một chức năng điều khiển khác nhau: 
Background 
Chọn cách trang trí cho nền của Desktop gồm: 
- Pattern: Trang trí cho nền Desktop bằng cách thể hiện mẫu hình lưới, Nếu chọn - - None thì nền chỉ có một 
màu xanh lá (đậm) 
- Wallpaper: Một dạng ảnh Bitmap, ảnh này có thể đặt giữa Desktop, khi dùng lệnh - Center, còn nếu dùng lệnh 
Tile thì ảnh có khả năng tự lặp lại để che kín hết nền Desktop. 
 Sau khi chọn xong nhắp nút Apply để lệnh có hiệu lực và chọn sang lớp điều khiển khác. 
Screen Saver 
 - Screen Saver: chọn mẫu hình ảnh di động ( nếu chọn None là không dùng đến chức năng này). 
 - Wait: Đặt khoảng thời gian để nhận biết màn hình tĩnh (đơn vị là phút) 
 - Password protected: Đặt mật khẩu để bảo mật cho công việc 
 Ngoài ra có thể nhắp vào mục Settings để đặt thêm một số chế độ cho ảnh động nếu có đặt Password 
Protected thì phải nhập đúng Password 
 36
Appearance: 
 Chọn cách thể hiện màu cho cửa sổ 
 - Shechem: Chọn một tên bộ màu thể hiện cho cách đặt màu cho tất cả các thành phần trong cửa sổ. 
Thường dùng mẫu Windows Standar 
 Chú ý: Các mục còn lại lệ thuộc vào Card điều khiển màn hình trong mỗi máy mà chúng ta sẽ có cách 
đặt khác nhau 
-Keyboard 
 Điều khiển bàn phím gồm các mục 
 - Repeat delay: Khoảng thời gian để nhận biết một ký tự được gõ lặp lại 
Dùng Mouse kéo thanh trượt trong khoảng Long ... Short 
 - Repeat rate: tốc độ lặp lại của phím được điều chỉnh bằng cách kéo chuột trong khoảng Slow ... fast 
 37
3.4 - Mouse- Chuột 
- Điều khiển chuột: 
 - Button Configuration để thay đổi vị trí nút điều khển của mouse. 
Trong lớp Motion chúng ta có thể dùng thêm lệnh: 
 - Pointer speed: Điều chỉnh tốc độ di chuuyển con trỏ chuột trong khoảng Slow .. Fast 
 38
 - Pointer trail: Nếu chọn lênh (chèn) Showpointer trail thì con trỏ chuột đ ể l ại vi ết tr ên đường di 
chuyển được thực hiện trong khoảng Short ... Long 
3.5 -Regionnal settings 
Regional Settings: Chọn tên nước, khi chọn cái này sẽ ảnh hưởng đến các cách chọn sau: 
 Number 
 Thông thường máy tính được ngầm định dạng dùng hệ tiếng anh nên dấu chấm là dấu phân cách thập 
phân còn dấu phẩy là dấu phân cách nhóm 3 chữ số, trong khi người Việt Nam lại dùng theo hệ tiếng pháp có 
quy định ngược lại. 
Nếu cần thiết chúng ta có thể thay đổi lại quy định này bằng các lệnh: 
- Decimal symbol: Gõ lại dấu chấm thay cho dấu phẩy 
- Digit grouping symbol: gõ dấu chấm thay cho dấu phẩy 
Time 
 Thường dùng theo dạng hh:mm:ss (giờ:phút:giây) 
Date 
 Hệ tiếng Anh dùng: MM/DD/YY 
 39
 Người Việt dùng: DD/MM/YY 
Chương trình PAINT 
 Trong Windows 98 có một chương trình ứng dụng dùng để vẽ hình theo dạng Bitmap, đó la 
Paint, Để làm việc với chương trình này chúng ta phải mở cửa sổ chương trình bằng cách nhắp vào 
nút Start chọn Programs chọn Accessories và chon Paint 
Cửa sổ Paint xuất hiện 
 40
Tool box 
Các công cụ để vẽ hình 
Biểu tượng Tên gọi Chức năng 
 Free-form select Tạo một mẫu cắt có dạng tuỳ ý 
 Select Tạo một mẫu cắt hình chữ nhật 
 Eraser Xoá hình 
 Fill with color Tô màu trong đường bao khép kín
 Pick Color 
Lấy mẫu màu trong một phần hình 
vẽ 
 Magnifier Phóng lớp một phần hình vẽ 
 Pencil Vẽ đường tự do 
 Brush Cọ vẽ tự do 
 Airbrush Tạo hiệu quả phun màu 
 Text Vẽ chữ 
 Line Vẽ đoạn thẳng 
 Curve Vẽ đoạn cong hình dọc 
 Rectangle Vẽ hình chữ nhật 
 Polygon Vẽ hình đa giác 
 Ellipse Vẽ hình Elip 
 Round Rectangle Vẽ hình chữ nhật tròn bốn góc 
Có thể chia các công cụ trên thành hai nhóm: 
 - Các công cụ dùng để vẽ hình: Pencil, Brush, Airbrush, Text, Line, Curve, Rectangle, 
Polygon, Ellipse, Rounded Rectangle 
 - Các công cụ dùng để hiệu chỉnh vẽ: Free-form select, Eraser, Select, Pick Color, Magnifer. 
Color box 
 41
 - Nhắp chọn màu bằng nút trái của chuột: màu Foreground 
 - Nhắp chọn màu bằng nút phải của chuột: Màu Background 
Vẽ hình 
* Các bước để vẽ hình 
 - Bước 1: Chọn một công cụ vẽ thích hợp. mỗi công cụ vẽ sẽ có một hiệu quả riêng biệt 
 Chú ý: Hình dạng con trỏ chuột có thể thay đổi theo công cụ vẽ đang chọn 
 - Bước 2: Chọn độ dày của nét vẽ, dạng cọ vẽ hoặc hinhf chữ nhật từ nhóm biểu tượng ở 
dưới Tool box 
 - Bước 3: Chọn màu Foreground 
 - Buớc 4: Chọn màu Background nếu muốn áp dụng để vẽ bằng công cụ Rectangle hoặc 
Ellipse 
 - Bước 5: Vẽ hình bằng cách kép chuột trong vùng vẽ 
Chú ý: Nếu vẽ hình không thích hợp có thể dùng lệnh Undo bằng cách gõ tổ hợp phím Ctrl+Z 
Sử dụng các công cụ vẽ 
 Các công cụ vẽ đều có thể sử dụng nút trái hoặc nút phải của chuột để vẽ. Vẽ bằng nút trái 
hình sẽ có màu của Foreground, vẽ bằng nút phải hình sẽ có màu Background 
Lưu bản vẽ vào ổ đĩa cứng 
Vào Menu File Chọn Save hộp thoại Save As hiện ra: 
 Gõ tên bản vẽ vào ô File name và chọn Save. 

File đính kèm:

  • pdftinhoccanban.pdf
Bài giảng liên quan