Giáo trình Trồng cao su - Mô đun 1: Sản xuất cây giống cao su
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
Lời giới thiệu. 1
Mục lục . 2
BÀI MỞ ĐẦU. 5
1. Giống cao su. 5
1.1 Phương pháp lai tạo và tuyển chọn giống . 5
1.2 Cơ cấu bộ giống cao su địa phương hoá . 10
2. Đặc điểm của một số dòng vô tính được trồng tại Việt Nam. 11
3. Vườn nhân gỗ ghép . 14
3.1 Lập vườn nhân. 14
3.2 Sản xuất gỗ ghép . 16
Bài 1: THIẾT KẾ VƯỜN GỐC GHÉP . 19
1. V ườn gốc ghép tum trần 10 tháng tuổi. 19
1.1. Chuẩn bị đất . 19
1.2 Thiết kế vườn ương . 19
1.3 Làm rãnh vườn ương. 19
2. Vườn gốc ghép cây bầu. 20
2.1 Thiết kế và đào rãnh . 20
2.2 Quy cách bầu. 21
2.3 Cho đất vào bầu. 21
Bài 2: CHỌN VÀ ƯƠM HẠT CAO SU. 22
1. Chuẩn bị hạt . 22
2. Lập liếp cát. 22
3. Các dạng hạt nảy mầm . 23
Bài 3: TRỒNG GỐC GHÉP . 24
1. Trồng cây gốc ghép . 24
1.1 Trồng cây ra vườn ương tum . 24
1.2 Trồng cây con vào bầu . 25
2. Các dạng cây giống . 25
2.1 Cây stump trần . 25
2.2 Cây bầu ghép mắt ngủ . 263
2.3 Cây bầu ghép có tầng lá. 26
2.4 Cây stump bầu có tầng lá. 26
Bài 4 : CHĂM SÓC GỐC GHÉP . 28
1. Trồng dặm . 28
2. Làm cỏ . 28
3. Tưới nước. 28
4. Bón phân . 29
4.1 Bón phân cho vườn ươm trần . 29
4.2 Bón phân cho vườn ươm bầu. 30
5. Tủ gốc . 30
6. Phòng trị bệnh hại và côn trùng . 30
Bài 5 : GHÉP CAO SU . 31
1. Phương pháp ghép. 31
2. Công việc sau khi ghép. 39
3. Điều kiện để có tỷ lệ ghép cao. 40
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN. 41
bảo số cây cần cho sản xuất. Ghép mắt xanh gồm các giai đoạn sau : - Chuẩn bị gốc ghép : gốc ghép ở chiều cao 10 cm cách đất có đường kính đạt 12-15 mm với lớp vỏ thân còn màu xanh, có thể phần thân sát gốc chuyển sang màu nâu. 32 Trước hết dùng giẻ lau sạch gốc ghép để đảm bảo vệ sinh. Trên gốc ghép, gần sát đất rạch hai đường thẳng đứng song song sâu đến lớp gỗ và cách nhau 12-15 mm tuỳ theo kích thước gốc ghép (thường chiếm 1/3 vòng thân) Sau đó, ở vị trí thấp nhất của hai đường song song rạch một đường ngang hơi xéo. 33 Cả 3 đường tạo nên một cửa sổ trên gốc ghép. Hướng mở cửa sổ trên vườn đại trà là hướng Đông Nam để tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào mắt ghép làm hỏng mắt. Trong vườn ươm và vườn nhân, hướng mở cửa sổ không cố định, có thể sao cho tiện thao tác + Có thể mở trước 15 – 20 gốc ghép cho mủ ứa ra ở vết cắt, sau đó dùng giẻ lau khô mủ trước khi bóc vỏ nâng cửa số. - Cắt mắt ghép : + Chọn Mắt Ghép 34 Mắt vảy cá Mắt nách lá + Cắt mắt ghép Bước 1: Rạch hai đường song song 35 Bước 2: Cắt mắt ghép Bước 3: Chỉnh sửa mắt ghép Bước 4: Tách mắt ghép +Tách bằng miệng 36 +Tách bằng miệng +Tách bằng tay Hoàn chỉnh mắt ghép 37 - Lắp mắt ghép vào gốc ghép : Dùng đuôi dao nâng nhẹ lớp vỏ cửa sổ của gốc ghép bắt đầu từ đường rạch hơi xéo bên dưới Lùa mảnh vỏ có chứa mắt ghép vào cửa sổ đã mở sao cho tượng tầng của mắt ghép tiếp xúc với tượng tầng của cửa sổ trên gốc ghép Sau đó cắt bỏ cửa sổ của gốc ghép đã nâng lên chỉ còn giữ lại khoảng 0.5 cm ở phía trên mắt ghép. 38 Dùng dây băng trong (dây nylon) băng chặt lại, các mép dây băng phải chồng mối lên nhau sao cho nước không thấm được vào mắt ghép. 39 b. Ghép mắt nâu Khi lớp vỏ mắt ghép và gỗ ghép đều đã hoá nâu : cây trên 10 tháng tuổi, có đường kính thân gần gốc từ 20-25 mm. Ghép mắt nâu cũng tương tự như việc ghép mắt xanh chỉ có một vài điểm khác biệt cụ thể là : - Kích thước cửa sổ trên gốc ghép : ngang 15 - 20 mm và kích thước mảnh vỏ mắt ghép : ngang 14 - 18 mm. - Lớp vỏ của cửa sổ gốc ghép (lưỡi gà) vẫn giữ nguyên và đặt úp lên trên mắt ghép trước khi băng. - Băng phải thật chắc, thường dúng các loại dây băng có độ co giãn lớn nhu dây cao su để giữ cho mắt ghép bó chặt vào gốc ghép thì tỷ lệ sống mới cao. 2. Công việc sau khi ghép a. Mở băng - Sau khi ghép 18 – 20 ngày, cây được mở băng. Dùng dao cắt dây nylon ở phía đối diện với mắt ghép, cẩn thận tránh làm tổn thương thân cây. Những cây đã bị chết cần đánh dấu để ghép lần 2, lần 2 mắt được ghép ở lớp vỏ đối diện với mắt ghép lần trước. Trường hợp ghép lần 2 cũng không thành công thì vị trí ghép lần 3 ở phía trên của vị trí ghép lần 1 hoặc lần 2. b. Cưa ngọn gốc ghép - Sau khi mở băng được 15 – 20 ngày, những cây có mắt ghép sống thì tiến hành cưa ngọn. Cưa ngọn cách mắt ghép từ 7 – 8 cm phía trên mắt ghép. Vết cưa xéo, cao ở phía mắt ghép và thấp ở phía đối diện. Sau đó dùng vaseline hay petrolatum bôi lên vết cưa. c. Bẻ chồi dại - Sau khi cưa gốc ghép, sau một thời gian cùng với sự phát triển của mắt ghép, trên gốc ghép cũng sẽ xuất hiện những chồi dại, các chồi này sẽ phát triển mạnh hơn, lấn át làm cho chồi ghép sinh trưởng chậm, do đó cần phải thường xuyên kiểm tra để loại bỏ các chồi dại kịp thời. 40 3. Điều kiện để có tỷ lệ ghép cao - Gốc ghép và mắt ghép đều phải được tách bóc dễ dàng - Thời gian ghép thích hợp là buổi sáng (5 – 10 giờ) và buổi chiều (từ 14 – 15 giờ), tránh ghép lúc nắng gắt hay lúc mưa dầm. - Ghép khi gốc ghép có tầng lá cuối cùng ổn định - Tuổi của gốc ghép và mắt ghép phải tương đương nhau - Thao tác ghép phải nhanh, khéo, tránh chạm tay vào các lớp tượng tầng của gốc ghép và mắt ghép. Không để bụi bẩn dính vào cửa sổ gốc ghép và mắt ghép. B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Bài tập: Học sinh tập cắt mắt ghép và ghép cây thành thạo - Bối cảnh: Hội trường UBND Xã, cơ sở Dạy nghề - Nguồn lực thực hiện: + Dao ghép : 5 cái/nhóm 05 học viên + Dây ghép: 5 kg/ nhóm 05 học viên + Giẻ lau: 5 cái/ nhóm 5 học viên C. Ghi nhớ: - Loại mắt ghép tốt: mắt nách lá & vảy cá, có độ tuổi tương đương với gốc ghép (10 tháng tuổi). - Cắt mắt ghép, tránh bị dập, mất hạt gạo (điểm nảy mầm). - Ngừng bón phân cho gốc ghép 1 tháng trước khi tiến hành ghép mà chỉ tưới nước. - Lau sạch gốc ghép bằng giẻ, mở cửa sổ gốc ghép sao cho kích thước vừa bằng mắt ghép, lắp mắt ghép vào cửa sổ. - Quấn dây băng chặt và theo kiểu lợp ngói từ gốc lên ngọn. 41 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN SẢN XUẤT CÂY GIỐNG CAO SU 1. Vị trí, tính chât của mô đun Là Mô đun chuyên ngành đề cập tới đặc điểm của một số loại giống cao su chủ yếu và kỹ thuật nhân giống cao su nhằm đảm bảo chất lượng cây giống tốt, đủ số lượng trong thời gian ngắn nhất. 2. Mục tiêu - Trình bày được những kiến thức cơ bản về giống cao su, phương pháp tạo giống cao su, phương pháp nhân giống cao su. - Nhận biết được một số giống cao su phổ biến. - Đào rãnh, đóng bầu thành thạo - Xác định được những công việc cần thiết để chăm sóc vườn ươm - Trồng và chăm sóc cây gốc ghép đạt tiêu chuẩn kỹ thuật - Ghép cao su đạt tỷ lệ sống cao và đảm bảo thời gian 3. Nội dung chính của mô đun Mã bài Tên các bài trong Mô đun Loại bài dạy Địa điểm THỜI GIAN (giờ) TS LT TH KT* MB1-01 Bài Mở đầu Lý thuyết Phòng học 2 2 MB1-02 Bài 1: Thiết kế vườn gốc ghép Tích hợp Vườn thực địa 8 1 7 MB1-03 Bài 2: Chọn và ươm hạt cao su Tích hợp Vườn thực địa 8 1 7 MB1-04 Bài 3: Trồng cây gốc ghép Tích hợp Vườn thực địa 8 1 7 MB1-05 Bài 4 : Chăm sóc cây gốc ghép Tích hợp Vườn thực địa 23 3 20 MB1-06 Bài 5: Ghép cao su Tích hợp Vườn thực địa 66 3 63 Kiểm tra hết mô đun Tích hợp Vườn thực địa 6 6 Tổng cộng 121 11 104 6 4. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành Nguồn lực cần thiết: các dụng cụ (thước, dây, dao, cuốc, bịch PE, ...), vườn thực địa, vật liệu (hạt cao su, phân bón, thuốc BVTV ...) Cách tổ chức thực hiện: lớp chia thành các nhóm từ 5 – 7 học viên, sau khi quan sát giảng viên hướng dẫn ban đầu, giảng viên giao việc cụ thể cho từng nhóm, với số lượng và thời lượng cụ thể sau mỗi bài học. Đánh giá kết quả học tập dựa vào sản phẩm của nhóm học viên. 42 5. Yêu cầu đánh giá kết quả học tập Bài 1: Thiết kế vườn gốc ghép Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Đọc tên và nhận diện đúng tên các dụng cụ vật tư - Sử dụng được các dụng cụ vật tư thành thạo - Thao tác thực hiện các bước công việc chuẩn xác - Thời gian thực hiện theo định mức - An toàn lao động và vệ sinh môi trường - Quan sát, kiểm tra thực tế - Quan sát, kiểm tra thực tế - Quan sát thực tế - Theo dõi thời gian và đối chiếu với định mức - Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT Bài 2: Chọn hạt và ươm hạt cao su Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Đọc tên và nhận diện đúng tên các dụng cụ vật tư - Sử dụng được các dụng cụ vật tư thành thạo - Thao tác thực hiện các bước công việc chuẩn xác - Thời gian thực hiện theo định mức - An toàn lao động và vệ sinh môi trường - Quan sát, kiểm tra thực tế - Quan sát, kiểm tra thực tế - Quan sát thực tế - Theo dõi thời gian và đối chiếu với định mức - Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT Bài 3: Trồng cây gốc ghép cao su Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Đọc tên và nhận diện đúng tên các dụng cụ vật tư - Sử dụng được các dụng cụ vật tư thành thạo - Thao tác thực hiện các bước công việc chuẩn xác - Thời gian thực hiện theo định mức - An toàn lao động và vệ sinh môi trường - Quan sát, kiểm tra thực tế - Quan sát, kiểm tra thực tế - Quan sát thực tế - Theo dõi thời gian và đối chiếu với định mức - Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT 43 Bài 4: Chăm sóc cây gốc ghép Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Đọc tên và nhận diện đúng tên các dụng cụ vật tư - Sử dụng được các dụng cụ vật tư thành thạo - Thao tác thực hiện các bước công việc chuẩn xác - Thời gian thực hiện theo định mức - An toàn lao động và vệ sinh môi trường - Quan sát, kiểm tra thực tế - Quan sát, kiểm tra thực tế - Quan sát thực tế - Theo dõi thời gian và đối chiếu với định mức - Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT Bài 5: Ghép cao su Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Sử dụng được các dụng cụ vật tư thành thạo - Thao tác thực hiện các bước công việc chuẩn xác - Thời gian thực hiện theo định mức - An toàn lao động và vệ sinh môi trường - Quan sát, kiểm tra thực tế - Quan sát thực tế - Theo dõi thời gian và đối chiếu với định mức - Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT 6. Tài liệu tham khảo 1. Trần Đình Long, 1997 – Giáo trình chọn giống cây trồng. NXB Nông nghiệp Hà Nội. 2. Nguyễn Lộc – Một số vấn đề về công tác giống cây trồng 3. Giáo trình thực tập giống cây trồng. NXB Nông nghiệp Hà Nội, 1982 4. Nguyễn Thị Huệ, 1997 - Cây cao su. Nhà xuất bản trẻ. 44 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số /QĐ-BNN-TCCB ngày tháng năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) 1. Ông Trần Đăng Bổng Chủ nhiệm 2. Ông Phạm Văn Nha Phó chủ nhiệm 3. Ông Bùi Đình Ninh Ủy viên 4. Bà Lưu Thị Thanh Thất Ủy viên 5. Ông Nguyễn Thành Công Ủy viên 6. Bà Trần Thị Lan Ủy viên 7. Ông Nguyễn Văn Ân Ủy viên DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số /QĐ-BNN-TCCB ngày tháng năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) 1. Ông Lên Văn Kích Chủ tịch 2. Ông Hà Ngọc Thụy Thư ký 3. Bà Lâm Thị Xô Ủy viên 4. Ông Đỗ Quang Vịnh Ủy viên 5. Ông Nguyễn Văn Cường Ủy viên
File đính kèm:
- Modun 01 trồng cao su.pdf