Giáo trình Trồng cao su - Mô đun 2: Chuẩn bị đất trồng cao su
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
LỜI GIỚI THIỆU .1
MỤC LỤC .3
BÀI MỞ ĐẦU .6
1. Vai trò của công tác chuẩn bị đất trồng cao su .6
2. Tiêu chuẩn của loại đất thích hợp trồng cao su.6
3. Giới thiệu về mô đun .7
Bài 1: ĐẤT TRỒNG CAO SU.8
1. Đất xám bạc màu .8
1.1 Đặc điểm của đất xám bạc màu.9
1.2 Hướng sử dụng đất xám bạc màu .10
2. Đất đỏ vàng.11
2.1 Đặc điểm đất đỏ vàng.13
2.2 Hướng sử dụng và cải tạo đất đỏ vàng.13
3. Phân hạng đất trồng cây cao su .15
4 Đặc điểm của vùng đất trồng cao su.20
4.1 Vùng Đông Nam Bộ .20
4.2 Vùng Tây nguyên.20
4.3 Vùng Duyên hải miền trung .21
4.4 Vùng Tây Bắc .21
BÀI 2 : ĐÀO PHẪU DIỆN ĐẤT.234
1. Nguyên tắc đào phẫu diện.23
2. Đào phẫu diện.24
3. Mô tả phẫu diện .24
Bài 3: KHAI HOANG .27
1. Cưa đốn .27
2. Dọn mặt bằng.28
3. Cày bừa.29
Bài 4: THIẾT KẾ HÀNG TRỒNG CAO SU.31
1. Chuẩn bị dụng cụ .31
2. Thiết kế hàng cây cao su trên đất bằng.34
3. Thiết kế trên đất dốc (thiết kế đường đồng mức).35
Bài 5: ĐÀO HỐ, BÓN LÓT .38
1. Đào hố .38
2. Bón phân lót.40
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN .42
g chuẩn: + Dùng 3 cọc phóng tạo thành 1 đường thẳng theo hướng hàng đã định; Cách lấy góc vuông ở ngoài thực địa theo quy tắc pitago với các cạnh 3, 4, 5 mét + Các cạnh góc vuông: 3 mét và 4 mét, cạnh huyền: 5 mét; + Có một cạnh góc vuông trùng với hàng chuẩn; Hướng hàng trồng (hàng 3 theo hướng Bắc Nam) Hàng 3: hàng cây cách cây 3 mét Khoảng cách trồng (hàng cách hàng 6m; cây cách cây 3m) (hàng cách hàng 6.5m; cây cách cây 3m) Bắc Nam 35 3. Thiết kế hàng cao su trên đất dốc (thiết kế đường đồng mức) - Xác định được độ dốc (độ), hướng dốc - Khoảng cách trồng: + Hàng cách hàng: 6 – 8 mét tùy thuộc vào độ dốc, đất có độ dốc càng lớn thì khoảng cách hàng cách hàng càng lớn và ngược lại; + Cây cách cây: 2.5 – 3.5 mét tùy thuộc vào độ dốc, đất có độ dốc càng lớn thì khoảng cách cây cách cây càng hẹp và ngược lại; - Hướng hàng trồng cao su: + Vuông góc với hướng dốc; + Theo đường đồng mức hoặc ruộng bậc thang; Tạo góc vuông ngoài thực địa (theo quy tắc Pitago, tam giác vuông có các cạnh góc vuông và cạnh huyền lần lượt là 3m, 4m và 5m) Góc vuông Hướng hàng trồng Bắc Nam Cọc phóng ngắm hàng thẳng 36 - Xác định hàng chuẩn: + Dùng thước chữ A có dây dọi để xác định các điểm có cùng độ cao, sau đó nối các điểm đã xác định này sẽ tạo được đường chuẩn; + Từ hàng chuẩn, lấy tịnh tiến theo một chiều nhất định, với khoảng cách hàng đã định chúng ta sẽ có các hàng cao su tiếp theo; - Tạo ruộng bậc thang: + Từ hàng chuẩn, chúng ta xả tả ly dương có độ rộng 1.2 – 1.8 mét, sau đó lấy đất đắp tạo tả ly âm có độ rộng 1.2 – 1.8 mét. Khi kết thúc công việc chúng ta tạo ra ruộng bậc thang có độ rộng từ 2.4 – 3.6 mét (như hình vẽ). Nguyên tắc tạo ruộng bậc thang nửa đào – nửa đắp Xả tả ly dương và tạo bờ chắn nước Tạo hàng trồng theo đường đồng mức Tạo hàng trồng theo đường đồng mức 37 B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Bài tập: Mỗi nhóm học viên thiết kế, phóng lô, căng dây, cắm nọc, xả tả ly diện tích 1000 m2 vườn (lô); - Bối cảnh: Hội trường UBND Xã, cơ sở Dạy nghề, sân bãi - Nguồn lực thực hiện: + Dao: 02 cái/nhóm 05 học viên + Cọc phóng hàng chuẩn: 03 cái/nhóm 05 học viên + Tiêu tre: 50 cái/nhóm 05 học viên + Dây kẽm lớn: 30 mét & dây kẽm nhỏ: 40 mét /nhóm 05 học viên + Thước chữ A: 01 cái/nhóm 05 học viên + Cuốc: 02 cái/nhóm 05 học viên + Thước dây 30 mét: 01 cuộn & la bàn: 01 cái/nhóm 05 học viên C. Ghi nhớ Đất có độ dốc dưới 8% (tương đối bằng phẳng) thiết kế hàng trồng theo hướng Bắc – Nam hoặc thiết kế hàng trồng dọc theo chiều dài của lô đất. Đất có độ dốc trên 8% (đất dốc) thiết kế hàng trồng cắt ngang hướng dốc chính. Mật độ trồng 512 - 555 cây/ha, khoảng cách hàng cách hàng 6 mét, cây cách cây 3 mét hoặc đối với đất đồi dốc hàng cách hàng 8 mét, cây cách cây 2,5 mét. 38 Bài 5: ĐÀO HỐ, BÓN LÓT Mã bài: MB2-06 Mục tiêu: - Đào hố đúng kích thước dài 70cm, rộng 50 cm, sâu 60 cm hoặc khoan hố đường kính 60 cm, sâu 60 cm. - Bón lót đủ lượng và đúng loại phân. A. Nội dung: 1. Đào hố Mục tiêu của việc đào hố là tạo một lớp đất tơi xốp có trộn phân xung quanh lớp rễ con để kích thích rễ phát triển nhanh, giúp hấp thu tốt các chất dinh dưỡng để cho cây cao su phát triển nhanh. Đào hố trồng cao su hiện nay có 2 phương pháp: đào thủ công và khoan hố, hiện nay thường dùng biện pháp khoan hố. Khi trồng stump hay bầu phải đào hố có kích thước hố: dài 70 cm, rộng 50 cm và sâu 60 cm. Nguyên tắc đào hố trồng cao su bằng cuốc: - Chiều sâu 60 cm, chia 2 tầng, tầng đất mặt 20 cm, tầng đất đáy 40 cm. - Khi đào, tầng đất mặt để về một bên, tầng đất đáy để một bên thành hố. Đào hố trồng cao su bằng cuốc (biện pháp thủ công) 39 Kiểm tra kích thước hố (dài 70 cm x rộng 50 cm x 60 cm) bằng thức chữ T. Phơi ải khoảng 2-3 tuần, tiêu diệt mầm bệnh trong đất. Khoan hố trồng cao su bằng máy cày (biện pháp cơ giới) 40 Hố trồng cao su được khoan bằng máy, có kích thước hố: đường kính 60 cm, sâu 60 cm. Phơi ải khoảng 2-3 tuần, tiêu diệt mầm bệnh trong đất. 2. Bón phân lót Mỗi hố bón 5 - 10 kg phân hữu cơ hoai mục và 300 g phân lân nung chảy, hố trồng được bón lót và lấp kỹ trước trồng tối thiể 1- 2 tuần. Rải lượng phân bón lót đã định vào trong hố trồng 41 Đảo phân lót trong hố bằng cách xả lớp đất mặt xung quang thành hố, trộn với phân bón lót Lấp đất kín phân bón lót B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Bài tập: Mỗi học viên đào 04 hố; - Bối cảnh: Hội trường UBND Xã, cơ sở Dạy nghề, sân bãi - Nguồn lực thực hiện: Cuốc: 02 cái/nhóm 05 học viên, thước chữ T: 01 cái/nhóm 05 học viên, phân bón lót: 10 bao phân bò/nhóm 05 học viên C. Ghi nhớ Kích thước hố đào thủ công dài 70 cm, rộng 50 cm, sâu 60 cm; khoan hố dường kính 60 cm, sâu 60 cm. Lượng phân bón lót 5-10 kg phân hữu cơ + 300 kg phân lân nung chảy + 300 kg vôi bột + 30 gram thuốc kiến, mối cho mỗi hố. 42 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN CHUẨN BỊ ĐẤT TRỒNG CAO SU 1. Vị trí, tính chât của mô đun Là mô đun cơ sở đề cập tới việc nhận diện hạng đất trồng cao su, thiết kế hàng cây và chuẩn bị hố trồng cao su. 2. Mục tiêu - Thiết kế được hàng trồng đúng khoảng cách, mật độ đã định. - Chuẩn bị được hố trồng đúng yều cầu kỹ thuật, đúng tiến độ. - Xác định được một số loại đất trồng cao su cơ bản và đặc điểm cũng như biện pháp kỹ thuật phù hợp cho từng loại đất. - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sinh thái. 3. Nội dung chính của mô đun Mã bài Tên các bài trong Mô đun Loại bài dạy Địa điểm THỜI GIAN (giờ) TS LT TH KT MB2-01 Bài mở đầu Lý thuyết Phòng học 1 1 MB2-02 Bài 1: Các loại đất trồng cao su Lý thuyết Vườn thực địa 6 1 5 MB2-03 Bài 2: Đào phẫu diện đất Tích hợp Vườn thực địa 16 1 15 MB2-04 Bài 3: Khai hoang Tích hợp Vườn thực địa 8 1 7 MB2-05 Bài 4: Thiết kế hàng trồng Tích hợp Vườn thực địa 28 4 24 MB2-06 Bài 5: Chuẩn bị hố trồng Tích hợp Vườn thực địa 16 2 14 Kiểm tra hết mô đun Tích hợp Vườn thực địa 6 6 Tổng cộng 81 10 65 6 43 4. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành Nguồn lực cần thiết: các dụng cụ (thước, dây, dao, cuốc, ...), vườn thực địa, vật liệu (phân bón, thuốc kiến, ...) Cách tổ chức thực hiện: lớp chia thành các nhóm từ 5 – 7 học viên, sau khi quan sát giảng viên hướng dẫn ban đầu, giảng viên giao việc cụ thể cho từng nhóm, với số lượng và thời lượng cụ thể sau mỗi bài học. Đánh giá kết quả học tập dựa vào sản phẩm của nhóm học viên. 5. Yêu cầu đánh giá kết quả học tập Bài 1: Các loại đất trồng cao su Tiêu chí đánh giá Cách đánh giá Đất thích hợp trồng cây cao su Độ sâu tầng đất dày tối thiểu 80cm, không có đá bàn, không có lẫn sỏi đá, đất tương đối bằng phẳng Đất không thích hợp trồng cây cao su Độ sâu tầng đất mỏng, dưới 50cm, có đá bàn, có lẫn sỏi đá 90-100%, đất dốc trên 45 độ Bài 2: Đào phẫu diện đất Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Mô tả về thảm thực bì nơi đào phẫu diện Chọn được vị trí đào phẫu diện Xác định hướng của phẫu diện Mô tả phẫu diện đất Đầy đủ nội dung của bản tả (theo mẫu) Tránh nơi lối đi, nền nhà, bờ ruộng Mặt phẫu diện đối diện với mặt trời (đông, đông bắc, đông nam Đầy đủ nội dung của bản tả (theo mẫu) Bài 3: Khai hoang Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Đọc tên và nhận diện đúng tên các dụng cụ vật tư - Sử dụng được các dụng cụ vật tư thành thạo - Quan sát, kiểm tra thực tế - Quan sát, kiểm tra thực tế 44 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Thao tác thực hiện các bước công việc chuẩn xác - Thời gian thực hiện theo định mức - An toàn lao động và vệ sinh môi trường - Quan sát thực tế - Theo dõi thời gian và đối chiếu với định mức - Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT Bài 4: Thiết kế hàng trồng Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Đọc tên và nhận diện đúng tên các dụng cụ vật tư - Sử dụng được các dụng cụ vật tư thành thạo - Thao tác thực hiện các bước công việc chuẩn xác - Thời gian thực hiện theo định mức - An toàn lao động và vệ sinh môi trường - Quan sát, kiểm tra thực tế - Quan sát, kiểm tra thực tế - Quan sát thực tế - Theo dõi thời gian và đối chiếu với định mức - Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT Bài 5: Chuẩn bị hố trồng Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Đọc tên và nhận diện đúng tên các dụng cụ vật tư - Sử dụng được các dụng cụ vật tư thành thạo - Thao tác thực hiện các bước công việc chuẩn xác - Thời gian thực hiện theo định mức - An toàn lao động và vệ sinh môi trường - Quan sát, kiểm tra thực tế - Quan sát, kiểm tra thực tế - Quan sát thực tế - Theo dõi thời gian và đối chiếu với định mức - Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT 45 6. Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Như Hà, 2005. Giáo trình Nông hóa, thổ nhưỡng. NXB Hà Nội 2. Nguyễn Thị Huệ, 2004. Cây cao su. NXB tổng hợp TP. Hồ Chí Minh 3. Võ Minh Kha, 1996. Hướng dẫn thực hành sử dụng phân bón. NXB Nông nghiệp 4. Vũ Hữu Yêm, 1995. Giáo trình phân bón và cách bón phân. NXB Nông nghiệp 46 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số /QĐ-BNN-TCCB ngày tháng năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) 1. Ông Trần Đăng Bổng Chủ nhiệm 2. Ông Phạm Văn Nha Phó chủ nhiệm 3. Ông Bùi Đình Ninh Ủy viên 4. Bà Lưu Thị Thanh Thất Ủy viên 5. Ông Nguyễn Thành Công Ủy viên 6. Bà Trần Thị Lan Ủy viên 7. Ông Nguyễn Văn Ân Ủy viên DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số /QĐ-BNN-TCCB ngày tháng năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) 1. Ông Lên Văn Kích Chủ tịch 2. Ông Hà Ngọc Thụy Thư ký 3. Bà Lâm Thị Xô Ủy viên 4. Ông Đỗ Quang Vịnh Ủy viên 5. Ông Nguyễn Văn Cường Ủy viên
File đính kèm:
- Modun02.pdf