Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh

a) Giá trịtruyền thốngdân tộc

Lịch sửhàng ngàn năm dựng nước và giữnước đã hình thành cho Việt Namcác

giá trịtruyền thống dân tộc phong phú, vững bền. Đó là ý thức chủquyền quốc gia dân

tộc, ý chí tựlập, tựcường, yêu nước, kiên cường, bất khuất. tạo thành động lực mạnh

mẽcủa đất nước; là tinhthần tương thân, tương ái, nhân nghĩa, cốkết cộng đồng dân

tộc; thủy chung, khoan dung, độlượng; là thông minh, sáng tạo, quý trọng hiền tài,tiếp

thu tinh hoa văn hóa nhân loại đểlàmphong phú văn hóa dân tộc. Trong nguồn giá trị

tinh thần truyền thống đó, chủnghĩa yêu nước là cốt lõi, là dòng chảy chính của tư

tưởng văn hóa truyền thống Việt Nam, xuyên suốt trường kỳlịch sử, là động lực mạnh

mẽcho sựtrường tồn và phát triển của dân tộc. Chính sức mạnh truyền thống tưtưởng

và văn hóa đó của dân tộc đã thúc giục HồChí Minh ra đi tìmtòi, học hỏi, tiếp thu tinh

hoa văn hóa của nhân loại đểlàmgiàu cho tưtưởng cách mạng và văn hóa của Người.

b) Tinh hoa văn hóa nhân loại

HồChí Minh đã biết làm giàu vốn văn hóa của mình bằng cách học hỏi, tiếp thu

tưtưởng văn hóa phương Đông và phương Tây.

Vềtưtưởng và văn hóa phương Đông, HồChí Minh đã tiếp thu những mặt tích

cực của Nho giáo vềtriết lý hành động, nhân nghĩa, ước vọng vềmột xã hội bình trị,

hòa mục, thếgiới đại đồng; vềmột triết lý nhân sinh, tu thân, tềgia; đềcao văn hóa

trung hiếu "dân vi quý, xã tắc thứchi, quân vi khinh".

Người nói: "Tuy Khổng Tửlà phong kiến và tuy trong học thuyết của Khổng Tử

có nhiều điều không đúng song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học"

1

. Người

dẫn lời của V.I. Lênin: "Chỉcónhững ngườicách mạng chân chínhmới thu hái được

những điều hiểu biết quý báu của các đời trước đểlại"

2

.

VềPhật giáo, HồChí Minh đã tiếp thu tưtưởng vịtha, từbi, bác ái, cứu khổ, cứu

nạn; coi trọng tinh thần bình đẳng, chống phân biệt đẳng cấp, chăm lo điều thiện, v.v.

Vềchủnghĩa Tamdân của Tôn Trung Sơn, HồChí Minhtìmthấy những điều

thíchhợp với điều kiện nước ta, đó là dân tộc độc lập, dân quyền tựdo và dân sinh hạnh

phúc.

Vềtưtưởng và văn hóaphương Tây, HồChí Minh đã nghiên cứu tiếpthu tưtưởng

văn hóa dân chủvà cách mạng của cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ.

pdf136 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1440 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
hải phù hợp với mỗi đối tượng, giáo dục là một khoa học. 
Trong thư gửi giáo viên, học sinh cán bộ thanh niên và nhi đồng (ngày 31-10-
1955), Người chỉ ra: "Mỗi một cấp giáo dục cần nhận rõ nhiệm vụ của mình trong lúc 
này: 
Đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành, ra sức học tập lý luận và 
khoa học tiên tiến của các nước bạn, kết hợp với thực tiễn của nước ta, để thiết thực 
giúp ích cho công cuộc xây dựng nước nhà. 
Trung học thì cần đảm bảo cho học trò những tri thức phổ thông chắc chắn, thiết 
thực, thích hợp với nhu cầu và tiền đồ xây dựng nước nhà, bỏ những phần nào không 
cần thiết cho đời sống thực tế. 
Tiểu học thì cần giáo dục cho các cháu thiếu nhi: yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu 
lao động, yêu khoa học, trọng của công. Cách dạy phải nhẹ nhàng và vui vẻ, chớ gò ép 
thiếu nhi vào khuôn khổ của người lớn, phải đặc biệt chú ý giữ gìn sức khỏe của các 
cháu"1. 
Theo Người: Giáo dục nhi đồng là một khoa học, do vậy, cách dạy trẻ phải giữ 
toàn vẹn cái tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng, chớ nên làm 
cho chúng hóa ra những người già sớm. Nhiều thư do các cháu gửi cho Bác Hồ viết như 
người lớn viết; đó là một triệu chứng già sớm nên tránh. ở bậc tiểu học, cách dạy phải 
nhẹ nhàng vui vẻ, chớ gò ép thiếu nhi vào khuôn khổ của người lớn. 
Vì vậy, phải biết kết hợp học tập với việc chơi, dạy từ dễ đến khó. Với trẻ nhỏ, 
Người cho rằng: "Trong lúc học, cũng cần cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần làm 
cho chúng học. ở trong nhà, ở trường học, ở xã hội, chúng đều vui đều học. Muốn vậy 
thì các ban phụ trách nhi đồng cần phải liên lạc mật thiết với cha mẹ và thầy giáo của 
nhi đồng"2. Với thanh niên thì phải chuyên tâm học hành và công tác, nhưng cũng cần 
có vui chơi. Vui chơi lành mạnh là một bộ phận trong sự sinh hoạt của thanh niên... 
Trong vui chơi cũng cần có giáo dục. Cần có những thứ vui chơi văn hóa, thể dục có 
tính chất tập thể và quần chúng. 
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.4, tr. 212. 
1. Sđd, t. 8, tr. 81, 
2. Sđd, t. 5, tr. 712. 
132
Theo Hồ Chí Minh, thực hiện giáo dục không thể tùy tiện... Giáo dục cũng phải 
theo hoàn cảnh, điều kiện. Phải ra sức làm nhưng không được vội vàng. Làm phải có kế 
hoạch, có từng bước. Việc gì cũng phải từ nhỏ dần dần đến to, từ dễ dần dần đến khó, từ 
thấp dần dần đến cao. Một chương trình nhỏ mà thực hành được hẳn hoi, hơn là một trăm 
chương trình to tát mà làm không được. 
- Giáo dục phải gắn liền với xã hội, học đi đôi với hành. 
 Giáo dục phải xuất phát và bám chắc vào mục tiêu giáo dục. Người nói: "Chúng ta 
phải sửa đổi cách dạy cho hợp với sự đào tạo nhân tài kháng chiến và kiến quốc"1. 
Tháng 9-1945, trong Thư gửi các học sinh, Hồ Chí Minh viết: "Đối riêng với các em 
lớn... phải sẵn sàng mà chống quân giặc cướp nước, đấy là bổn phận của mỗi công dân. 
Các em lớn chưa hẳn đến tuổi phải gánh công việc nặng nhọc ấy, nhưng các em cũng 
nên, ngoài giờ học ở trường, tham gia vào các Hội cứu quốc để tập luyện thêm cho quen 
với đời sống chiến sĩ và để giúp đỡ một vài việc nhẹ nhàng trong cuộc phòng thủ đất 
nước"2. Với các em nhỏ, Người khuyên cứ từ 5 đến 10 cháu tổ chức thành một đội, giúp 
nhau học hành. Khi học rảnh, mỗi tuần cả đội đem nhau đi giúp đồng bào. Trong kháng 
chiến, Hồ Chí Minh chủ trương cần có một nền giáo dục kháng chiến và kiến quốc. 
Người yêu cầu: 
1. Phải sửa đổi triệt để chương trình giáo dục cho phù hợp với sự nghiệp kháng 
chiến và kiến quốc. 
2. Muốn như thế chúng ta phải có sách kháng chiến và kiến quốc cho các trường. 
Ngày 31-8-1960, trong thư gửi các cán bộ giáo dục, học sinh, sinh viên các trường 
và các lớp bổ túc văn hóa, Người nhắc nhở: "Giáo dục phải phục vụ đường lối chính trị 
của Đảng và Chính phủ, gắn liền với sản xuất và đời sống của nhân dân"3. 
- Giáo dục phải phối hợp nhà trường - xã hội - gia đình. 
Hồ Chí Minh khẳng định: Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có 
sự giáo dục ngoài xã hội, trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường 
được tốt hơn. Ngày 31-10-1955, khi miền Bắc đã giải phóng, Hồ Chí Minh viết: "Tôi 
cũng mong các gia đình liên lạc chặt chẽ với nhà trường, giúp nhà trường giáo dục và 
khuyến khích con em chăm chỉ học tập, sinh hoạt lành mạnh và hăng hái giúp ích nhân 
dân"4. Các đoàn thể là một yếu tố quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ, nhất là Đoàn 
thanh niên. Vì vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu: Trường học, gia đình và đoàn thể thanh niên 
1. Sđd, t. 5, tr. 462. 
2. Sđd, t. 4, tr. 33. 
3. Sđd, t. 10, tr. 190. 
4. Sđd, t. 8, tr. 81. 
133
cần phải chú ý đến giáo dục tư tưởng, thái độ, hoạt động và sinh hoạt hàng ngày của 
thanh niên để kịp thời khuyến khích, uốn nắn, sửa chữa. Trường học, gia đình và đoàn 
thể thanh niên phải liên hệ chặt chẽ trong việc giáo dục thanh niên. 
- Thực hiện dân chủ, bình đẳng trong giáo dục. 
Hồ Chí Minh dạy: Trong trường, cần có dân chủ. Đối với mọi vấn đề, thầy và trò 
cùng nhau thảo luận, ai có ý kiến gì đều thật thà phát biểu. Điều gì chưa thông suốt, thì 
hỏi, bàn cho thông suốt. Dân chủ nhưng trò phải kính thầy, thầy phải quý trò, chứ không 
phải là "cá đối bằng đầu". Đồng thời thầy và trò cần giúp đỡ những anh chị em phục vụ 
cho nhà trường. Các anh chị em nhân viên thì nên thi đua sao cho cơm lành canh ngọt 
để cho học sinh ăn no, học tốt. "Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng. Cần phải phát 
huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ 
giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà 
trường và nhân dân để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó"1. 
- Giáo dục phải gắn liền với thi đua. 
Hồ Chí Minh khuyên: "Đồng bào ta đang có phong trào thi đua sôi nổi: "Đại 
phong", "Duyên Hải", "Ba nhất", "Thành công". Vậy, các nhà trường cũng nên phát 
động một phong trào thi đua "2 tốt" - tức là dạy thật tốt, học thật tốt". Với học sinh, 
Người nói: "các cháu nên thi đua, thi đua học tập, thi đua trong mọi việc để trở nên 
những nhi đồng có tổ chức, có kỷ luật, có sáng kiến, có lực lượng"2. 
5. Vai trò của các thế hệ đi trước, của thầy giáo trong việc bồi dưỡng 
thế hệ trẻ 
- Hồ Chí Minh khẳng định, giáo dục thế hệ trẻ phải thực hiện phương pháp nêu 
gương. 
 Hồ Chí Minh yêu cầu không chỉ học tập trong nhà trường mà còn học tập qua các 
gương sản xuất, chiến đấu. Khi nói với học sinh trường Đại học nhân dân, Người nói: 
"Trường này là Trường đại học nhân dân, các cháu học với các thầy giáo, đồng thời 
phải học nhân dân. Trong bộ đội ta, trong dân công và những ngành hoạt động khác, có 
nhiều thanh niên gương mẫu... Mong các cháu noi theo những thanh niên kiểu mẫu ấy... 
để xứng đáng là lớp đầu tầu của Trường đại học nhân dân, để rèn luyện thành chủ nhân 
xứng đáng tương lai của nước nhà"1. Trong nhà trường, thầy nêu gương cho trò. Hồ Chí 
1. Sđd, t. 12, tr. 403. 
2. Sđd, t. 7, tr. 561. 
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.7, tr. 456. 
134
Minh nói: "Tri thức phải dễ hiểu, dễ nhớ, học mau. Ngoài tri thức phải có đạo đức cách 
mạng. Thầy giáo phải làm kiểu mẫu cho các cháu. Làm được như thế là làm tròn nhiệm 
vụ"2. Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò rất quan trọng của thầy cô giáo với sự nghiệp 
trồng người, coi nghề thầy giáo là rất quan trọng, rất vẻ vang. Theo Hồ Chí Minh, "Nhiệm 
vụ giáo dục rất quan trọng và vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo 
dục"3. Nếu không có thầy giáo dạy dỗ con em nhân dân, thì làm sao xây dựng chủ nghĩa 
xã hội được. Vì vậy nghề thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang. 
- Phải xây dựng đội ngũ những "người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy 
giáo". 
Về phẩm chất của người thầy, Hồ Chí Minh yêu cầu: 
+ "Phải thật thà yêu nghề mình"; 
+ "Phải có đạo đức cách mạng. Phải có chí khí cao thượng, phải "tiên ưu hậu lạc" 
nghĩa là khó khăn thì phải chịu trước thiên hạ, sung sướng thì hưởng sau thiên hạ. Đấy 
là đạo đức cách mạng"; 
+ "Phải yên tâm công tác"; 
+ "Phải thật thà đoàn kết"; 
+ "Phải thương yêu các cháu như con em ruột thịt của mình"; 
+ "Phải luôn luôn ra sức thi đua công tác và học tập, thật thà phê bình và tự phê 
bình để cùng nhau tiến bộ mãi". 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau 
không chỉ thể hiện tình cảm yêu thương vô bờ bến và sự chăm lo của Người đối với thế 
hệ trẻ, mà còn là một nội dung quan trọng trong hệ thống các quan điểm lý luận của 
Người. Việc nghiên cứu quán triệt quan điểm của Người về chăm lo bồi dưỡng thế hệ 
cách mạng cho đời sau là nhiệm vụ của mọi cấp, mọi ngành, mọi cán bộ, đảng viên 
trong các lĩnh vực, nhưng trước hết là của thanh niên, học sinh trong các nhà trường. 
Đối với thanh niên, học sinh, cùng với việc học tập tốt các môn học lý luận Mác - 
Lênin, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh là nhiệm vụ quan trọng để trang bị cho mình thế 
giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng, giúp cho việc học tập trong nhà trường 
được tốt, đồng thời chuẩn bị hành trang cần thiết cho cuộc đời lao động và học tập 
không ngừng, cống hiến được nhiều hơn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân 
tộc. 
2, 3. Sđd, t. 8, tr. 184. 
135
Mục lục 
Chương I: Nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển, đối tượng, 
nhiệm vụ và ý nghĩa học tập tư tưởng Hồ Chí Minh 
Chương II: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng 
giải phóng dân tộc 
Chương III: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường 
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 
Chương IV: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, kết hợp 
sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại 
Chương V: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam; về 
xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân 
Chương VI: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, nhân văn, văn hóa 
Chương VII: Một số vấn đề về vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí 
Minh trong công cuộc đổi mới 
Chương tham khảo: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách 
mạng cho đời sau 
136

File đính kèm:

  • pdfgt-tt ho chi minh.pdf