Giáo trình Vi sinh vật học - Phần 5
Nấm (Fungi, số ít là Fungus) là một giới riêng- Giới nấm (Fungi), khoa học nghiên cứu về nấm được gọi là Nấm học (Mycology).
Người ta đã biết đến nấm và sử dụng nấm từ thời cổ xưa. Theo Quách Mạt Nhược, tác giả Bộ Trung quốc sử cảo thì người Trung Quốc đã biết ăn nấm từ cách đây 6000-7000 năm . Nghề nấu rượu có sử dụng nấm men và nấm sợi đã xuất hiện ở Trung Quốc từ cách đây 7000-8000 năm. Việc sử dụng nấm làm dược liệu (Thần khúc) đã có ở Trung Quốc từ cách đây 2550 năm. Các nấm dùng làm thuốc như Phục linh, Chư linh, Linh chi , Tử linh, Lôi hoàn, Mã bột, Thiền hoa, Trùng thảo, Mộc nhĩ đã được ghi trong sáchThần nông bản thảo kinh trong thời gian khoảng năm 100-200 sau Công nguyên.
beckiae. Hình 8: 40. Acremonium butyli, 41. Gliomastix murorum var. felina. 42. Monocillium indicum, 43. Chalara sp., 44. Phialophora sp., 45. Gonytrichum macrocladum Hình 9: 46. Codinaea sp., 47. Chloridium chlamydosporis, 48. Torulomycrs lagena, 49. Eladia saccula, 50. Stachylidium bicolor, 51. Phialocephala bactrospora. Hình 12: 63. Trichoderma harzianum & T.polysporum, 64. Verticillicum sp, 65. Sesquicillium candelabrum, 66. Myrothecium sp, 67. Gliocephalotrichum simplex. Hình 13: 68. Chaetopsina fulva, 69. Cryptophiale udagawae, 70. Stachybotryna columare, 71. Metarhizium anisopliae, 72. Conioscypha sp. Hình 14: 73. Scopulariopsis brevicaulis, 74. & 76. Doratomyces spp, 75. Ciricinotrichum maculiforme, 77. Gyrothrix circinata. Hình 15: 78. Pseudobotrytis terrestris, 79. Parasympodiella longispora, 80. Dactylaria obtriangulata, 81. Bispora betulina, 82. Arthrobotrys oliospora. Hình 16: 83. Trichothecium roseum, 84. Menisporopsis novae-zelandiae, 85. Sporidesmium goidanichii, 86. Monacrosporium sp, 87. Dactylella atractoides, 88. Cylindrocarpon destructans, 89. Fusarium sp. Hình 17: 90. Camposporium antennatum, 91. Septonema scedens, 92. Deightniella elegans, 93. Brachysporium nigrum, 94. Pyricularia oryzae Hình 18: 95. Bactridium flavum, 96. Cladobotryum mycophilum, 97. Cylindrocladium ilicicola, 98. Cephaliophora irrgularis, 99. Wiesneriomyces javanicus. Hình 19: 100. Endophragmia hyalosperma, 101. Sporidesmium niligirense, 102. Scolecobasidium variabile, 103. Curvularia oryzae, 104. Stemphylium botryosum. Hình 20: 105. Drechslera sp., 106. Helminthosporium solani, 107. Alternaria alternata, 108. Ulocladium atrum. Hình 21: 109. Asterosporium orientale, 110. Epicoccum purpurascens, 111. Pithomyces chartarum, 112. Spegazzinia tessarthra. Hình 22: 114. Diheterospora catenulata, 115. Scutisporus brunneus, 116. Dicranidion fragile, 117. Strumella griseola, 118. Everhartia lignatilis. Hình 23: 119. Helicosporium panacheum, 120. Helicomyces ambiguus, 121. Helicodendron conglomeratum, 122. Xenosporium berkeleyi. Hình 24: 123. Candelabrum japonense, 124. Clathrosphaerina zalewskii, 125. Cancellidium applanatum, 126. Aegerita candida, 127. Stephanoma strigosum. Hình 25: 128. Tetraploa aristata, 129. Amallospora dacrydion, 130. Diplocaladiella scalaroides, 131. Tripospermum acerinum, 132. Speiropsis pedatospora. Hình 26: 133. Trifurcospora irregularis, 134. Dendrosporium lobatum, 135. Tricellula curvatis, 136. Alatosessilispora bibrachiata, 137. Dwayaangam yakuensis, 138. Lateriramulosa uniinflata, 139. Ordus chiayiensis. Hình 27: (140-153: Aquatic, 154-163. Marine) 140. Alatospora acuminata, 141. Anguillospora longissima, 142. Anguillospora crassa, 143. Heliscus lugdunensis, 144. Articulospora tetracladia, 145. Clavariopsis aquatica, 146. Culicidospora gravida, 147. Lemonniella aquatica, 148. Lemonniera cornuta, 149. Tetrachaetum elegans, 150. Dendrosporium erecta, 151. Tetracladium setigerum, 152. Tricladium splendens, 153. Varicosporium elodeae, 154. Humicola alopallonella, 155. Dendryphiella salina, 156. Zalerion maritimum, 157. Cirrenalia macrocephala, 158. Asteromyces cruciatus, 159. Varicosporina ramulosa, 160. Clavatospora bulbosa, 161. Trichocladium achrasporum, 162. Sigmoidea luteola, 163. Orbimyces spectabilis. LỚP NẤM TÚI (Ascomycetes) Giao tử đực 1. Đặc tính đặc trưng: Các sợi sinh trưởng ngăn vách và đơn bội. Giai đoạn hữu tính bằng sự hình thành của các túi bào tử (Asci) do sợi tiếp hợp nhân của hai giao tử khác nhau (giao tử đực gọi là Antheridium, giao tử cái là ascogonium). Sau phân chia giảm phân, trong các túi bào tử thường có 8 bào tử túi (cũng có thể là 2 hoặc 4). Các túi bào tử luôn được nằm trong các ascomata (ascocarps) là các thể quả sinh ra đơn độc hoặc kết lại trong hoặc trên một đệm nấm (một đám các sợi sinh dưỡng). Hình dạng của các thể quả rất quan trọng để phân loại. Thể quả có các dạng: Hình cốc (Apothecia), hình cầu, gần cầu không có miệng (cleistothecia), hình bình (Perithecia). Túi bào tử cũng có thể phát triển trong các ngăn của các đệm nấm (Stroma) hoặc phát sinh từ các cấu trúc dạng gối bán nguyệt (Pseudothecia). Giai đoạn sinh sản hữu tính (Teleomorph) thường kèm theo các giai đoạn sinh sản vô tính (anamorph). Hầu hết các loài nấm bất toàn là dạng sinh sản vô tính trong vòng đời của lớp nấm túi, các loài nấm túi thường gặp ở những sản phẩm sấy khô để bảo quản. Có thể dùng một số chuyên luận sau: về nấm túi, thể quả túi hình cầu zeemvon Arx (1981), các loài nấm túi đã công bố ở chi Byssochlamys của Stolk & Samson (1971) và Samson (1974), Eurotium of Blaser (1975) và khoá nấm túi ở dạng sinh sản vô tính thuộc chi Aspergillus của Raper & Fennell (1965). KHOÁ ĐẾN CHI ( Robert A. samson, 1984) 1a. Thể quả túi (ascomata) có cuống rõ rệt, cuống là một sợi nấm đơn độc, dạng sinh sản vô tính là Basipetospora, Monascus. 1b. Thể quả túi không có cuống, dạng vô tính Paecilomyces hoặc Aspergillus 2 2a. Thể quả túi không có vách rõ ràng, dạng vô tính là Paecilomyces, Byssochlamys. 2b. Thể quả túi có vách dạng vô tính Aspergillus 3 3a. Vách của thể quả túi được bao quanh bởi các tế bào Hiille vách dày, dạng vô tính ở nhóm Asp.nidulans. Emericella 3b. Vách của thể quả túi không được bao quanh bằng các tế bào Hiille 4 4a. Thể quả túi màu vàng, vách gồm một lớp các tế bào dẹt, dạng vô tính thuộc nhóm Asp.glaucus Eurotium 4b. Thể quả túi trắng hoặc màu kem, vách gồm vài lớp tế bào dẹt, dạng vô tính thuộc nhóm Asp.fumigatus Neosartorya LỚP NẤM TIẾP HỢP Đặc điểm dặc trưng: Lớp này có hệ sợi đa nhân, chỉ một vách ngăn được tạo thành để phân cách các cơ quan đặc biệt như nang bào tử kín (Sporangia) và các bào tử tiếp hợp với sợi nấm sinh sản vách ngăn thỉnh thoảng xuất hiện ở các phần trưởng thành của hệ sợi nấm. Sinh sản vô tính bằng các bào tử nang (Sporangiaspores – Bào tử bất động đơn độc) được tạo ra trong các nang bào tử kín hình cầu hay quả lê (Sporangia) có trụ hoặc không có trụ (columella phần bọng hoặc phần giữa bên trong nang bào tử nối tiếp với cuống sinh nang bào tử) hoặc trong các túi chuỗi bào tử (các nang bào tử hình trụ chia thành một dãy các bào tử). Một nang bào tử chuỗi không có trụ, nang bào tử kín nhỏ (Sporangiola là các nang bào tử kín nhỏ, hình cầu với một hoặc một ít bào tử và trụ rất nhỏ) thấy có ở họ Thamnidiaceae Cunninghamellaceae & Choanephoraceae. Một số chi có apophysis (chỗ phồng của giá sinh nang bào tử ngay dưới nang bào tử) có thể có sợi bò ngang (stolons): chúng là các sợi nấm đặc biệt chạy khắp bề mặt và mang các giá sinh nang bào tử. Các sợi này có thể bám chặt vào cơ chất bằng các Rhizoids (rễ). Một số loài sinh bào tử áo (các tế bào vách dày) hoặc các bào tử phấn (các tế bào vách mỏng, hình cầu), chúng có thể ở đầu, giữa sợi nấm đơn độc hoặc thành chuỗi. Các bào tử nang, bào tử áo, bào tử phấn nảy mầm tạo thành hệ sợi nấm mới. Sinh sản hữu tính bằng hai giao tử đa nhân tạo ra bào tử tiếp hợp màng dày màu đen, nâu, vàng, thường được bao phủ một lớp gai hoặc các sợi râu. Hai đoạn sợi nấm ở mỗi đầu bào tử tiếp hợp (Zygospose) gọi là sợi treo (suspensor). Các sợi treo có thể có kích thước hoặc hình dạng khác nhau, thỉnh thoảng có sợi treo hình thành các mấu phụ (ví dụ: một số loài của Absidia). Hầu hết các loài thuộc lớp này là hoại sinh, một số loài ký sinh trên các nấm khác cũng như trên động vật, thực vật. Một số loài của chi Rhizopus và Absidia phân bố rộng trên các ngũ cốc bảo quản, rau, quả, trong không khí và phân xanh. Một số loài của chi Mucor và Rhizopus có tầm quan trọng trong thực phẩm lên men và sản xuất các axít hữu cơ, nhưng cũng gây bệnh thối rau hoa quả đã thu hoạch. Các tài liệu có thể dùng: Đối với lớp Zygomycetes là khoá Zycha et al (1969) Hanlin (1973), Hesseltine & Ellis (1973), O’Donnell (1979) & von Arx (1981). Khoá đén loài của chi Mucor của Schipper (1978), chi Rhizopus của Inui et al (1965), Scholer & Miiler (1971) & Schipper (1984). KHOÁ PHÂN LOẠI ĐẾN CHI ( Robert A. samson, 1984) 1a. Bào tử nang được tạo thành trong các túi nang bào tử dày bao phủ bề mặt bọng cuống sinh bào tử nang Syncephalastrum 1b. Các bào tử nang được tạo thành trong các nang bào tử hình cầu, quả lê với trụ 2 2a. Nang bào tử và cuống sinh bào tử nang luôn có màu tối, cuống sinh bào tử nang thường không phân nhánh, thường sinh trong nhóm. Nang bào tử kích thước thay đổi từ 50 - 360àm. Bào tử nang có vách sọc Rhizopus 2b. Nang bào tử và cuống sinh bào tử nang không màu hoặc màu nhạt, thường phân nhánh. Nang bào tử không quá 100mm. bào tử không có vách sọc 3 Apophysis 3a. Nang bào tử hình quả lê với cổ rõ rệt, d = 10 - 40mm. Các nang ở cuối cuống sinh bào tử chính lớn hơn 80mm. Absidia 3b. Nang bào tử kín hình cầu không có cổ, hầu hết lớn hơn 40mm Mucor Cấu trúc hình thái ở lớp Nấm Tiếp hợp TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Xuân Đồng, 2004, Nguyên lý phòng chống Nấm mốc và mycotoxin, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội. 2. Katsuhiko Ando, 2002, Identification of Fungi Imperfecti, NITE Biological Resource Center National Intitute of Technology and Evaluation. 3. Katsuhiko Ando at al, 2004, Sampling and Isolation Methods of Fungi, Department of Biotechnology, National Institute of Technology and Evaluation (NITE), Japan. 4. Robert A. Samson at al, 1984, Introduction Food – Borne Fungi, CBS, Institute of the Royal Netherlands Academy of Arts and Sciences. 5. W. Gam, E.S. Hoekstra and A. Aptroot, 1998, CBS Course of Mycology, CBS, P.O. Box 273, 3740 AG Baarn, the Netherlands.
File đính kèm:
- vsv5.doc