Giáo trình Xã hội học giáo dục

MỤC LỤC

Trang

Phần I: NHŨNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA XÃ HỘI HỌC .2

I. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của xã hội học .2

II. Các hình thức biểu hiện cơ bản của cấu trúc XH: .4

III. Đặc điểm của cấu trúc XH:.5

IV. Các hình thức biểu hiện cơ bản của cấu trúc xã hội:.6

V. Con người xã hội .13

Phần II: Xã hội học giáo dục .22

I. Quan niệm của xã hội học về giáo dục.22

II. Đối tượng nghiên cứu của XHHGD. .24

III. Nhiệm vụ nghiên cứu của XHHGD. .25

IV. Nội dung nghiên cứu cơ bản của XHH giáo dục.26

V. Một số quan điểm về mối quan hệ giữa GD với XH và công bằng XH.30

VI. Một số vấn đề XH về GD ở nước ta hiện nay .32

VII. Xã hội hoá giáo dục .34

pdf54 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 904 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Xã hội học giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ân của tiến là con người. 
- Cách mạng công nghiệp và công nghệ, năng suất và quản lý là nền tảng tạo nên 
sự thay đổi của tri thức. (Tri thức theo kiểu truyền thống là tri thức chung, mang tính 
uyên bác, còn bây giờ, tri thức trước hết phải là chuyên sâu, phải là tri thứcc hứng 
minh cho chính nó trong hoạt động, là thông tin thực tế đối với hoạt động, thông tin 
dẫn đến kế quả sản xuất – sản phẩm). 2. Một số định hướng cơ bản về giáo dục trí tuệ 
- Chiến lược phát triển trí tuệ được dựa trên các cơ sở: 
+ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong 20 năm (tối thiểu). 
 49
+ Chiến lược phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam. 
+ Chiến lược phát triển GD Việt Nam 
+ Những xu thế về GD con người trên thế giới trong thế kỷ XXI: 
XH trong thế kỷ XXI sẽ là một XH có sự thống trị của tri thức, một XH học tập 
suốt đời, mọi người phải được tạo cơ hội để thực hiện yêu cầu bình đẳng trong học tập 
vừa để thích ứng với những biến đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ, vừa để dễ 
dàng tìm kiếm việc làm. 
Trí tuệ là tài sản của đất nước 
GD và kỹ thuật ngày càng gắn bó chặt chẽ với nhau (GD vừa là mục tiêu, vừa là 
động lực của phát triển kinh tế). 
+ Yếu tố sinh học: 
. Bẩm sinh, di truyền 
. Hoàn cảnh tự nhiên, môi trường sống 
. Hoạt động của cá nhân bao gồm cả hoạt động lao động sáng tạo lẫn lao động 
giao tiếp XH và tự xử sự. 2.1. Định hướng về lựa chọn nội dung tri thức 
Các yêu cầu, tiêu chuẩn cần bảo đảm khi xây dựng nội dung trí dục. Nhận thức 
đúng chức năng của trí dục trong thời đại hiện nay. GD trí tuệ là quá trình tác động có 
hệ thống và định hướng đến sự phát triển của hệ thống tri thức, kỹ năng, trí xét đoán, 
khả năng ứng dụng phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo của con 
người, nhằm chuẩn bị cho họ hoạt động có hiệu quả trong cuộc sống, trong lao động. 
Cần đặc biệt nhấm mạnh đến việc hình thành và phát triển những năng lực quan 
trọng như năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thích ứng, năng 
lực sáng tạo. 
Nội dung kiến thức nói một cách khái quát bao gồm các thành tố sau: 
+ Hệ thống kiến thức thế giới (tự nhiên, XH, tư duy...) và kinh nghiệm để nhận 
thức thế giới. 
+ Hệ thống những kinh nghiệm, cách thức hoạt động (phương pháp, kỹ năng, kỹ 
xảo...) để tái tạo thế giới. 
+ Hệ thống những kinh nghiệm hoạt động sáng tạo giải quyết các vấn đề mời 
xuất hiện để phát triển thế giới. 
+ Hệ thống những kinh nghiệm về thái cúi chuẩn mực ứng xử với thế giới tự 
nhiên, đối với con người (thế giới quan, chuẩn mực đạo đức thẩm mỹ). 
+ Các yêu cầu đặt ra cho nội dung trí dục là: 
 50
. Nội dung phải đáp ứng được mục tiêu đào tạo con người phổ thông, toàn diện, 
đáp ứng giai đoạn xây dựng đất nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bảo đảm cho việc 
đào tạo mẫu người tương thích cho việc tham gia xây dựng một nước công nghiệp và 
hiện. 
. Nội dung vừa cơ bản, tinh giảm , thiết thực, vừa là nội dung có tính chất chìa 
khoá để tạo điều kiện cho người học chiếm lĩnh được nội dung khác. 
. Nội dung phải bảo đảm được sự cân đối của các mối quan hệ nhân văn - khoa 
học - kỹ thuật truyền thống và hiện đại, cá nhân và cộng đồng, giữa dân tộc và quốc tế. 
. Nội dung phải bảo đảm được sự cân đối giữa hai dòng tri thức văn hoá- khoa 
học và kỹ thuật - công nghệ- hướng nghiệp. Tạo điều kiện cho người học nhanh chóng 
tiếp cận với nghề nghiệp. 
Những định hướng về phương pháp dạy học 
Chuyển dần sang định hướng dạy học, theo đó học sinh được học một cách tích 
cực, độc lập, sáng tạo; HS thực hiện các nhiệm vụ nhận thức qua các hình thức hoạt 
động, tạo thời cơ và điều kiện để họ thích nghi và năng động giải quyết những vấn đề 
đặt ra trước hết là trong học tập ứng dụng và sau đó là các vấn đề của XH. 
(Quan niệm về tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo gắn liền với phương pháp dạy 
học hiện đại phản ánh những mức độ tư duy khác nhau mà mỗi mức độ tư duy đi trước 
là tiền đề cho mức độ tư duy đi sau). 
+ Rèn luyện kỹ nâng làm việc độc lập cho học sinh, để các em tự lực chiếm lĩnh 
kiến thức là cách làm hiệu quả nhất để việc nắm kiến thức của các em trở nên sâu sắc 
và có ý thức. 
Tính độc lập của học sinh biểu hiện ở sự độc lập suy nghĩ, biết cách tổ chức công 
việc của mình một cách hợp lý trên cơ sở quy trình được giáo viên hướng dẫn. 
+ Tích cực hoá gắn liền với động cơ hoá, với sự kích thích hứng thú, với sự tự 
giác nhận trách nhiệm. (Tư duy tích cực phải thể hiện qua hành động trong việc phát 
hiện, tìm kiếm và giải quyết một vấn đề bằng kiến thức, kỹ năng và phương pháp của 
bản thân). 
+ Lựa chọn hệ phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của 
học sinh nhằm giải quyết những mâu thuẫn sau: Mâu thuẫn thứ nhất là: cần phải dạy 
tất cả nhưng lại không thể học được tất cả. 
Mâu thuẫn thứ hai là: nói chung trong mọi khoa học, nếu tìm cách truyền thụ tri 
thức một cách đơn giản, nhanh chóng lại đối lập với con đường tìm kiếm chân lý của 
khoa học. 
Mẫu thuẫn thứ ba là: trong khoa học, cái đơn giản nhất, tinh tuý nhất, tổng quát 
nhất không phải là cái có thể nắm bắt ngay được. 
 51
+ Hệ phương pháp dạy học tích cực có 3 tiêu chuẩn chủ yếu: 
. Hoạt động: để có được kiến thức mới, học sinh phải được hoạt động, được quan 
sát, được thao tác trên các đối tượng. 
. Tự do: học sinh phải được tự do phát huy sáng kiến, được lựa chọn con đường 
đi tới kiến thức. 
. Giáo dục: hoạt động dạy học phải hướng tới sự đáp ứng nhu cầu của học sinh, 
thúc đẩy nhu cầu đó, hướng tới việc phát huy tính chủ động, tự chủ, sự phát triển và 
hoàn thiện nhân cách. 
(áp dụng hệ phương pháp này cần giảm bớt phần trình bày của giáo viên, tăng 
cường các hoạt động độc lập của học sinh, chuẩn bị cho các em dần làm chủ quá trình 
đào tạo của mình. Tuy nhiên, không phải mọi kiến thức đều có thể để học sinh tự tìm 
kiếm. Hơn nữa, phương pháp này cũng đòi hỏi nhiều thời gian nên không thể vận dụng 
ở mọi nơi, mọi lúc, cũng không phải mọi học sinh đều sẵn sàng, tự giác học tập). 
Việc áp dụng hệ phương pháp tích cực đòi hỏi một số điều kiện, trong đó quan 
trọng nhất là nhận thức và trình độ của giáo viên, cụ thể là: 
+ Vai trò của giáo viên không hề giảm nhẹ mà đòi hỏi giáo viên phải có trình độ 
lành nghề, óc sáng tạo, tính quả quyết để giữ được vai trò khởi xướng, động viên, xúc 
tác, giúp đỡ, cố vấn, hướng dẫn. 
+ GV phải được đào tạo chu đáo, đạt chuẩn, có trình độ chuyên môn sâu rộng, có 
trình độ tay nghề vững, biết ứng xử tinh tế, biết sử dụng thành thao các phương tiện kỹ 
thuật dạy học, có thể định hướng sự phát triển của học sinh, đảm bảo cho sự tự do 
trong học tập của các em. 
+ Sách giáo khoa phải giảm bớt loại thông tin buộc học sinh phải thừa nhận và 
ghi nhớ, tăng cường các bài tập nhận thức để học sinh giải; giảm bớt những câu trả lời 
sẵn về các vấn đề nêu ra, thay bằng những hướng dẫn tìm tòi, tra cứu; giảm bớt phần 
tóm tắt bài học làm sẵn cho học sinh, tăng cường gợi ý để các em tự nghiên cứu bài 
học. 
+ Hệ phương pháp dạy học tích cực yêu cầu có đủ các phương tiện, thiết bị dạy 
học để học sinh được thao tác trực tiếp. Hình thức tổ chức học tập phải thay đổi linh 
hoạt. 
+ Tạo điều kiện để thực hiện yêu cầu học tập trong hoạt động và bằng hoạt động 
của bản thân học sinh. 
- Đổi mới phương pháp dạy học là việc làm cần thiết, song thực hiện yêu cầu này 
lại là một việc làm có nhiều khó khăn. Các giải pháp sau đây có thể góp phần khắc 
phục những khó khăn đó: 
+ Thống nhất về quan điểm, quy trình giữa các tổ chức có trách nhiệm (các cơ 
 52
quan nghiên cứu, chỉ đạo, quản lý từ trung ương đến địa phương) và thể chế hoá bằng 
văn bản cần thiết. 
+ Biên soạn các tài liệu tham khảo, các thiết bị dạy học phần mềm máy tính nói 
chung cho GV các cấp đến từng bộ môn nhằm cụ thể hoá các quan niệm và quy trình 
đã thống nhất. 
+ Tiến hành đổi mới đồng bộ từ biên soạn chương trình, sách giáo khoa, tăng 
cường thiết bị dạy học, cách thức đánh giá, thi cử. + Phải bắt đầu từ các trường sư 
phạm và bắt đầu từ các lớp tiểu học. 
+ Tạo ra một môi trường XH thuận lợi cho việc đề cao các giá trị của trí tuệ cũng 
như cho việc phát triển trí tuệ. 
+ Xác định những định hướng về việc cung cấp các phương tiện dạy và học hiện 
đại đáp ứng các yêu cầu giáo dục nói chung và phát triển trí tuệ nói riêng. 
 53
 MỤC LỤC 
Trang 
Phần I: NHŨNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA XÃ HỘI HỌC .......................................................2 
I. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của xã hội học ................................................................2 
II. Các hình thức biểu hiện cơ bản của cấu trúc XH: .............................................................4 
III. Đặc điểm của cấu trúc XH:...............................................................................................5 
IV. Các hình thức biểu hiện cơ bản của cấu trúc xã hội:........................................................6 
V. Con người xã hội .............................................................................................................13 
Phần II: Xã hội học giáo dục ....................................................................................................22 
I. Quan niệm của xã hội học về giáo dục..............................................................................22 
II. Đối tượng nghiên cứu của XHHGD. ...............................................................................24 
III. Nhiệm vụ nghiên cứu của XHHGD. ..............................................................................25 
IV. Nội dung nghiên cứu cơ bản của XHH giáo dục............................................................26 
V. Một số quan điểm về mối quan hệ giữa GD với XH và công bằng XH.........................30 
VI. Một số vấn đề XH về GD ở nước ta hiện nay ................................................................32 
VII. Xã hội hoá giáo dục ......................................................................................................34 
 54

File đính kèm:

  • pdfXa hoi hoc giao duc- NVSP.pdf