Giới thiệu các tác giả văn học trong chương trình THCS - Phạm Quang Vũ

TỐ HỮU

(1920- 2002)

Nhà văn

 Tên khai sinh: NGUYỄN KIM THÀNH .

 Sinh ngày 4-10- 1920, quê ở làng Phù Lai, nay là Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế, mất năm 2002 tại Hà Nội.

Tố Hữu là một chiến sĩ cách mạng lấy thơ làm vũ khí, làm phương tiện và đã có thành tựu thơ xuất sắc. Ông từng được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại với giọng điệu hào hùng, thiết tha khi ngợi ca đất nước và con người Việt Nam anh dũng, kiên cường trong chiến đấu, thể hiện một phong cách trữ tình chính trị độc đáo, hấp dẫn. Về sau thơ ông nghiêng về hướng suy ngẫm cảm khái về thời thế, nhân tình .

Nhà thơ là đại biểu ưu tú của thơ Việt Nam thế kỷ XX.

 Trong nhiều năm ông từng giữ cương vị cao trong cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam (Uỷ viên Bộ Chính trị - Phó Thủ tướng Chính phủ.).

 Nhà thơ đã được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I (1996), Giải thưởng văn học ASEAN (1996).

 Tác phẩm chính của Tố Hữu :

 Từ ấy (Thơ - 1946), Việt Bắc (Thơ - Giải nhất về thơ của Hội văn nghệ Việt Nam - 1954), Gió lộng (Thơ - 1961), Ra trận (Thơ - 1972), Máu và hoa (Thơ - 1977), Một tiếng đờn (Thơ - 1992), Ta với ta (Thơ - 2000), Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đấng với nhân dân ta, thời đại ta (Tiểu luận - 1973), Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật (Tiểu luận - 1981).

 

ppt96 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 958 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giới thiệu các tác giả văn học trong chương trình THCS - Phạm Quang Vũ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
văn 	Bút danh khác : Nguyễn Sáng.	Sinh ngày 12-1-1932 quê ở xã Mĩ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay là tỉnh An Giang).	Nguyễn Quang Sáng viết và in tác phẩm từ 1957, nhưng thực sự được chú ý tìm đọc từ những năm chống Mỹ cứu nước. Ông là Uỷ viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam nhiều khoá. Hiện là Tổng thư kí Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh.	Nhà văn cũng đã nhiều lần được nhận giải thưởng văn học, gần đây là tập truyện ngắn Con mèo của Fujita (Giải thưởng Hội nhà văn - 1993), Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt II (2000).	Tác phẩm chính gồm các tập truyện: Con chim vàng (1957), Người quê hương(1958), Đất lửa (1963), Chiếc lược ngà (1968), Bông cẩm thạch (1969), Cái áo thằng hình rơm (1975), Người con đi xa (1977), Mua gió chướng (1975), Dòng sông thơ ấu (1985), Bàn thờ tổ của một cô đào (1985), Tôi thích làm vua (1988), Con mèo của Fujita(1992)...	Và một số kịch bản phim như : Mùa gió chướng (1977), Cánh đồng hoang (1978), Mùa nước nổi (1986)...Nguyễn thành long ( 1925 - 1991)Nhà văn 	Các bút danh khác : Lưu Quỳnh, Phan Minh Thảo.	Sinh ngày 16-11-1925 tại thành phố Nha Trang, quê ở Kim Đồng, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. 	Ông là một truyện ngắn đặc sắc, từng được Giải thưởng Phạm Văn Đồng (Bát cơm Cụ Hồ- 1953). Nhà văn tham gia kháng chiến chống Pháp ở Liên khu V, sau năm 1954 tập kết ra Bắc, chuyên về sáng tác và biên tập, biên dịch sách văn học tại Hội nhà văn Việt Nam và nhà xuất bản Văn nghệ (nay là nhà xuất bản Văn học).	Tác phẩm chính : 	Bát cơm Cụ Hồ (1953-1954), Chuyện nhà chuyện xưởng (1962), Những tiếng vỗ cánh (1967), Giữa trong xanh (1972), Nửa đêm về sáng (1978), Lí Sơn mùa tỏi (1980), Sáng mai nào, xế chiều nào (1984), Tuyển tập Nguyễn Thành Long (1995). Trong đó có các truyện ngắn nổi tiếng: Lặng lẽ SaPa, Hạnh Nhơn, Núi Đỗ Quyên, Trong sương mù Đà Lạt ...nguyễn duy Nhà thơ	Tên khai sinh : Nguyễ Duy Nhuệ .	Sinh ngày 7-12-1948 tại xã Đông Vệ, thành phố Thanh Hoá.	Nhà thơ từng là bộ đội thông tin, hiện là đại diện Báo văn nghệ tai thành phố Hồ Chí Minh . Thơ Nguyễn Duy trẻ trung, linh hoạt và bất ngờ trong ngôn từ, cấu tứ mà lại thấm đượm âm hưởng dân ca đồng quê. Ông là một trong những nhà thơ được nhiều độc giả yêu thích.	Nguyễn Duy đã đạt Giải nhất thơ báo Văn nghệ (1973), được tặng thưởng loại A về thơ Hội nhà văn Việt Nam (1985).	Tác phẩm chính gồm các tập thơ : Cát trắng (1973), ánh trăng (1984), Mẹ và em (1987), Đường xa (1990), Quà tặng (1990), Về (1994), và một số tập truyện kí như: Nhìn ra biển rộng trời cao (kí - 1985), Khoảng cách (tiểu thuyết - 1987).nguyễn khoa điềm Nhà thơ	Sinh ngày 15-4-1943 tại xã Phong Hoà, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Ông từng giữ chức Bộ trưởng Bộ văn hoá thông tin .	Nhà thơ từng tham gia tích cực trong phong trào đấu tranh chống Mỹ- nguỵ từ trước năm 1975 tại quê hương. Từ đấy, đường thơ của ông cũng mở rộng dần và có những thành tựu nổi bật tiêu biểu cho thơ Việt Nam thời chống Mỹ cứu nước.	Ông đã được nhận giải thưởng do Hội nhà văn Việt Nam trao tặng với tập Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (1987).	Tác phảm chính : Đất ngoại ô (thơ-1973), Cửa thép (kí- 1972), Mặt đường khát vọng (trường ca- 1974), Đất và khát vọng (1985), Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ - 1986), Thơ Nguyễn Khoa Điềm (1990). Phạm Tiến Duật sinh năm 1941, quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Sau khi tốt nghiệp khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 1964, Phạm Tiến Duật gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ cứu nước.Thơ Phạm Tiến Duật tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ qua các hình tượng người lính và cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung hồn nhiên tinh nghịch mà sâu sắc. Các tác phẩm chính: Vầng trăng quầng lửa(thơ-1970), Thơ một chặng đường(thơ-1971), ở hai đầu núi (thơ-1981), Vầng trăng và những quầng lửa (thơ-1983), Nhóm lửa (thơ-1996)...Tác giả được nhận Giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1969-1970. chính hữu Nhà thơ 	Tên khai sinh : Trần Đình Dắc .	Sinh ngày 15-12-1926 tại thành phố Vinh, quê gốc ở Can Lộc, Hà Tĩnh. Đến tuổi thanh niên, ông ra Hà Nội học rồi tham gia kháng chiến chống Pháp trong Trung đoàn Thủ đô.	Nhà thơ có ngót 40 năm hoạt động văn nghệ trong quân đội, từng là Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt nam khoá III.	Thơ Chính Hữu không nhiều, nhưng có phong cách rõ ở sự gân guốc, tinh tế trong ngôn từ, nhịp điệu. Hình tượng người chiến sĩ trong thơ ông có giá trị tiêu biểu cho những anh bộ đội Cụ Hồ. Ông đã được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt II(2000).	Tác phẩm chính là các tập : Đầu súng trăng treo (in 1966, tái bản 1972, 1984), Thơ Chính Hữu (tuyển - 1997), Tuyển tập Chính Hữu (1998), trong đó có các bài nổi tiếng như Đồng chí (1947), Ngọn đèn đứng gác (1965).Nguyễn đình chiểu ( 1822 - 1888)Nhà thơ 	Tên tự : Mạnh Trạch, tên hiệu : Hối Trai, Trọng Phủ.	Sinh ngày 1-7-1822 tại làng Tân Thới, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (nay là thành phố Hồ Chí Mnh). Vốn quê ở Bồ Điền, Phong Điền, Thừa Thiên-Huế, mất tại Ba Tri, Bến Tre năm 1888. 	Nguyễn Đình Chiểu là một tri thức tiêu biểu cho khí phách Việt Nam trong buổi đất nước bị xâm lăng, đã dùng ngòi bút chiến đấu ngoan cường cho độc lập tự do của dân tộc. Tư tưởng và nghệ thuật của ông giàu tính nhân dân và đậm đà sắc thái Nam Bộ.	Sáng tác của ông đã nêu cao bài học đạo lý: chính nghĩa thì tất thắng gian tà, đã thể hiện sự xót thương vô hạn và sự ngợi ca hết lòng đối với nghĩa sĩ - nông dân .	Những tác phẩm chính của ông là : Lục vân Tiên (truyện thơ- 1858), Chạy Tây(thơ-1859), Dương Từ Hà Mậu (truyện thơ- 1859), Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (1861), Mười hai bài thơ điếu Trương Định và Văn tế Trương Định (1864), Mười hai bài thơ điếu Phan Tòng (1868), Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh (1874), Ngư tiều y thuật vấn đáp (truyện thơ - 1874).huy cận Nhà thơ Tên khai sinh : Cù Huy Cận . Sinh ngày 3-5-1919 tại xã An Phú, huyện Hương Sơn (nay là xã Đức Ân, huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh. Huy cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của Việt Nam ở đầu thế kỷ XX. Thơ ông thường có sự kết hợp tự nhiên, hài hoà giữa thiên nhiên, vũ trụ với tình yêu quê hương, tình yêu cuộc sống . Nhà thơ tham gia cách mạng từ năm 1942 và nhiều năm tham gia lãnh đạo văn hoá văn nghệ (Thứ trưởng Bộ văn hoá , Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam...), là Đại biểu Quốc hội các khoá I,II,VII. Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt I (1996). Tác phẩm chính là các tập thơ : Lửa thiêng (1940), Vũ trụ ca (1942), Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1963), Hai bàn tay em(1967), Những năm sáu mươi (1968), Chiến trường gần đến chiến trường xa(1973), Ngày hằng sống, ngày hằng thơ(1975), Ngôi nhà giữa nắng (1978), Hạt lại gieo (1984), Tuyển thơ (1986), Tuyển tập Huy Cận (tập I- 1986, tập II- 1995). Ngoài ra, ông còn viết : Tính chất dân tộc trong văn nghệ (nghiên cứu - 1958), Văn hoá và chính sách văn hoá ở CNXH Việt Nam (chuyên khảo bằng tiếng Pháp , xuất bản ở Pari 1985)... Và các tập văn xuôi : Tâm sự gái già (1940), Kinh cầu tự (1942), Suy nghĩ về nghệ thuật (1980-1982).nguyễn dữ ( ? - ?)Nhà văn Hiện chưa rõ ông sinh, mất vào thời gian nào, chỉ biết: ông là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm (1941-1585) và là bạn với Phùng Khắc Khoan (1528-1613).	Ông quê ở xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân (nay là huyện Thanh Miện), tỉnh Hải Dương. 	Tục truyền, Nguyễn Dữ chỉ làm quan một năm rồi bỏ về ở ẩn . Trong thời gian " trải mấy mươi sương, chân không bước đến thị thành" , ông đã dày công sưu tập, chỉnh lý và viết lại các truyện cổ thành tập Truyêng kỳ mạn lục - một áng văn mẫu mực, đấnh dấu sự phát triển của văn xuôi tự sự Việt Nam bằng chữ Hán thời Trung đại.	Trong Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ đã bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc đối với ước mơ được sống yên bình của nhân dân và vạch ra những sự hủ bại, đen tối của chế độ đương thời. Ông đã có những lời bình về thơ thể hiện quan niệm đúng đắn về nghệ thuật văn chương : " Thơ của người xưa, lấy hùng hồn làm gốc, bình đạm làm khéo, câu tuy ngắn nhưngý thì dài, lời tuy gần nhưng nghĩa lại xa".Nguyễn du ( 1765 - 1820)Đại thi hào, Danh nhân văn hoá thế giới. 	Tên tự là : Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên.	Sinh ngày 3-1-1765 tại Thăng Long (nay là thành phố Hà Nội).trong một gia đình đại quý tộc, có danh vọng lớn . Quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, trấn Nghệ An (nay là tỉnh Hà Tĩnh).	Nguyễn Du là một thiên tài văn chương, một nhà văn hoá kiệt xuất từng nêu cao chủ nghĩa nhân đạo. Thành tựu văn học của ông là niềm tự hào của dân tộc ta. Nhà thơ viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, tất cả đều thuần thục. Ông đã tạo ra một bước tiến vượt bậc cho sự phát triển của tiếng Việt trong kiệt tác Truyện Kiều.	Tác phẩm của ông để lại thật nhiều, nổi bật là Truyện Kiều và các tập thơ: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tập ngâm, Bắc hành tạp lục và một số bài khác như : Thác lời trai phường nón, Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu, Văn tế thập loại chúng sinh.ngô thì chí ( 1753 - 1788)Nhà văn 	Tên chữ : Học Tốn, tên hiệu : Uyên Mật.	Quê ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay là tỉnh Hà Tây) là em trai của danh sĩ Ngô Thì Nhậm (1746-1803) và là bạn thân với Trần Danh án (1754- 1794).	Ông đỗ á nguyên và làm quan đến chức Thiêm thư bình chưởng tỉnh sự. Tuy chống lại phong trào Tây Sơn nhưng ông lại người rất tha thiết với ý nguyện thông nhất đất nước để muôn dân vui cảnh thái bình. 	Thơ văn Ngô Thì Chí giản dị và trong sáng.	Tác phẩm chính: Hoàng Lê nhất thống chí (14 hồi đầu), Học Phi tạp văn, Học Phi chi tập, Trung hưng sách, Hào mân khoa sớ, Chi ngôn tiểu thoại tự.ngô thì Du ( 1772 - 1840)Nhà văn 	Tên chữ : Trưng Phủ, tên hiệu : Văn Bác. 	Sinh ở Nghệ An, vốn quê ở Thanh Oai , tỉnh Hà Tây, gọi thân sinh Ngô Thì Chí là bác ruột, từng làm Đốc học tỉnh Hải Dương sau đó từ quan, sống cảnh thanh bần.	Thơ văn Ngô Thì Du chân chất và cứng cỏi. Tác phẩm chính : Hoàng Lê nhất thống chí (7hồi cuối), Trưng phủ công thi văn.

File đính kèm:

  • pptGioi_thieu_cac_tac_gia_van_hoc_NV_THCS.ppt
Bài giảng liên quan