Giới thiệu sách Hồ Chí Minh với vấn đề giáo dục
Hồ Chí Minh là một nhà văn hoá kiệt xuất, đồng thời cũng là một nhà Giáo dục lớn. Sinh thời Bác rất quan tâm đến giáo dục, Người khẳng định “ một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” và “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có con người xã hội chủ nghĩa”. Con người mà Bác mong muốn đào tạo không chỉ có lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh anh dũng, có lý tưởng cách mạng, phẩm chất, đạo đức mà còn phải có tri thức, kỹ năng khoa học, lao động sản xuất Có như vậy thì dân tộc ta mới có sức mạnh tinh thần và thể chất để vượt bao khó khăn, gian khổ trong chinh phục thiên nhiên, chiến thắng ngoại xâm, đảm bảo một cuộc sống hạnh phúc, văn minh, tiến bộ, thích ứng với thời đại, xã hội mới
SAÙNG MAÕI TEÂN NGÖÔØIHOÀ CHÍ MINHth viÖn Trung häc c¬ së quÕ hiÖp Giôùi thieäu saùchhå chÝ minh víi vÊn ®Ò gi¸o dôcThö vieän saün saøng phuïc vuï baïn ñoïc !Hồ Chí Minh là một nhà văn hoá kiệt xuất, đồng thời cũng là một nhà Giáo dục lớn. Sinh thời Bác rất quan tâm đến giáo dục, Người khẳng định “ một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” và “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có con người xã hội chủ nghĩa”. Con người mà Bác mong muốn đào tạo không chỉ có lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh anh dũng, có lý tưởng cách mạng, phẩm chất, đạo đức mà còn phải có tri thức, kỹ năng khoa học, lao động sản xuấtCó như vậy thì dân tộc ta mới có sức mạnh tinh thần và thể chất để vượt bao khó khăn, gian khổ trong chinh phục thiên nhiên, chiến thắng ngoại xâm, đảm bảo một cuộc sống hạnh phúc, văn minh, tiến bộ, thích ứng với thời đại, xã hội mớiChủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890. Tư tưởng giáo dục của Người được hình thành từ tấm lòng đau đáu hết mình vì dân, vì nước, đặc biệt là từ thực tiễn chỉ đạo, lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Với tấm lòng thương dân, thương nước như vậy, với nhãn quan của một lãnh tụ cách mạng, Người coi giáo dục là một bộ phận hữu cơ của cách mạng, và đương nhiên giáo dục cần phục vụ nhân dân, phục vụ tổ quốc. Người chỉ rõ: “giáo dục cần nhắm vào mục đích là thật thà phụng sự nhân dân”, “cần xây dựng tư tưởng dạy và học để phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân”. Tư tưởng phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân được Người thể hiện trong mọi chính sách, chủ trương giáo dục.Quê nội Bác Hồ .Quê ngoại Bác Hồ .Muốn thực hiện hoá tư tưởng phục vụ nhân dân, phục vụ tổ quốc thì theo Hồ Chí Minh, nhà trường cần “gắn liền với thực tế của địa phương, với đời sống nhân dân, phải đảm bảo dạy cho học sinh những tri thức phổ thông chắc chắn, thiết thực, thích hợp với nhu cầu và tiền đồ xây dựng nước nhà, bỏ những phần nào không cần thiết cho đời sống thực tế”. Đồng thời, “thầy giáo và học trò, tuỳ hoàn cảnh và khả năng cần tham gia những công tác xã hội, ích nước, lợi nhà”. Hồ Chí Minh chỉ rõ: nhà trường phải chú ý giáo dục toàn diện. Đối với giáo dục phổ thông, việc giáo dục gồm có: đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục. Người giải thích: “đức dục là yêu tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu trọng của công. Các em cần rèn luyện cái đức tính thật thà và dũng cảm”. Đặc biệt, để thực hiện tư tưởng giáo dục phục vụ nhân dân, phục vụ tổ quốc, thầy và trò cần ra sức thi đua “dạy thật tốt, học thật tốt”. Người đưa ra một số đặc trưng của việc dạy tốt, học tốt đó là “kết hợp chặt chẽ lý luận với thực hành, giáo dục với lao động, văn hoá với đạo đức cách mạng”. Để đảm bảo cho việc dạy tốt, học tốt “phải liên hệ chặt chẽ việc giáo dục giữa nhà trường với gia đình, với xã hội, giữa nhà trường với các đoàn thể, trước hết là đoàn thanh niên”. Có thể nói, giáo dục con người là công việc vô cùng hệ trọng và khó khăn, đòi hỏi người làm công tác giáo dục không chỉ có trình độ khoa học, nghiệp vụ mà còn phải có tấm lòng yêu nước, thương dân như chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Do đó, đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo, học tập quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là điều hết sức cần thiết.Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồngĐất nước chúng ta đang bước vào thời kỳ hội nhập đầy thử thách với những cạnh tranh gay gắt thì chính ngành giáo dục cũng phải đổi mới. Trong quá trình đổi mới và trong lộ trình hội nhập, chúng ta càng cần phải tăng cường việc học tập và vận dụng đúng đắn, sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh và xem đó như một yêu cầu có tính nguyên tắc. Việc học tập như vậy không chỉ ở nhà trường mà ở môi trường sinh sống, hoạt động gia đình, nhà trường, xã hội và “học , học nữa, học mãi”. Theo Người, việc học không bao giờ đủ, còn sống còn phải học, học suốt đời và việc giáo dục như vậy không chỉ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, cụ thể là nhà trường mà còn của cả xã hội, của toàn dân. Vì vậy, phải tiến hành xã hội hoã giáo dục, xây dựng một xã hội học tập.Tư tưởng “giáo dục là sự nghiệp của quần chúng” của chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền móng tư tưởng cho phong trào xã hội hoá giáo dục. Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ, ngành giáo dục đào tạo hiện nay phấn đấu thực hiện lời dạy của Người. Điều này được thể hiện rõ nét trong việc triển khai thực hiện cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cùng các cuộc vận động như “Hai không”, “mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”Việc thực hiện lời dạy của Bác Hồ cũng đang được thể hiện một cách cụ thể trong việc thực hiện phổ cập giáo dục, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục.Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đã trở thành cơ sở để Đảng và Nhà nước ta xây dựng quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách về giáo dục. Việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đã được triển khai và thu được nhiều kết quả về mặt nhận thức, quan điểm, lý luận cũng như vận dụng vào thực tiễn. Tuy nhiên, việc học tập, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc chưa thật sâu sắc. Để góp phần vào việc học tập, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào giáo dục thực tiễn, tôi xin giới thiệu 2 cuốn sách: 1. Hồ Chí Minh về giáo dục do giáo sư, tiến sĩ Phan Ngọc Liên biên soạn xuất bản năm 2007, sách dày 671 trang. 2. Hồ Chí Minh về giáo dục toàn thư của phó giáo sư, tiến sĩ Nghiêm Đình Vỳ, xuất bản năm 2008, sách dày 864 trang.Trước hết, Hồ Chí Minh về giáo dục không phải là cuốn sách trình bày công lao, những đóng góp to lớn trong lĩnh vực giáo dục nói chung mà chú trọng vào việc tìm hiểu tư tưởng của Người về giáo dục, thông qua việc tiếp cận các bài nói, bài viết, đoạn trích trong các tác phẩm của Người liên quan đến giáo dục. Nội dung cuốn sách gồm 2 phần: - Phần thứ nhất: Dấn luận , trình bày về quá trình hình thành và phát triển nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và ý nghĩa của việc học tập tư tưởng của Người. - Phần thứ hai: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục qua tác phẩm, bài nói, bài viết của Người, gồm những đoạn trích, toàn văn bài nói, bài viết. Đay là phần chủ yếu của sách, được sắp xếp theo các chủ đề:* Giáo dục với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc: gồm các bài viết, bài nói, đoạn trích tố cáo chính sách giáo dục ngu dân của chủ nghĩa thực dân; yêu sách có quyền giáo dục trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. * Giáo dục với công cuộc xây dựng đất nước: gồm các bài viết, bài nói về vai trò của giáo dục đối với sự phát triển xã hội, tư tưởng về con người và chính sách giáo dục với con người được sắp xếp theo các đối tượng như: thiếu nhi, học sinh; đối với thanh niên, sinh viên, đối với giáo viên và các tầng lớp nhân dân. * Những quan điểm chung về giáo dục: gồm các bài viết, bài nói, đoạn trích thể hiện những quan điểm, tư tưởng cơ bản Hồ Chí Minh về xây dựng một nền giáo dục cách mạng-từ giáo dục dân chủ nhân dân chuyển thành giáo dục XHCN.“ Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”* Những vấn đề nội dung và phương pháp giáo dục: gồm các bài viết, bài nói mang tính chất phương pháp luận làm cơ sở cho những nguyên tắc, quan điểm lý luận về xác định một số nội dung và phương pháp giáo dục các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn. - Phần thứ ba: Học tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục: gồm những luận văn của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các nhà khoa học và cán bộ quản lý giáo dụctrình bày việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục.Như vậy, một trong những yếu tố quyết định sự thành công của phong trào “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” mà ban chấp hành TW Đảng phát động là việc giáo dục một cách toàn diện tư tưởng, đạo đức, phẩm chất cho toàn thể học sinh cũng như toàn dân. Do đó, việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung gắn liền với việc tìm hiểu quan điểm của Người về giáo dục. Trên cơ sở như vậy, cuốn sách “Hồ Chí Minh về giáo dục toàn thư” không chỉ phục vụ cho sự nghiệp giáo dục nhà trường mà còn bao gồm những lời dạy của Người về công tác giáo dục.Nội dung cuốn sách này rộng hơn các loại tài liệu khác đã công bố. Cấu tạo của sách ngoài phần mở đầu là toàn văn và đoạn trích các tác phẩm của Hồ Chí Minh về công tác giáo dục nói chung, bao gồm: giáo dục tư tưởng, phẩm chất, đạo đức cho các tầng lớp nhân dân, cán bộ, đảng viên và giáo dục trong nhà Nơi an nghỉ vĩnh hằng của chủ tịchHỒ CHÍ MINH“Vì lợi ích mười năm phải trồng cây Vì lợi ích trăm năm phải trồng người”trường. Phần mở đầu, dẫn luận và kết luận của sách ngắn gọn, súc tích. Phần tuyển chọn các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh (gần như toàn bộ) tiến hành cẩn thận, bảo đảm nguyên bản, các chú dẫn cần thiết giúp bạn đọc hiểu thêm được nội dung tài liệu Hồ Chí Minh.Tóm lại, những tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh nêu trong 2 tác phẩm trên đã tuyển hầu hết các bài viết, bài nói của Hồ Chí Minh, là cơ sở để xây dựng nền tảng tư tưởng cho việc hình thành một nền giáo dục của dân, do dân, vì dân và chủ trương xã hội hoá giáo dục hiện nay của nước ta. Vì vậy, các tập sách này không chỉ là “sách công cụ” để tra cứu các tài liệu của Hồ Chí minh mà chủ yếu để chúng ta học tập, suy nghĩ sâu sắc, vận dụng sáng tạo tư tưởng của Người. Việc phát huy tính tích cực, sáng tạo trong nhận thức và vận dụng khi sử dụng sách sẽ góp phần bồi dưỡng cho bạn đọc chúng ta về kiến thức khoa học, năng lực học tập, về tình cảm, thái độ, tư tưởng. Cho nên, bạn đọc chúng ta cố gắng tìm đọc toàn bộ nội dung sách, suy nghĩ, có một cái “vốn” phong phú, vững chắc về kiến thức, tư tưởng, kỹ năng, như một “cẩm nang”trong học tập và công tác.Với một khối lượng số trang không nhỏ, cấu tạo, nội dung cuốn sách phong phú, nên sách phục vụ được đông đảo bạn đọc giáo viên, học sinh.Chúc các thầy cô thành công trong công việc giảng dạy. CÁN BỘ THƯ VIỆN Đinh Thị Ngân Hà Caùm ôn söï theo doõi vaø chuù yù laéng nghe cuûa caùc thaày coâ giaùo!
File đính kèm:
- Gioi_thieu_sach.ppt