Gõ ba lần - Anh yêu em - Quỳnh Giao
Câu chuyện này là do Lan Ni kể cho tôi nghe.
Cô ấy hỏi tôi: “Anh quen Hồ phải không?”
”Đúng. Mùa đông năm ngoái, tôi đã cùng ăn cơm với cô ấy,
trong ấn tượng của tôi cô ấy là một cô gái tài hoa, dịu dàng, thanh
tú.”
”Thích cô ấy à?”
”Đúng.”
”Vậy thì nên biết câu chuyện của cô ấy.”
Hồ là một nhà văn nữ, mới tốt nghiệp đại học không lâu, sở
trường viết tiểu phẩm và thơ mới, những điều cô ấy viết luôn sinh
động và tràn đầy tình cảm, qua giọng văn cũng có thể thấy được cô
ấy là người con gái đa tình và tinh tế.Hồ chưa kết hôn, cha mẹ ở miền Nam. Trong một buổi họp mặt
văn nghệ sĩ Đài Bắc, cô quen Châu. Châu không phải là nhà văn, mà
chỉ là phóng viên một tờ báo, nhưng anh cũng biết sáng tác, biết
thưởng thức, thậm chí còn biết vẽ nữa. Tài năng và tướng mạo của
Châu nhanh chóng hớp hồn nữ nhà văn trẻ, nhưng có điều Châu là
người đàn ông đã có gia đình.
ng, không gây dựng sự nghiệp lớn, nhưng cha làm việc rất nghiêm túc và yêu nghề. Sáng ăn sáng ở nhà rồi tới cơ quan, trưa ăn ở nhà ăn tập thể, chiều đạp xe về nhà rẽ qua chợ mua ít thức ăn. Cha chỉ là một người bình thường, một người chồng, một người cha, một viên chức, một công dân bình thường. Thực ra cha hoàn toàn có thể buông lỏng mình, không cần làm gì cũng nghiêm túc như thế, chẳng qua cũng chỉ là để đủ ăn mà thôi. Vì thế tôi đã có lần khuyên cha: “Vì ba triệu đồng mỗi tháng mà ngày nào cũng vất vả thế thì không đáng.” Cha trợn mắt: “Con biết cái gì.” Cha giận tôi, cha cho rằng cách nghĩ của tôi là sai lầm, rất sai lầm. Cha luôn cho rằng tôi không biết bằng cha, dù sao thì tôi cũng ít hơn cha 27 tuổi. Thực ra, tôi chỉ muốn cha hiểu rằng, ba triệu một tháng đối với tôi là con số nhỏ, bây giờ tôi có thể nuôi được cha, tôi muốn cha nghỉ ngơi. Thực ra, tôi rất kính phục cha, kính phục người cha mỗi tháng kiếm được ba triệu đồng của tôi. Mỗi năm Tết đến tôi về quê thăm cha, cha đều rất vui, lần nào cha cũng bảo: “Con cao hơn nhiều đấy.” Làm một người nhận ra mình đang già đi, sẽ khiến mình trân trọng những ngày tuổi trẻ của mình. Khi tôi còn nhỏ, cha luôn hãnh diện mỗi khi thấy tôi cao hơn. Tôi là người do cha tạo ra, từ không đến có, từ sơ sinh cho đến tuổi nhi đồng rồi thiếu niên, thiếu nữ, rồi sắp trở thành vợ của một người đàn ông khác, cha nhìn thấy tôi như vậy sẽ cảm thấy rất vui, nhưng cùng với niềm vui cha cũng cảm thấy hơi buồn vì nhận ra mình đang già đi?! Thế là hôm cơ quan tôi khám sức khỏe định kỳ, tôi nói với họ ghi tôi cao thêm một xăng-ti-mét. Cha thấy giấy khám của tôi như vậy thì vui lắm dù thừa biết là tôi nói dối, vì tôi còn tiếp tục cao thì cha vẫn còn chưa già. Vở kịch này cả tôi và cha đều biết nhưng không nói ra, chúng tôi muốn tự dối chính mình. Tết đến vợ chồng em họ tôi cũng về, cùng với đứa con gái hơn một tuổi. Cả nhà quây quanh đứa bé mà vui vẻ. Đêm đến tôi giành quyền ngủ với cháu, niềm vui được ôm cháu ngủ khiến tôi thao thức không ngủ được. Đêm tĩnh lặng, tôi nghe thấy tiếng đẩy cửa khe khẽ, hóa ra là cha tôi sợ tôi không biết chăm sóc cháu, nên qua xem tôi và cháu ngủ thế nào, tôi không dám động đậy sợ làm cháu thức, nên giả vờ ngủ say, không nói với cha câu nào. Cha bước tới, nhẹ nhàng kéo cao chăn lên phía cổ cho hai chúng tôi, và kéo cả góc chăn ở chân tôi nữa. Cha rất nhẹ nhàng nhưng tôi cảm thấy một tình cảm mãnh liệt nơi người cha. Nước mắt tôi trào ra ngay khi cha vừa quay bước. Trần Hạnh Tường dịch Thay đổi Đỗ Hạnh Ngồi trong quán trà đợi Hữu, chị tỉ mỉ quan sát cốc trà nóng vừa pha, những chiếc lá non đang chìm nổi qua thành cốc trong suốt, đó là mạch suy nghĩ, suy nghĩ cuồn cuộn và nóng bỏng giống như tâm trạng chị mỗi khi nhớ về anh. Chị nhìn ra phía ngoài khung cửa sổ, đây là thành phố của Hữu, là nơi mà trước đây anh luôn muốn tới. Nơi này rất lạnh, mặc dù đêm xuống đèn điện sáng khắp nơi nhưng cũng không làm thành phố ấm lên chút nào. Hữu, anh ấy thích nơi rộng lớn này, thích thành phố gió lạnh này. Lý do hai người chia tay nhau, chị đã không còn nhớ nữa, không nhớ ai đã làm tổn thương ai trước, không nhớ ai đã tàn nhẫn hơn ai, không nhớ ai mới xứng đáng với sự khoan dung cao thượng mà đau đớn; chỉ nhớ là tình cảm đã bị phá vỡ, giống như chiếc bánh gatô bị mốc, khi cắn vào miệng không tài nào nhớ nổi sự ngọt ngào thuở ban đầu nữa. Hai người đã yêu nhau một thời gian không dài, nhưng cũng đủ để chị quen có anh bên mình, bốn năm bên nhau cũng đủ để một trái tim già đi. Thói quen khiến cho họ cố gắng duy trì sự hoàn mỹ bề ngoài được một thời gian cho đến khi cả hai cùng cảm thấy mệt mỏi. “Lanh ạ, có lẽ là anh chưa từng yêu em.” Một hôm Hữu nói như thế với chị, sau khi đã cố gắng chinh phục tình yêu của chính mình thêm một lần nữa bị thất bại. Anh bắt đầu phủ nhận tình cảm trước nay của mình, giọng Hữu không một chút buồn, chỉ có sự lạnh lẽo. Nghe anh nói chị tưởng mình như đã chết đi. Chị muốn mình là người dũng cảm hơn, thế là chị đề nghị chia tay. Khi ấy chị nhìn thấy rõ sự đau thương chân thành trên khuôn mặt anh. Chị lại cảm thấy mừng vui thanh thản, sự thanh thản thê lương! Rồi chị nghe thấy tiếng cười ấm áp của Hữu, chị nghĩ suốt cuộc đời này chị cũng không sao quên được sau câu nói tàn nhẫn “ừ, như vậy là cả hai chúng ta đều được giải thoát” ấy là sự phờ phạc dịu dàng mà vẫn ấm áp của anh. Chị tiễn anh lên xe, anh đi đến thành phố mà anh yêu thích từ bao lâu nay. Trước lúc anh ra đi, họ dường như cùng trở về những ngày còn có nhau. Anh chủ động hôn lên môi chị. Băng giá, nụ hôn quện với nước mắt. Chị ôm anh thật chặt, chị biết từ nay trở đi chị không bao giờ còn cơ hội được gần gũi anh như thế này nữa, chị ước gì thời gian dừng lại, chị muốn kéo dài hơn dù chỉ một chút thôi cái phút giây này. Chị hôn anh nồng nàn, có lẽ đã lâu lắm rồi chị mới hôn anh như thế. Chị nghĩ nụ hôn này sẽ giết chết tất cả những nụ hôn sau này trong cuộc đời chị. Liệu chị còn có thể yêu được nữa không nhỉ? Chị vẫn hôn anh, nụ hôn nồng sâu nhưng cũng xót xa lắm! Trong nỗi xót xa ấy chị nhận ra mình yêu anh vô cùng. Anh đi rồi. Chị chuyển nhà. Hình ảnh của anh vẫn nằm nơi sâu thẳm trái tim chị, nhưng chị biết điều đó cũng chẳng có tác dụng gì. Chị nén lòng mình lại, chị sẽ không làm phiền anh nữa. Không gặp anh? Có thể! Nhưng tiếng gọi tên anh thì không thể tắt đi. “Hữu ơi! Hữu ơi!...” Trong nỗi cô đơn sâu thẳm không thể đo lường, tiếng gọi vang lên theo mỗi nhịp đập của trái tim “Hữu ơi!”... Cứ giày vò như vậy hai năm. Cuối cùng đến một ngày, chị chợt nghĩ mình có thể quên được anh rồi, thì cũng là lúc chị nhận ra chị đã thay đổi quá nhiều, chị ít nói hẳn đi; chị đã thích ăn sôcôla; thích cầm máy ảnh lang thang khắp nơi; đồ ăn thì cái gì cũng toàn hành với ớt; mở tủ lạnh ra thì đầy nước ổi; còn khăn mặt nữa chứ, toàn màu vàng; khăn trải giường cũng đã đổi thành kẻ xanh trắng. Chị lặng người đi một lát rồi nhìn vào gương, chị khóc nấc lên, rồi nghẹn ngào gọi tên anh, tuyệt vọng, thê lương, và cả phẫn nộ nữa. Chị vẫn chưa quên anh! Chị đã dùng cách sống của anh, sở thích của anh để nhớ về anh. Chị đã thay đổi trong vô thức! Chị yêu anh, chị không thể phủ nhận được nữa rồi. Vậy thì tại sao không lên đường đi tìm anh, Hữu ngày xưa của chị. Chị rất sợ lạnh, và ghét thành phố này vì nó đã cướp mất Hữu của chị. Chị đã từng thề là sẽ không bao giờ đặt chân đến mảnh đất này, nhưng bây giờ chị không thể không đến, chị cần Hữu. Trong điện thoại Hữu nói rất khách sáo. Khi vừa nghe thấy tiếng anh vang lên trong máy, nước mắt đã làm giọng chị lạc đi. Hữu là lý do duy nhất khiến cho thế giới của chị mất thăng bằng. Chị tới đây là để cứu chính mình hay là tự đưa mình vào tuyệt cảnh không lối thoát? Chị cũng không biết nữa. Chị thấy cần có anh thế là chị đi tìm. Chị yêu anh và không việc gì phải giữ thể diện trong chuyện này. Có thể là chị sẽ biết chị mất anh thật sự, mất hoàn toàn, nhưng cũng có thể là chị sẽ lại có anh. Hữu do dự một lát rồi nhận lời đến gặp chị. Địa điểm là quán trà Cát Tường mà chị đang ngồi đợi anh. Chị cần một nơi yên tĩnh như thế này để giúp chị lấy can đảm. Chị nghe thấy tiếng thở dài của Hữu trong điện thoại. Anh nói: “Lanh, em vẫn trẻ con như ngày xưa.” Chị đặt ống nghe xuống, rồi đi thẳng đến quán Cát Tường. Đợi, sự chờ đợi khiến chị bình tĩnh lại. Trên cổ tay chị chỉ có chiếc vòng mã não khắc chữ Phật, chị không có thói quen đeo đồng hồ, chị chỉ đếm cốc trà trên bàn đã thay đến lần thứ tư. Hữu đến, sán lạn, yên lặng. Không mang theo một chút tình cảm nào. Chị nhìn cách anh kéo ghế ngồi xuống thật là quen thuộc. Chị chưa kịp nói gì thì Hữu đã lên tiếng: “Lanh, anh sắp cưới vợ, khoảng cuối tháng Mười.” Anh nói, anh nói chuyện trên trời dưới biển, nói liên tiếp, chị hiểu anh sợ chị ngắt lời anh. Rồi anh gọi phục vụ mang kẹo sôcôla tới, anh không để ý chị cũng đang ăn kẹo sôcôla, thứ kẹo mà trước đây mỗi khi hai người bên nhau chỉ có anh ăn thôi. Vị ngọt của sôcôla cũng không làm giọng anh ngọt ngào hơn được. Bỗng nhiên chị thấy lạnh, lạnh thấu xương. Chị tự hỏi chị đã mất đi cái gì? Lẽ nào là Đặng Tùng Hữu vừa gần gũi thân quen vừa xa vời lạ lẫm đang ngồi trước mắt chị đây sao? Cái người mà chị ngày nghĩ đêm nhớ, tại sao khi đối diện lại không hề có tình cảm gì thế nhỉ? Rõ ràng vẫn là anh, mắt một mí, sống mũi cao, bờ vai rộng, cử chỉ chậm chạp cẩn thận... thế thì tại sao chứ? Chị biết rằng nếu lúc này Hữu lại hôn chị và dịu dàng nói với chị rằng “mình làm lại từ đầu nhé”, thì chưa chắc chị đã thấy vui. Có lẽ hai mắt ngấn nước của chị khiến cho Hữu hơi lúng túng, anh thoáng ngập ngừng rồi nói: “Lanh, mọi chuyện đã qua rồi, bây giờ anh đang hạnh phúc, mong em chúc mừng hạnh phúc cho anh.” Chị nghe thấy tiếng cười khô khốc của chính mình. Ánh mắt chị hướng về phía đường lớn. Thành phố này quả là rộng thật, nhìn lướt qua đã thấy có biết bao nhiêu là bối cảnh đan xen vào nhau. Bất giác chị mỉm cười. Vào đúng lúc ấy chị bỗng hiểu mình thật sự cần gì. Thực ra bây giờ cái chị còn lưu luyến không phải là người đàn ông chị đã từng yêu đang ngồi trước mặt chị, mà là lưu luyến quá khứ, lưu luyến cái tình yêu trong suốt bốn năm, đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống của chị, khi bỗng nhiên mất đi, chị chới với, cô đơn. Anh đã từng đi cùng chị trên một con đường, cái mà chị ngày đêm tưởng nhớ chỉ là những dấu chân của anh mà thôi. Quá khứ lãng mạn và đẹp đẽ nên chị cần sự yên tĩnh để truy điệu nó. Anh đã không cùng đi với chị nữa, chị cũng nên xóa dấu chân anh đi thôi. Chị như rũ bỏ được gánh nặng, đứng lên nhẹ nhõm, chị bước ra khỏi quán không nói lời nào. Bước chân có vẻ như lang thang, chị vẫn chưa kịp quen với sự tự do này. Chị tìm lại được chính mình, cái con người mà chị đã đánh mất từ lâu. Bây giờ chị cần mang chính mình trở về nhà. Trần Hạnh Tường dịch
File đính kèm:
- go3lananhyeuem.pdf