Hành chính học đại cương

Chương I:

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

I. Tìm hiểu một số khái niệm cơ bản:

1. Hành chính là gì:

- Hành chính theo nghĩa rộng là chỉ những hoạt động, những tiến trình chủ yếu có liên quan đến những biện pháp để thực thi các mục tiêu, nhiệm vụ đã được xác định trước (VD: Mục tiêu phát triển nông nghiệp là sử dụng triệt để các loại đất đai (đặc biệt là đồi núi trọc), Chính phủ đề ra mục tiêu trồng rừng phủ xanh đồi trọc, giao đất, giao rừng cho nhân dân. Để đạt mục tiêu dó, Chính phủ thực hiện các biện pháp như giao đất, giao rừng cho nhân dân, cho vay vốn. và những hoạt động đó là các hoạt động hành chính, chỉ có cơ quan nhà nước mới thực hiện được).

Khi có từ 2 người trở lên cùng làm việc với nhau, thì lúc đó xuất hiện một hình thức thô sơ của quản lý. Dạng quản lý này chính là hoạt động hành chính, hay nói cách khác, hành chính chính là một dạng của quản lý (quản lý có nghĩa rộng hơn hành chính, nói hành chính nghĩa là đã bao hàm cả quản lý).

 

doc26 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 2362 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hành chính học đại cương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
g tiêu chuẩn để đánh giá thành quả công việc mà mình phụ trách.
- La người biết sử dụng đúng năng lực của những người dưới quyền.
- Là người luôn luôn biết tạo không khí làm việc trong công sở một cách thoải mái để kích thích tinh thần làm việc của mọi người, nhưng phải giữ được thứ bậc của mình.
2. Nội dung công việc của người thủ trưởng:
- Dự tính được những công việc mà cơ quan mình phải làm (cả trước mắt và lâu dài theo kế hoạch), đồng thời dự tính được những công việc đột xuất.
- Tổ chức thực hiện các công việc đã được xác định, thể hiện ở:
+ Phân công công việc cho các đơn vị, cán bộ dưới quyền.
+ Tạo mọi điều kiện để các bộ phận thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Chỉ huy và điều hành các bộ phận, các cán bộ dưới quyền thực hiện các nhiệm vụ được giao. Thông qua các quyết định hành chính hoặc trực tiếp chỉ đạo, điều hành đối với đơn vị, tổ chức.
- Phối-kết hợp với các bộ phận trong và ngoài cơ quan, đơn vị mình phụ trách, tạo nên sự liên kết, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong thực thi công vụ.
- Kiểm tra, kiểm soát công việc giao cho các đơn vị, cá nhân dưới quyền.
Tóm lại: Trong kỹ thuật nghiệp vụ hành chính, có 3 vấn đề lớn, trong 3 vấn đề này đặc biệt lưu ý đến yếu tố cơ bản liên quan đến kỹ thuật nghiệp vụ hành chính, vì những yếu tố này nó có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến kết quả việc tổ chức công việc và phương pháp tổ chức công việc trong các cơ quan hành chính nhà nước. Kỹ thuật nghiệp vụ hành chính lệ thuộc một phần quan trọng vào lao động của người đứng đầu các cơ quan, vì vậy trách nhiệm hành chính đối với người thủ trưởng cơ quan rất nặng nề.
Chương VIII
KIỂM SOÁT ĐỐI VỚI NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 
I. Quan niệm chung đối với việc kiểm soát nền hành chính nhà nước:
1. KN:
Hoạt động HCNN là một hoạt động thực thi quyền lực quản lý đối với bộ máy nhà nước nói chung và nền HCNN nói riêng. Hoạt động đó chủ yếu dựa trên hệ thống luật pháp của nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để điều hành các mối quan hệ xuất hiện trong đời sống XH theo nguyên tắc quyền lực phục tùng. Bởi vậy, việc kiểm soát đối với nền HCNN phải dj đặt ra và có tầm quan trong đặc biệt để đảm bảo cho các cơ quan HCNN thực hiện đúng pháp luật, tránh hiện tượng lạm dụng quyền lực.
Từ đó ta có KN: Kiểm soát đối với hoạt động của nền HCNN là loại hoạt động đặc biệt thuộc chức năng của nhà nước và XH nhằm bảo đảm tính hợp pháp, hợp lý và hiệu quả trong QLNN; đó được coi là tổng thể những phương tiện, tổ chức, pháp lý do các CQNN, các tổ chức XH và công dân thông qua các hình thức giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm sát dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm thiết lập trật tự trong quản lý, bảo vệ các quyền tự do, lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của nhà nước và của toàn XH.
Đối tượng của hoạt động kiểm soát: Là hoạt động quản lý HCNN, hay nói cách khác là mọi hoạt động quản lý HCNN chính là đối tượng của kiểm soát HCNN.
2. Các phương thức kiểm soát đối với nền HCNN:
Đối với nền HCNN ở nước ta hiện nay thường áp dụng các phương thức kiểm soát chủ yếu sau:
- Hoạt động giám sát
- Hoạt động kiểm tra
- Hoạt động thanh tra
- Hoạt động kiểm sát
II. Các hoạt động kiểm sát đối với nền HCNN:
1. Giám sát:
- Hoạt động này được thực hiện bởi QH, HĐND các cấp. Hoạt động giám sát của các cơ quan này thông qua các kỳ họp, thông qua hình thức tiếp xúc cử tri; hoặc QH, HĐND các cấp cử các đoàn đại biểu của mình tổ chức các cuộc giám sát hoạt động quản lý hành chính ở các địa phương khác nhau.
- Giám sát của TAND các cấp thông qua việc xét xử đối với các vụ án.
- Hình thức giám sát của công dân: hình thức này thường được tổ chức thông qua MTTQ và các đoàn thể quần chúng khác.
2, Thanh tra:
- Thanh tra là chỉ các hoạt động của các tổ chức thuộc Tổng thanh tra nhà nước và thanh tra nhà nước chuyên ngành (Tổng TTNN là cơ quan thuộc Chính phủ, ngang bộ). Đối với hoạt động này thì cơ quan thanh tra và đối tượng thanh tra thường không có quan hệ trực thuộc với nhau.
- Cơ quan thanh tra do thủ trưởng CQHCNN đặt ra hoạt động với tư cách là cơ quan chức năng giúp thủ trưởng cùng cấp thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
3. Kiểm sát:
- Kiểm sát là việc thực hành quyền công tố và quyền kiểm sát các hoạt động tư pháp bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm và thống nhất.
4. Kiểm tra:
- Kiểm tra của CQNN cấp trên đối với cấp dưới. Đây là hoạt động của các tổ chức mang tính thường xuyên của cấp trên đối với cấp dưới nhằm xem xét hoạt động của cơ quan cấp dưới, đánh giá mọi hoạt động của cơ quan cấp dưới trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Cũng có thể thực hiện việc kiểm tra đối với thực hiện một quyết định hành chính nào đó.
- Kiểm tra của Đảng đối với hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và các CQHCNN nói riêng. Đây là hoạt động kiểm tra của Đảng với tư cách là đảng cầm quyền, đảng lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị của nước ta:
+ Kiểm tra của Đảng được thông qua bằng các hình thức như Đại hội, Hội nghị để quán triệt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước nói chung và hệ thống HCNN nói riêng có trách nhiệm tổ chức điều hành việc thực hiện các chủ trương, chính sách đó.
+ Đảng cử những người đảng viên có đủ phẩm chất và năng lực trực tiếp phụ trách các CQNN nói chung và CQHCNN nói riêng. Thông qua những người đảng viên này để kiểm tra hoạt động của bộ máy nhà nước. Tất cả những đảng viên được giao trách nhiệm quản lý các CQHCNN đều phải tuân theo pháp luật và dựa vào pháp luật để điều hành toàn bộ nền HCNN.
Chương 9
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH 
I. Tại sao phải cải cách hành chính:
1. Các quan điểm cần nắm vững để thực hiện cải cách nền HCNN:
Cải cách hành chính là một nội dung cơ bản của khoa học hành chính nói chung và của nền HCNN nói riêng. Đây là một công việc mà hầu hết các qf trên thế giới đều phải tiến hành. Bởi vì, cải cách hành chính là đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế (vì hành chính thuộc thượng tầng kiến trúc, nó có tác động tích cực hoặc tiêu cực tới nền kinh tế. VD: nền hành chính của ta bây giờ còn nặng nề, cho nên có một số mặt nó kìm hãm sự phát triển; ví như trước đây muốn đầu tư vào Việt Nam phải có 9 cửa-9 dấu, bây giờ chỉ còn 4 cửa-4 dấu...). Chính vì vậy, ở Việt Nam, tại Đại hội 6 của Đảng (1986) và Hội nghị BCHTW lần thứ 8 (khoá VII) tháng 1/1995 đã khẳng định tầm quan trọng của việc cải cách nền hành chính: Cải cách nền hành chính là tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, trong đó có những bước đi cụ thể như: Hoàn thiện thể chế nền HCNN các cấp để vận hành bộ máy HCNN đó. Đồng thời qua đó để nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của nền hành chính công nhằm phục vụ tốt hơn cho nhân dân. Muốn làm được điều đó, khi thực hiện cải cách hành chính, nhà nước phải quán triệt đầy đủ những quan điểm cơ bản sau đây:
- Xây dựng nhà nước XHCN do dân và vì dân, lấy liên minh giai cấp công nhân - nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của hd, giữ vững kỷ cương XH, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân.
- Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện 3 quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
- Phải quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.
- Tăng cường pháp chế XHCN, xây dựng nhà nước pháp quyền, quản lý XH bằng pháp luật, nhưng đồng thời hết sức coi trọng việc giáo dục nhân cao đạo đức XHCN.
- Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước. Đây là một yếu tố quyết định đến sự phát triển của nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.
2. Mối quan hệ giữa cải cách hành chính với các cải cách khác:
- Cải cách hành chính trước hết có mối quan hệ mật thiết với cải cách kinh tế, bởi vì chính cải cách về thể chế kinh tế đã diễn ra như cải cách về cơ cấu, chế độ sở hữu, cải cách bộ máy điều hành kinh tế... Cải cách hành chính còn liên quan tới phương thức phân phối lợi nhuận kinh tế, ngoài ra nó còn liên quan đến các chính sách kinh tế. Đối với nước ta, đổi mới về kinh tế được coi là trọng tâm, đồng thời song song với cải cách hành chính.
- Cải cách hành chính liên quan tới cải cách pháp luật và tư pháp, thể hiện ở 2 điểm chính sau:
+ Cải cách hành chính cần được đảm bảo bằng một hệ thống pháp luật, chứ không thể tiến hành tuỳ tiện.
+ Cải cách hành chính với đổi mới hệ thống chính trị: Trước hết, cải cách hành chính là phục vụ nhiệm vụ chính trị chung của quốc gia; thứ hai, cải cách hành chính phải đảm bảo phục vụ cho hệ thống chính trị, giữ vững ổn định về chính trị; thứ ba, đổi mới phương thức quản lý nhà nước là một bước tiến hành đổi mới từng bước hệ thống chính trị.
II. Cải cách nền hành chính ở nước ta:
1. Nguyên tắc:
- Xây dựng nền hành chính dân chủ XHCN phục vụ đắc lực cho nhân dân giữ vững trật tự kỷ cương XH theo pháp luật.
- Bộ phận trọng yếu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam gắn liền với đổi mới và chỉnh đốn Đảng.
- Cải cách hành chính là phục vụ đắc lực nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2. Mục tiêu cải cách hành chính ở nước ta:
- Xây dựng nền hành chính trong sạch, đủ năng lực quản lý, điều hành đất nước.
- Thúc đẩy khoa học phát triển lành mạnh, đúng hướng.
- Nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước.
- Phục vụ đắc lực cho đời sống nhân dân, hạn chế tối đa sự phân hoá giàu nghèo trong XH.
3. Nội dung cải cách hành chính:
- Cải cách thể chế nền HCNN.
- Cải cách bộ máy HCNN nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý của nó.
- Cải cách chế độ công vụ, nâng cao hiệu lực và làm trong sạch đội ngũ cán bộ công chức.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Hành chính là gì? Mối quan hệ các phạm trù liên quan trong nền hành chính?
2. Các yếu tố cấu thành nền HCNN và mối quan hệ các yếu tố đó?
3. Thể chế nền HCNN và các yếu tố cấu thành thể chế đó? MQH giữa chúng?
4. Quyết định hành chính và các yếu tố đảm bảo tính hợp lý, hợp pháp của nó?
5. Kiểm soát đối với nền HCNN? Các ph.thức áp dụng trong KS nền HCNN?

File đính kèm:

  • docHanhChinhHocDaiCuong.doc