Hiểm họa ốc sên và 16 loài ốc sên kì lạ

Ốc sên là một loại động vật thân mềm (nhuyễn thể), vỏ to, dày. Đầu có 2 xúc tu (râu), toàn thân liền trong vỏ bao bọc bởi một lớp nhày. Ốc sên ưa thích sống nơi gốc cây ẩm ướt.

Ốc sên cảm nhận bằng mùi, có 2 mắt ở 2 đỉnh râu (xúc tu)

 

ppt21 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hiểm họa ốc sên và 16 loài ốc sên kì lạ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Hiểm họa ốc sên và 16 loài ốc sên kì lạPHH – 7/2014Giới thiệuỐc sên là một loại động vật thân mềm (nhuyễn thể), vỏ to, dày. Đầu có 2 xúc tu (râu), toàn thân liền trong vỏ bao bọc bởi một lớp nhày. Ốc sên ưa thích sống nơi gốc cây ẩm ướt.Ốc sên cảm nhận bằng mùi, có 2 mắt ở 2 đỉnh râu (xúc tu)Họ ốc sên (Achatinidae) có nhiều loại, phổ biến là ốc sên hoa (Achatinafulica). Loại này, khoảng 2 năm tuổi, trọng lượng trung bình một con có thể đạt từ 50-60g, cá biệt: 140g. Các loài ốc sên có mặt trên hành tinh chúng ta từ >500 triệu năm, nên chúng có rất nhiều cách “biến hóa” để thích nghi và tồn tại trong nhiều môi trường khác nhau. Tài liệu này sưu tầm 15 lòai ốc sên kì lạ giúp bạn hiểu thêm về loài sinh vật độc đáo này, đồng thời cũng khuyến cáo những hiểm họa của lòa ốc sênHiểm họa với môi trườngTrong môi trường tự nhiên vào mùa khô, chúng có thể ngủ trong nhiều tháng, nhưng chỉ cần một trận mưa rào (thường vào mùa xuân), chúng bừng tỉnh và phát triển rất nhanh. Loài ốc sên châu Phi ăn tạp tất cả các loại thực vật  Sự phá hoại môi trường còn lớn hơn cả ốc bươu vàngNguồn gốc của ốc sên mới nhập vào VN là ở châu Phi, phát tán đến nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam bằng đường biển. Loài này sống ẩn trong các khe, bụi cây, hốc cây. Vào mùa sinh sản chúng thường ghép đôi để trao đổi tinh trùng cho nhau và đẻ trứng vào hốc đất thành từng đám, vài ba tuần sau trứng nở thành ốc sên con. Hiểm họa với sức khỏe cộng đồngNhớt do ốc sên tiết ra tuy có thể chữa 1 số bệnh, nhưng phải lựa chọn đúng loài ốc ( Lưu truyền trong dân gian là loài ốc sên hoa - ốc bản địa) và phải có thày thuốc hướng dẫn.Loài ốc sên mới nhập, trong nhớt có nhiều loại vi sinh vật (Vi khuẩn, kí sinh trùng). Vừa qua đã có hàng chục bệnh nhân mắc viêm màng não, viêm não do ăn hoặc dùng nhớt ốc sên “làm đẹp” theo các hướng dẫn không đáng tin cậyCơ chế truyền bệnh của ốc sên như sauTác nhân gây bệnh viêm nãoỞ nước ta đã phát hiện giun tròn phân bố từ Bắc đến Nam, hiện diện ở cả người và động vật la nguồn bệnh chủ yếu là các loại ốc, tôm, cua, cá... bị nhiễm mầm bệnh.Bệnh được lây truyền theo đường tiêu hóa do ăn phải các loại thức ăn, nước uống bị nhiễm ấu trùng giun tròn còn sống; mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm bệnh.Giun tròn Angiostrongylus cantonensis.Sơ đồ gây bệnh của ốc sên.Trong cơ thể ốc, ấu trùng giun biến thành kén. Chuột ăn phải ốc, tôm, cua, cá, rau... có nhiễm ấu trùng giun tròn thì bị nhiễm bệnh. Vào cơ thể chuột, ấu trùng giun sẽ phát triển thành giun trưởng thành và ký sinh ở động mạch phổi của chuột. Người bị nhiễm ấu trùng giun tròn do ăn phải ốc sên, ốc khác, tôm, cua, cá... hoặc ăn rau sống, uống nước lã có ấu trùng. Ấu trùng giun tròn vào cơ thể người qua đường tiêu hóa, chúng xuyên qua thành ruột, theo đường máu đến não hoặc đến các phủ tạng khác. Ấu trùng giun tròn gây ra bệnh viêm não, màng não rất nguy hiểm.16 loài ốc sên kì lạ trên thế giớiPhần này sẽ giúp bạn hiểu thêm sự đa dạng của các lòa ốc sên trên thế giới.Đấy là chưa kể các loài ốc bươu, ốc vặn, ốc nhồi, Sên trần, sên lục . Vốn có ở Việt Nam.-------------------------------------------------------ST và GT: BS. TTUT Phạm Huy Hoạt 7-2014Nguồn TK chính: Web khoahoc.com, SK&ĐS1.Ốc sên tự phát sángLoài ốc sên Clusterwink có màu xanh vàng được tìm thấy ở Australia. Loài ốc sên này có khả năng đặc biệt đó là tự phát ra một loại ánh sáng xanh khi bị quấy rầy bởi các tác động bên ngoài. Đến nay, khả năng phát sáng của ốc sên Clusterwink vẫn còn là một bí ẩn với các nhà khoa học. Họ giả định rằng đây có thể là công cụ giúp chúng báo động, liên lạc với đồng loại hay gây sợ hãi cho kẻ thù.2. Ốc sên vỏ siêu cứngCrysomallon squamiferum, tên thường gọi là ốc sên chân vảy, thường sống ở độ sâu khoảng 2.400 m so với bề mặt đại dương. Loài ốc sên này có vỏ siêu cứng được làm cấu tạo từ 3 lớp, giúp chúng chịu được những tác động mạnh và tránh sự tấn công của kẻ thù, trong đó lớp ngoài cùng cấu tạo từ sắt sunfua và lớp xốp giữa có chức năng giảm sốc 3. Ốc sên trong suốtZospeum tholussum là loài ốc sên trong suốt mới được phát hiện tại khu vực hang động sâu nhất thế giới ở Croatia. Do điều kiện không có ánh sáng, chúng không có mắt và không có sắc tố trong vỏ và thịt. Zospeum tholussum di chuyển cực kỳ chậm, có khi chỉ di chuyển được vài cm trong một tuần. Tuy nhiên, chúng có thể đẩy nhanh tốc độ bằng cách “quá giang” các động vật có vú hoặc trôi theo hệ thống thoát nước của hang động.4. Ốc sên di chuyển cực nhanhHầu hết các loài ốc sên khi chạm trán kẻ thù thường chọn giải pháp thu mình trong vỏ với hy vọng thoát chết, do đặc thù về tốc độ di chuyển chậm khiến chúng không thể chạy trốn. Tuy nhiên, loài ốc sên vỏ hình nón sống tại Australia là một ngoại lệ. Khi phát hiện kẻ thù, chúng mở rộng chiếc chân giả có nước nhầy và nhảy liên tục đến nơi an toàn, thậm chí chúng còn có thể di chuyển cực nhanh để lẩn trốn.5. Ốc sên nhả bọt bong bongLoài ốc sên tím Janthina janthina có thể tiết ra nhiều lớp bong bóng nhầy giúp chúng treo ngược và trôi nổi trong đại dương theo các con sóng biển. Những lớp bong bóng này không chỉ giúp chúng di chuyển mà còn là công cụ giúp chúng giữ trứng ốc sên.6.Ốc sên sống trong đường ruột chimỐc sên mắt trắng Nhật Bản thường là thức ăn của các loài chim. Tuy nhiên, khoảng 15% số ốc sên sau khi bị chim mổ và nuốt vào bụng vẫn may mắn sống sót trong ruột của con chim. Sau khoảng 40 phút kể từ khi nuốt con mồi, con chim sẽ bài tiết các loại thức ăn có trong đường ruột. Theo sự di chuyển của chim, các con ốc sên may mắn sống sót và được thoát ra ngoài có thể bắt đầu cuộc sống mới ở một nơi khác. 9. Ốc sên táo, (Ốc sên có độc)Ampullariidae, thường được gọi là ốc sên táo, là một trong những loài có chất độc mạnh. Trong trứng của loài ốc sên này có hai loại độc đặc biệt là antinutritive và antidigestive, khiến đối tượng ăn phải trứng bị rối loạn tiêu hóa và không thể hấp thụ chất dinh dưỡng cần thiết khi ăn uống. Chất độc trong trứng của ốc sên táo có chứa trong thực vật hoặc do vi khuẩn tạo ra, còn trong thế giới động vật, chúng là loài duy duy nhất chứa chất độc này. 10. Ốc sên nón ( phóng độc)Ốc sên nón sở hữu vũ khí lợi hại là chiếc răng có hình dáng như một cây lao để săn mồi. Khi một con mồi bơi lại gần, ốc sên nón sẽ mở rộng phần vòi nhỏ và phóng chất độc. Sau khi bắn trúng, ốc sên nón sử dụng "cây lao" để kéo con mồi. Loài sên này có thể bắn "cây lao" chứa nọc độc vào mồi với tốc độ 400km/h.11. Ốc sên đa sắc (đá quý)32 loài ốc sên cạn thuộc chi Plectostoma ở Malaysia, Sumatra và Thái Lan. 10 trong số đó là loài mới được phát hiện.Với lớp vỏ màu cam, tím và đỏ sáng, loài ốc sên này trông vô cùng bắt mắt. Nhà nghiên cứu Thor-Seng Liew, Trung tâm Đa dạng sinh học tự nhiên ở Leiden, Hà Lan miêu tả: “Vỏ của chúng xoắn không giống như những loài ốc sên khác, khiến chúng trông giống như những viên đá quý nhỏ".12.ốc sên bảy màu cầu vồngLoại ốc mang bảy sắc cầu vồng chỉ tồn tại duy nhất ở Thái Lan và là một trong ba loại ốc Perrottetia mới được phát hiện ở vùng núi Bắc và Đông Bắc TL.Dù mới được phát hiện nhưng loại động vật thân mềm này đang có nguy cơ tuyệt chủng. 13. Ốc sên Thằn lằn ( tự ngắt đuôi)Loài Ốc sên Satsuma caliginosa giống như con thằn lằn/ thạch sung, có thể tự ngắt đuôi khi gặp rắn.Hành động tự ngắt đuôi xảy ra nhiều hơn ở những con ốc sên non có vỏ chưa phát triển đầy đủ và ít hơn ở những con đã trưởng thành. Cơ chế tự vệ của ốc sên sẽ chuyển sang dựa vào vỏ của chúng khi vỏ đã cứng.14. Ốc sên ăn thịt Loài ốc ăn thịt được cho là chỉ sống tại khu vực núi Kaputar của Australia và chỉ ăn thịt những loài ốc sên khác trong vùng.15. Ốc sên miniLoài ốc sên sống dưới bùn tại vùng New Zealand chỉ phát triển đến kích cỡ khoảng vài milimét, vài chục con có thể nằm trên một đồng xu, do đó việc phát hiện chúng khá khó khăn. Qua kính phóng đại16. Ốc sên khổng lồ châu Phi Loài ốc sn này có thể sống tới 9 năm và sinh sản rất nhanh (chúng đẻ tới 1.200 trứng mỗi năm). Với những khả năng đó, một con ốc sên có thể tạo ra “đội quân ốc sên” lớn để bành trướng khắp một khu vực dân cư trong thời gian rất ngắn.Chất nhầy trên cơ thể ốc sên khổng lồ có thể chứa một loại vi khuẩn gây bệnh viêm màng não. Các nông dân cũng hoảng sợ, bởi ốc sên châu Phi có thể ăn tới 500 loài cây – bao gồm chanh và lạc. 

File đính kèm:

  • pptHiểm họa ốc sên.ppt
Bài giảng liên quan