Hoàng Phủ Ngọc Tường - Nhà viết kí tài ba

1. Vài nét về Hoàng Phủ Ngọc Tường

Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ngày 09 tháng 9 năm 1937 tại thành phố Huế, quê gốc ở xã Triệu Phong huyện Triệu Hải tỉnh Quảng Trị.

 Năm 1960, Hoàng Phủ Ngọc Tường tốt nghiệp Đại học Sư phạm Sài Gòn khóa 1, ban Việt - Hán. Năm 1964, ông tốt nghiệp Cử nhân triết học tại Đại học Văn khoa Huế.

 Từ năm 1960 đến năm 1966, Hoàng Phủ Ngọc Tường dạy học tại Trường Quốc Học Huế. Trong thời gian này, Hoàng Phủ Ngọc Tường tham gia tích cực vào phong trào yêu nước của học sinh, sinh viên Huế với tư cách là Tổng thư kí Tổng hội sinh viên Huế.

 Từ năm 1966 đến năm 1975, Hoàng Phủ Ngọc Tường hăng hái tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

 

doc15 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 605 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàng Phủ Ngọc Tường - Nhà viết kí tài ba, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 soi rọi, đánh giá dưới góc độ văn hóa cụ thể. Nghiên cứu tác phẩm của ông điều dễ nhận thấy nhất đó cũng chính là chất văn hóa ấy được hiện lên đầy tinh thần trách nhiệm qua từng trang viết. Với quan niệm về thế giới có sức hàm chứa hết sức đa dạng, phong phú về hiện thực và con người như vậy đã giúp các tác phẩm của ông không những tạo được nét độc đáo riêng mà còn có sức lan tỏa rộng và mang tính nhân văn phổ quát. 
2.2. Quan niệm của Hoàng Phủ Ngọc Tường về thể kí	
	Độc giả biết đến Hoàng Phủ Ngọc Tường với tư cách là một nhà viết kí nổi tiếng, song bên cạnh kí, Hoàng Phủ Ngọc Tường còn có những sáng tác ở các thể loại khác. Sáng tác đầu tay của ông là truyện ngắn Chuyện một người đi qua sa mạc, ra đời năm 1959. Trong truyện ngắn này, Hoàng Phủ Ngọc Tường tập trung phản ánh phong trào yêu nước ở vùng đô thị bị tạm chiếm. Mặc dù chưa thật sự xuất sắc nhưng tác phẩm cũng đã báo hiệu một hướng đi của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong nền văn học cách mạng đang diễn ra hết sức sôi nổi. 
	Năm 1966, Hoàng Phủ Ngọc Tường thôi dạy học và tình nguyện lên rừng hoạt động cách mạng. Trong thời gian này ông bắt tay vào viết tiểu thuyết Cửa rừng. Rất tiếc do trong điều kiện chiến tranh nên tác phẩm đã bị thất lạc. Theo Phạm Phú Phong thì: “Bản thảo có đưa cho anh Nguyễn Khoa Điềm và anh em trong cơ quan đọc. Nhưng sau đó bị bom B52 đánh tan tác, rơi vãi và vùi lấp dưới hố bom. Bản thảo được nhặt nhạnh và viết lại thành tiểu thuyết gọn và súc tích hơn là Tuổi trẻ không yên, nhưng rồi sau do chuyện cơ quan, gửi cho nhà in Sông Hương cũng bị thất lạc, đến nay chưa viết lại được”. 
	Tuy không thành công ở truyện ngắn và tiểu thuyết nhưng Hoàng Phủ Ngọc Tường đánh giá cao vai trò của hai thể loại này, đặc biệt là tiểu thuyết. Trong bài trả lời phỏng vấn của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, Hoàng Phủ Ngọc Tường nhấn mạnh: “Một nền văn học “bất thành văn” nếu không có tiểu thuyết nhưng nó có thể thiếu tôi”.
	Sau những sáng tác mang tính thể nghiệm ở thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết, Hoàng Phủ Ngọc Tường dồn tâm huyết để sáng tác thơ và kí.
	Các sáng tác thơ được Hoàng Phủ Ngọc Tường tuyển vào hai tập: Những dấu chân qua thành phố (1976) và Người hái phù dung (1995). Ông quan niệm điều quan trọng khi sáng tác thơ là “nhà thơ cần có cảm hứng”. “Thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường là vẻ đẹp của nỗi buồn hoài niệm, những day dứt triết học, từ sâu thẳm thời gian, sâu thẳm đất đai vọng lên trong tâm khảm người đọc”.
	Nghiên cứu Hoàng Phủ Ngọc Tường, có thể dễ dàng nhận thấy, mặc dù nhà văn sáng tác trên nhiều thể loại, song ông thực sự dồn tâm huyết và đạt được thành tựu hơn cả là ở thể kí. Tính đến nay ông đã có trên ba mươi năm gắn bó với thể loại này và đã cho xuất bản hàng chục tập kí khác nhau, trong đó hai tập Rất nhiều ánh lửa (1979) và Miền gái đẹp (2001) đã nhận được giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam.
	Quan niệm về kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường nằm rải rác trong các bài viết, trong các cuộc trả lời phỏng vấn và đặc biệt được ông trình bày tập trung trong bài Một vài suy nghĩ về thể kí.
	Trước đây, không ít nhà văn, nhà phê bình tỏ ra xem nhẹ vai trò của kí, xem kí “là một loại thủ công nghiệp mang tính chất gia công; thậm chí, nó là phương tiện để các nhà văn của các thời đại “lấy ngắn nuôi dài”, nói chung, kí là một sản phẩm văn học thứ cấp”(Một vài suy nghĩ về thể kí). Phủ nhận những định kiến sai lầm về thể kí, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã có những kiến giải đầy thuyết phục về vị trí vai trò của thể loại văn học này.
	Hoàng Phủ Ngọc Tường khẳng định kí có vị trí ngang hàng với các thể loại khác trong đời sống văn học. “Kí không phải là thừa so với truyện ngắn, kí cũng không phải là thiếu so với tiểu thuyết”. “Trong cái sản phẩm của trí tuệ con người được gọi là văn học, tuổi của kí xem ra cũng đã già gần bằng thi ca, và cũng giống như thi ca, cho đến bây giờ, nó vẫn giữ được sức trẻ trung, khỏe mạnh”(Một vài suy nghĩ về thể kí).
	Điều gì đã giúp kí vượt qua các thử thách của thời gian để tồn tại như vậy? Hoàng Phủ Ngọc Tường cho rằng kí có được sức sống chính là bởi kí đã “đáp ứng được yêu cầu bản chất nào đó của nghệ thuật” và “đủ khả năng đạt tới những điều gì đó sâu xa thuộc về con người”(Một vài suy nghĩ về thể kí). 
	Quan niệm đúng đắn của Hoàng Phủ Ngọc Tường về vị trí vai trò của kí đã góp phần khẳng định thêm tầm quan trọng của kí trong đời sống văn học. Bên cạnh đó nó cũng có tác động không nhỏ tới suy nghĩ, quan niệm về thể loại văn học này trong giới sáng tác, phê bình và thưởng thức văn học hiện nay.
	Một vấn đề khác cũng được Hoàng Phủ Ngọc Tường tập trung bàn đến là các đặc trưng của kí. Ông nhấn mạnh “nhiệm vụ thông báo” là “lí do tồn tại thiết yếu của kí”. Chính cơ sở này đã tạo cho kí khả năng cung cấp lượng thông tin, kiến thức phong phú, nhiều mặt ở mọi lĩnh vực và “mở ra cho thể kí một khả năng tháo vát hiếm có so với những thể loại văn xuôi khác”. Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường, lượng thông tin trong kí không phải là chung chung, mập mờ mà phải “có thực, tất cả phải được đảm bảo bằng thực chứng”. Ông đúc kết: “Có lẽ cái mạnh của thể kí là ở chỗ đó; cùng với cảm xúc văn học, bút kí còn chứa đựng tất cả sức nặng vật chất của các sự kiện được giữ lại từ trong cõi thực vốn là bản gốc của tác phẩm. Sức nặng ấy được chuyển đi, không giống như một cảm giác mĩ học, mà như một quả táo Niu - Tơn rơi xuống tâm hồn người đọc”(Một vài suy nghĩ về thể kí).
	Bàn về đặc trưng thuộc nghệ thuật viết kí, Hoàng Phủ Ngọc Tường quan tâm tới vấn đề hư cấu - một trong những vấn đề nhạy cảm gây nhiều tranh cãi của giới sáng tác và nghiên cứu văn học.
	Hoàng Phủ Ngọc Tường đã có lí khi phủ nhận quan điểm kí không được phép hư cấu. Ông cho rằng “hư cấu vẫn là một quá trình tất yếu của mọi hoạt động sáng tạo nghệ thuật” và xem hư cấu là “quyền sáng tạo cơ bản nhất” của nhà văn. Nhấn mạnh tầm quan trọng của hư cấu, Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng chỉ ra mấu chốt của vấn đề là phải có quan niệm thật đầy đủ và rõ ràng về hư cấu. Ông không tán thành quan niệm cho rằng hư cấu như một hoạt động tự do của trí tưởng tượng. Hư cấu theo Hoàng Phủ Ngọc Tường là một “thao tác trí tuệ” và “tồn tại trong kí như một phẩm chất mĩ học”(Một vài suy nghĩ về thể kí). Trong một lần trả lời phỏng vấn, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nói rõ hơn về điều này như sau: “Tôi không tin rằng, cái gì đã gọi là văn học mà lại không có hư cấu. Một bút kí giỏi theo tôi phải là một sự hư cấu được ráp lại từ những mảnh thực tế khác nhau như những mảnh vá nhưng không làm lộ mối chỉ và nếp gấp. Bút kí chỉ trọn vẹn khi chứa trong nó cái tầm văn hóa của người viết”. 
	Bàn về nghệ thuật vận dụng hư cấu trong kí, Hoàng Phủ Ngọc Tường nhấn mạnh đến nghệ thuật sử dụng cái “tôi”. “Bằng cái “tôi” ở thể kí, nhà văn tìm cách thoát khỏi tình trạng quanh quẩn giữa những người thực và việc thực để mở rộng hoàn cảnh văn học đến những chân trời xa xôi khác, bằng cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, hồi ức”(Một vài suy nghĩ về thể kí).
	Nhiều người vẫn còn có sự băn khoăn giữa yêu cầu xác thực của lượng thông tin và việc vận dụng hư cấu trong thể kí. Với quan niệm của Hoàng Phủ Ngọc Tường, có thể nói vấn đề này phần nào đã được lí giải cặn kẽ. Trong bối cảnh giới nghiên cứu vẫn chưa hoàn toàn thống nhất về đặc trưng của kí thì những kiến giải của Hoàng Phủ Ngọc Tường sẽ là một động lực không nhỏ cho các cây bút trẻ sáng tác ở thể loại này.
	Trên cơ sở khẳng định vị trí vai trò và các đặc trưng của kí, Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng nêu lên một số yêu cầu cơ bản đối với nhà văn viết kí. Ông quan niệm “giữa thời đại chúng ta, nhà văn không thể tự cho phép mình xa lạ với mọi rung động khoa học”. Cuộc sống hiện đại ngày càng chịu sự chi phối bởi các thành tựu khoa học. Là một đại biểu ưu tú của thời đại, hơn ai hết nhà văn cần trau dồi vốn tri thức khoa học của mình trên các lĩnh vực. “Với kí, văn học có thể thâm nhập một cách nhẹ nhàng vào các lĩnh vực của thông tin khoa học, và bằng ngôn ngữ riêng của mình, nó chuyên chở đến người đọc những hiểu biết cần thiết trên mọi lĩnh vực, kể cả nhằm đáp ứng nhu cầu kiến thức thuần túy”. Do yêu cầu thông báo nên các vấn đề nhà văn đưa ra không chỉ có lí mà theo Hoàng Phủ Ngọc Tường còn phải có thực. Để làm được điều này, nhà văn phải “luôn luôn đặt mình trước những kỉ luật nghề nghiệp rất khắt khe: phong phú trong tư liệu, chính xác trong hiểu biết và trung thực trong tất cả những gì được rút ra từ thế giới nội tâm của người viết”(Một vài suy nghĩ về thể kí).
	Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đánh giá cao vốn sống và sự trải nghiệm của nhà văn để thu được lượng thông tin phong phú, xác thực cho bài kí. Đây là một kinh nghiệm quan trọng trong đời viết kí của chính tác giả. Lượng thông tin từ sách vở là cần thiết, song theo Hoàng Phủ Ngọc Tường người viết kí vẫn nên đến tận nơi để “tai nghe, mắt thấy, tay sờ”. Chưa dừng lại ở đó, Hoàng Phủ Ngọc Tường nhấn mạnh lượng thông tin đã có được từ thực tế cần phải được thấm sâu vào tâm hồn và tấm lòng của nhà văn trước khi đặt bút để viết. Có thể nói đây là một quan niệm thể hiện tinh thần trách nhiệm rất cao trong quá trình lao động nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Chúng tôi tâm đắc với lời khẳng định sau của nhà văn: “Với nhà văn viết kí, cũng như với bất cứ người lao động nghệ thuật nào khác, vẫn còn mãi câu hỏi tự vấn này: Trước khi chảy qua ngòi bút, những điều ấy đã chảy qua trái tim của anh như một dòng máu chưa? ” (Một vài suy nghĩ về thể kí).
	Đúng như vậy, trên bước đường sáng tạo nghệ thuật, nhà văn không chỉ cần có tài năng mà trên hết vẫn cần có một tấm lòng, một cái tâm sâu sắc với nghề nghiệp.
	Có thể nói, những quan niệm về kí nói riêng và về nghệ thuật nói chung đã được Hoàng Phủ Ngọc Tường thể hiện thật rõ ràng và minh bạch. Bằng kinh nghiệm từ thực tế sáng tác cùng sự hiểu biết về thể loại, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã có những kiến giải riêng một cách hợp lí, góp phần làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề trong nghiên cứu và sáng tác văn học, nhất là các vấn đề còn tranh luận ở thể kí. Những quan niệm trên cũng chính là chìa khóa quan trọng để chúng tôi có thể tiếp cận và nghiên cứu kí Hoàng Phủ Ngọc Tường một cách thành công. 

File đính kèm:

  • docHOANG PHU NGOC TUONG - NHA VIET KI TAI BA.doc
Bài giảng liên quan