Hoạt động Giáo Dục Hướng Nghiệp lớp 11 - Chủ đề 2: Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ

Mục tiêu của bài học:

1. Biết được vị trí xã hội, tầm quan trọng, đặc điểm, yêu cầu, nơi đào tạo nghề, triển vọng phát triển và nhu cầu lao động của một số nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ.

2. Tìm hiểu được những thông tin cần thiết về một nghề hoặc chuyên môn thuộc lĩnh vực này. Liên hệ với bản thân để chọn nghề.

3. Hứng thú tìm hiểu các nghề kinh doanh, dịch vụ trong giai đoạn hiện nay và cơ sở đào tạo các nghề đó.

 

ppt11 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1193 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động Giáo Dục Hướng Nghiệp lớp 11 - Chủ đề 2: Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Chủ đề 2: Tìm hiểu một số nghề  thuộc lĩnh vực kinh doanh, dịch vụMục tiêu của bài học:1. Biết được vị trí xã hội, tầm quan trọng, đặc điểm, yêu cầu, nơi đào tạo nghề, triển vọng phát triển và nhu cầu lao động của một số nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ. 2. Tìm hiểu được những thông tin cần thiết về một nghề hoặc chuyên môn thuộc lĩnh vực này. Liên hệ với bản thân để chọn nghề.3. Hứng thú tìm hiểu các nghề kinh doanh, dịch vụ trong giai đoạn hiện nay và cơ sở đào tạo các nghề đó.1. Kinh doanh và dịch vụ trong xã hội ngày nay:Ví dụ: + Một số nhà kinh doanh tầm cỡ của Việt Nam đầu thế kỷ XX: Bạch Thái Bưởi (Vua tàu thuỷ), Lương Văn Can, Trịnh Văn Bô, Nguyễn Sơn Hà.+ Steve Jobs và Steve Wozniak (Mĩ) -> Máy tính Apple -> Máy tính Pixar => Được xem là những nhà kinh doanh thành đạt và được coi là những người đã mở ra thời đại máy tính cá nhân. + Levi Strauss (Một thanh niên Đức gốc Do Thái) -> đào vàng ở miền Tây nước Mĩ -> mở hiệu tạp hoá kinh doanh -> làm ra chiếc quần bò (quần Jeans) -> Thương hiệu quần Jeans Levi’s nổi tiếng khắp toàn cầu.-> Kinh doanh, dịch vụ có mặt ở khắp mọi nơi. Nó ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong xã hội ngày nay.- Dịch vụ là những công việc được các doanh nghiệp tổ chức nhằm thoả mãn nhu cầu của người khác.- Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.Phân loại ngành dịch vụ:+ Dịch vụ chuyên nghiệp: giáo dục, y tế (người hoạt động phải qua sát hạch, thi tuyển và phải có bằng cấp, chứng chỉ).+ Dịch vụ kinh doanh và tài chính: ngân hàng, bảo hiểm, nhà đất, môi giới thị trường chứng khoán, tín dụng, dịch vụ kế toán và thuế.+ Dịch vụ khách sạn và du lịch: dịch vụ nhà nghỉ (khách sạn, nhà khách, nhà trọ), nhà hàng và các loại dịch vụ vui chơi, giải trí, thăm quan, du lịch...+ Dịch vụ cá nhân: cắt tóc, sửa móng tay, mĩ viện, uốn sấy, giặt là, sửa chữa đồ gia dụng, dọn dẹp nhà cửa, trong giữ trẻ em...2. Đặc điểm lao động và yêu cầu của nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ.2.1.Đối tượng lao động.- Trong lĩnh vực kinh doanh, đối tượng lao động là sản phẩm, hàng hoá, nhu yếu phẩm mà nhà kinh doanh tung ra thị trường.Muốn cho hàng hoá bán chạy:-> Thăm dò, tìm hiểu nhu cầu người tiêu dùng.-> Chất lượng hàng hoá phải thật tốt, bền chắc, mẫu mã, kiểu dáng đẹp.- Đối tượng của dịch vụ là nắm bắt nhu cầu của khách hàng và làm thoả mãn nhu cầu đó. Cho nên đối tượng của dịch vụ là con người, là khách hàng, là người tiêu dùng.Cảnh giác với bài toán: “100 - 1 = 0”=> “Khách hàng là thượng đế”, “Chữ tín quý hơn vàng”...2.2. Nội dung lao động:Nội dung lao động của những người làm nghề kinh doanh và dịch vụ là thoả mãn nhu cầu, thị hiếu và sở thích của khách hàng.2.3.Công cụ lao động:- Nhóm nghề Người - Người: sử dụng ngôn ngữ (kể cả ngoại ngữ)- Nhóm nghề Người - Kĩ thuật: sản xuất máy móc, các vật dụng phục vụ cuộc sống hàng ngày, các phương tiện kỹ thuật nghe nhìn, bưu chính - viễn thông...2.4. Những yêu cầu của nghề đối với người lao động:- Luôn luôn học hỏi, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm...- Có thái độ hoà nhã, vui vẻ, ân cần trong giao tiếp...- Thu lượm thông tin: tìm hiểu nguyện vọng và nhu cầu của khách hàng.- Nắm vững bí quyết xem xét, tìm kiếm và giữ chân khách hàng.- Nhạy cảm trong giao tiếp, biết thu hút sự chú ý, kích thích ước muốn, tạo ra sức thuyết phục đối với khách hàng.- Sẵn sàng đón nhận những khiếu nại của khách hàng -> học hỏi, cải thiện công việc kinh doanh.* Câu chuyện ở một ngân hàng: 	“Tại một ngân hàng Nhà nước của một tỉnh nọ ở đồng bằng Sông Cửu Long. Trong một buổi sáng làm việc, một cụ già ăn mặc xuềnh xoàng trên tay cầm một cái túi vải cũ sờn bước vào. Cụ ngơ ngác đi khắp các quầy giao dịch của ngân hàng, không một ai chú ý đến cụ. Cụ bước tới một quầy giao dịch, nơi có một giao dịch viên nữ trẻ đang ngồi chăm chú trước máy vi tính. Cụ vừa cất lời định hỏi, giao dịch viên kia liền sẵng giọng bảo cụ sang bàn khác, mình đang bận . Cụ già vẫn đứng lại và nói tiếp: Tôi muốn gửi tiền.Cô gái giao dịch viên nhìn cụ một hồi với đôi mắt đầy ngạc nhiên: - Cụ muốn gửi tiền...mà cụ muốn gửi bao nhiêu?Cụ già nói: Tôi muốn gửi năm trăm...- Có năm trăm mà cũng đòi mang gửi - Cô gái bĩu môi, lườm cụ già.	Nếu em làm giám đốc ngân hàng, em sẽ giải quyết tình huống này như thế nào. Từ câu chuyện này em rút ra cho mình bài học gì trong kinh doanh. - Nhưng tôi muốn gửi năm trăm triệu đồng...” 2.5. Điều kiện lao động: - Thường không phải làm việc ngoài trời.- Làm việc trong các cửa hàng, cửa hiệu, khách sạn, văn phòng, trụ sở công ti, nơi giao dịch...có thiết bị sang trọng và đầy đủ tiện nghi.- Nơi làm việc bố trí hợp lý, đẹp, lịch sự...2.6. Chống chỉ định y học: - Bị dị dạng, khuyết tật.- Nói ngọng, nói nhịu, nói lắp.- Mắc các bệnh truyền nhiễm như bệnh lao, bệnh phổi.- Mắc các bệnh ngoài da như ghẻ, lở, nấm, vảy nến.- Thần kinh không ổn định, không cân bằng, dễ nổi nóng.- Tính tình thô lỗ, ứng xử thiếu văn hoá.3. Phương hướng phát triển các ngành nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ.* Ghi nhớ: Các ngành nghề trong lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ đang có triển vọng phát triển rất cao ở nước ta trong thời gian tới. Chúng ta cần tăng cường xuất khẩu các mặt hàng có giá trị cao, phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ.- Đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về dịch vụ, về hàng hoá càng trở nên bức thiết.- Phát triển các ngành nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, mở rộng xuất khẩu, tích luỹ và làm giàu.- Nước ta, đến năm 2010, cơ cấu ngành trong GDP (tổng sản phẩm trong nước) sẽ là: NN: 15% - 16%; CN và XD: 43% - 44%; Dịch vụ: 40% - 41%. 4. Liên hệ thực tế:Thảo luận: 1. Việt Nam đã gia nhập WTO, muốn cạnh tranh được trên thị trường quốc tế đòi hỏi hàng hoá, dịch vụ phải đạt được những tiêu chí nào.2. Các em có suy nghĩ gì khi mặt hàng tôm xuất khẩu của nước ta trong năm 2006 bị Nhật Bản ngừng nhập khẩu do có dư lượng kháng sinh trong tôm. 3. Qua bài học em thấy mình phù hợp với các ngành nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ không? Vì sao?

File đính kèm:

  • pptTim hieu mot so nghe thuoc linh vuc kinh doanh dich vu.ppt