Hỏi đáp về kỹ thuật nuôi tôm sú

Hỏi: Hiện nay, khi nuôi tôm thường xảy ra nhiều dịch bệnh, xin cho

biết mùa nào thả tôm thuận lợi nhất.

Đáp: Dịch bệnh của tôm không thể nói chính xác xảy ra vào một thời điểm

nhất định nào được, do nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố như chất lượng con giống, sự

biến động của môi trường, quá trình quản lý của người nuôi,. bệnh chỉ xảy ra khi

trong môi trường có mầm bệnh, vật chủ mẫn cảm với bệnh và vật chủ suy yếu thì

bệnh mới có thể xuất hiện.

pdf4 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1215 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hỏi đáp về kỹ thuật nuôi tôm sú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
HỎI ĐÁP VỀ KỸ THUẬT NUÔI TÔM SÚ 
Hỏi: Hiện nay, khi nuôi tôm thường xảy ra nhiều dịch bệnh, xin cho 
biết mùa nào thả tôm thuận lợi nhất. 
Đáp: Dịch bệnh của tôm không thể nói chính xác xảy ra vào một thời điểm 
nhất định nào được, do nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố như chất lượng con giống, sự 
biến động của môi trường, quá trình quản lý của người nuôi,... bệnh chỉ xảy ra khi 
trong môi trường có mầm bệnh, vật chủ mẫn cảm với bệnh và vật chủ suy yếu thì 
bệnh mới có thể xuất hiện. 
- Một số vùng nước lợ, nước chỉ có độ mặn khoảng 3-4 tháng, người dân 
nôn nóng thả sớm để cho kịp mùa vụ, đôi khi nước chưa chuẩn bị tốt, độ mặn chưa 
đạt yêu cầu, ... cũng có thể làm cho tôm chết hàng loạt. 
- Đôi khi các công tác chuẩn bị ao tốt nhưng chất lượng con giống kém thì 
vẫn có thể bị dịch bệnh và năng suất kém. 
- Sự biến động của thời tiết: vào các thời điểm giao mùa giữa mùa nắng và 
mùa mưa hoặc tháng lạnh và tháng nóng hay lúc mưa nhiều cũng ảnh hưởng rất 
lớn đến sức khỏe của tôm nuôi, từ đó làm tôm suy yếu và có thể bị chết hàng loạt. 
- Sự quản lý ao nuôi không phù hợp: không xử lý nước kỹ trước khi thả 
giống, chọn giống không đạt tiêu chuẩn thì trong quá trình nuôi rất dễ bị dịch bệnh 
nhất là bệnh do virus thân đỏ đốm trắng. Khi tôm bị bệnh, nước thải thả trực tiếp 
ra sông, người khác lại lấy vào và như thế dịch bệnh sẽ lây lan ra cả khu vực. 
- Một số thời điểm tôm mẹ thường bị bệnh như khoảng tháng 9 –10 âm lịch 
cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng con giống thả nuôi. 
Từ các nguyên nhân trên chúng ta rất khó xác định rõ thời điểm dịch bệnh 
xảy ra, tuy nhiên để hạn chế dịch bệnh thì phải chuẩn bị ao kỹ trước khi thả giống, 
độ mặn đạt yêu cầu, giống đạt tiêu chuẩn (có thể xét nghiệm trước khi thả), trong 
quá trình nuôi hạn chế thay nước và nước trước khi thay cần xử lý tiệt trùng. 
Trong quá trình nuôi cần phải quản lý nước tốt, tránh các yếu tố gây sốc cho tôm, 
có như thế thì mới hạn chế được dịch bệnh. 
Hỏi: Xin cho biết về bệnh phát sáng và cách phòng trị? 
Đáp: Khi tôm giống có biểu hiện lờ đờ, tôm bỏ ăn, phát sáng trong bóng tối 
và chết hàng loạt gọi là bệnh phát sáng do lòai vi khuẩn Vibrio harveyi gây ra. 
SUU TAM: PHO VAN NGHI LOP NUOI TRONG THUY SAN K2
TAI LIEU THAM KHAO 2010
Bệnh phát sáng xuất hiện rất thường xuyên trên trại giống, quá trình gây 
bệnh có nhiều nguyên nhân: khi sản xuất các dụng cụ, bể không được vệ sinh sạch 
sẽ thì trong quá trình sản xuất giống, ấu trùng gặp các điều kiện bất lợi như bị sốc 
hoặc ô nhiễm ... dễ tạo điều kiện cho mầm bệnh tấn công gây bệnh. 
Khi cho đẻ, xử lý tôm mẹ chỉ ở bên ngoài nên mầm bệnh còn trong cơ thể 
sẽ lây lan qua tôm giống. 
Khi vận chuyển tôm giống: Trong quá trình vận chuyển xa, duy trì tôm 
nhiệt độ vận chuyển thấp dễ làm cho hoạt động tôm giảm, nếu tôm có mang mầm 
bệnh thì dễ bị phát bệnh. Nên sau đó đưa vào ao ương dễ bị bệnh. 
Bệnh phát sáng trong giai đoạn đầu thì chỉ có biểu hiện tôm lờ đờ giảm ăn, 
khi số lượng vi khuẩn phát triển cao và bệnh trầm trọng thì chúng ta mới thấy có 
những đốm sáng, do đó vào giai đoạn này kết quả điều trị hiệu quả không cao. 
Để phòng bệnh phát sáng: 
- Các dụng cụ trong trại giống cần được vệ sinh kỹ 
- Tôm mẹ xử lý kỹ trước khi cho đẻ. 
- Nước sử dụng cần xử lý tiệt trùng. 
- Khi vận chuyển tôm giống có thể sử dụng kháng sinh trong bao vận 
chuyển hoặc dùng chế phẩm Probiotic để phân hủy chất thải và diệt các vi khuẩn 
cho tôm giống. 
Hỏi: Xin cho biết nguyên nhân bệnh đốm trắng và cách phòng trị? 
Đáp: Trong nuôi tôm, bệnh gây thiệt hại nhiều nhất là bệnh do virus, mà 
người dân thường gặp trong thời gian gần đây. Chủ yếu là bệnh virus thân đỏ đốm 
trắng. 
1. Nguyên nhân: 
- Mầm bệnh có từ tôm mẹ lây truyền sang tôm con. 
- Mầm bệnh được các loại giáp xác: cua, còng, tôm tạp... mang trong cơ thể 
sau đó lây lan qua tôm nuôi. 
Bệnh có thể gây ra từ tôm mới thả khoảng 2 tuần cho đến cỡ 40g/con. 
Thường nhất là giai đoạn 1-2 tháng đầu, khi bệnh đã phát thì tỉ lệ chết rất cao và 
SUU TAM: PHO VAN NGHI LOP NUOI TRONG THUY SAN K2
TAI LIEU THAM KHAO 2010
đối với virus thì không có thuốc để điều trị, chỉ dùng biện pháp phòng bệnh là 
chính. 
2. Phòng bệnh đốm trắng: 
- Xử lý nước trước khi thả tôm: Dùng neguvon A 0,65g/m3 để diệt tất cả 
các sinh vật mang virus như tôm tạp, cua, còng... nước sau xử lý Neuguvon A 12 
ngày sau thả tôm. 
- Nước trong ao lắng trước khi thay cho tôm nuôi cần phải xử lý bằng 
Neguvon A để diệt các loài giáp xác. 
- Trong quá trình nuôi cần dùng Virkon A 15 ngày/ lần để diệt các virus 
trong nước (do đôi lúc vì các nguyên nhân khác như chim, cua, người ở nơi khác 
đến đưa virus vào ao mà ta không nhận biết được. 
Có như thế thì việc phòng bệnh đốm trắng mới đạt kết quả cao. 
Hỏi: Xin cho biết bệnh đầu vàng và cách phòng trị? 
Đáp: Là do một loại virus gây ra. Nhiều loài tôm biển, cả tép, ruốc đều có 
thể bị nhiễm bệnh, tuy nhiên tôm thẻ đuôi xanh dường như không bị nhiễm. Bệnh 
xuất hiện chủ yếu từ giai đoạn tôm giống. Bệnh có triệu chứng rất đặc thù. Ở tôm 
nuôi 50-70 ngày tuổi, trước tiên tôm trở nên ăn nhiều, một cách khác thường trong 
vài ngày, sau đó đột ngột ngừng ăn. Sau 1-2 ngày tôm bắt đầu lờ đờ trên mặt nước 
và ven bờ rồi chết với mức độ tăng dần, phần đầu ngực, nhất là gan tụy chuyển 
màu vàng, gan có màu trắng nhạt hay vàng nhạt đến nâu. Thân màu nhợt nhạt, 
phòng bệnh bằng cách chọn giống tốt, tẩy trùng ao và nước kỹ trước khi nuôi và 
hạn chế thay nước. 
Phòng bệnh đầu vàng. 
- Xử lý nước trước khi thả tôm: Dùng Neguvon A 0,65g/m3 để diệt tất cả 
các sinh vật mang virus như tôm tạp, cua, còng... nước sau xử lý Neguvon A 12 
ngày sau mới thả tôm. 
- Nước thay cho tôm nuôi cần phải xử lý bằng Neuguvon A. 
- Trong quá trình nuôi cần dùng Virkon A 15 ngày/lần để diệt các virus 
trong nước (do đôi lúc vì các nguyên nhân khác như chim, cua, người ở nơi khác 
đến đưa virus vào ao mà ta không nhận biết được. 
Hỏi: Xin cho biết bệnh mang đen, mang vàng hoặc phồng mang và 
cách phòng trị. 
SUU TAM: PHO VAN NGHI LOP NUOI TRONG THUY SAN K2
TAI LIEU THAM KHAO 2010
Đáp: Tôm sống trong môi trường nước, mang tôm là cơ quan hô hấp chính, 
trong điều kiện bình thường thì mang tôm có màu trắng. Khi gặp các điều kiện 
môi trường xấu sẽ làm mang tôm có màu đen, màu hồng, màu vàng và bị phồng 
lên. 
1- Mang tôm bị đen: do môi trường nước bị ô nhiễm, đáy ao bị dơ, khí độc 
ở đáy ao nhiều, các chất độc này tác động lên mang gây mang bị hư, cơ thể tôm 
tiết ra chất Melanine để chống lại sự tác động gây hại này làm cho mang tôm có 
màu đen. Đôi khi màu đen cũng có thể do bị một số chất dơ trong nước bám vào. 
2- Mang tôm bị phồng: do chất độc NH3, H2S trong nước ao hoặc các ion 
kim loại nặng như: Fe, Cu, Zn, Ag cao hoặc vi khuẩn tấn công sẽ làm cho mang 
tôm bị hư. 
3- Mang tôm bị vàng: do đáy ao bị ô nhiễm, hàm lượng chất độc vượt quá 
ngưỡng cho phép hoặc đôi khi nước ao có pH thấp, ao có nhiều phèn làm cho 
mang tôm bám vào các váng màu vàng vào mang. 
4- Mang tôm bị hồng: do nước ô nhiễm, hàm lượng oxy trong nước thấp. 
Khi nuôi tôm, gặp phải các trở ngại trên làm tăng ngưỡng oxy của tôm làm 
cho tôm rất dễ thiếu oxy. Do đó trong quá trình nuôi để hạn chế các vấn đề trên 
chúng ta nên dùng De-Odorase A: 0,3g/m3 xử lý nước định kỳ 15 ngày/ lần và cải 
tạo ao kỹ tránh bị phèn. 
SUU TAM: PHO VAN NGHI LOP NUOI TRONG THUY SAN K2
TAI LIEU THAM KHAO 2010

File đính kèm:

  • pdfH_I ÐÁP V_ K_ THU_T NUÔI TÔM SÚ.pdf
  • pdfGây màu nuOc trong ao nuôi tôm.pdf
Bài giảng liên quan