Hội nghị tập huấn viết sáng kiến, giải pháp nghiên cứu khoa học

I. KHÁI NIỆM VỀ SÁNG KIẾN:

•Sáng kiến: Là những ý kiến, những phát hiện mới, giúp cho công việc tiến hành tốt hơn, thuận lợi và hiệu quả hơn.

 * Trong thực tiễn giảng dạy, người CB, GV với những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo tích lũy được bằng những hoạt động cụ thể khắc phục được những khó khăn hạn chế trong công tác để góp phần làm nâng cao hiệu quả công việc thì được coi là Sáng kiến.

 

ppt18 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 914 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hội nghị tập huấn viết sáng kiến, giải pháp nghiên cứu khoa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VIẾT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCPHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO PHÚ QUỐC A. KHÁI NIỆM VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG:Sáng kiến: Là những ý kiến, những phát hiện mới, giúp cho công việc tiến hành tốt hơn, thuận lợi và hiệu quả hơn.	* Trong thực tiễn giảng dạy, người CB, GV với những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo tích lũy được bằng những hoạt động cụ thể khắc phục được những khó khăn hạn chế trong công tác để góp phần làm nâng cao hiệu quả công việc thì được coi là Sáng kiến.I. KHÁI NIỆM VỀ SÁNG KIẾN:II. CÁC QUY ĐỊNH VỀ SÁNG KIẾN:- Sáng kiến không được sao chép dưới mọi hình thức. Chỉ cho phép sử dụng nội dung sk đã có để vận dụng vào thực tiễn công tác của mình nhưng phải ghi rõ tên SK, và tác giả của nội dung đã được lấy...- Cấu trúc phải có đủ 3 phần theo quy định: Phần Đặt vấn đề; phần Nội dung; phần Kết luận chung và đề xuất.- Nội dung của Sáng kiến phải đề cập đến các vấn đề thiết thực gần gũi với nội dung nhiệm vụ bản thân đang thực hiện.- Văn phong Sáng kiến theo phong cách chính luận rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu, dễ đọc hạn chế dùng ngôn ngữ nghệ thuật, không sử dụng tiếng lóng, tiếng địa phương...  - Phông chữ sử dụng: Times new roman, bộ mã Unicode, cỡ chữ 14. Khoảng cách dòng: 1,5 linet.- Sáng kiến phải được in 1 mặt trên khổ giấy A4, trình bày đúng ngữ pháp, đúng chính tả, hạn chế tuyệt đối các lỗi chính tả cơ bản.III. TRÌNH BÀY MỘT SÁNG KIẾN(Theo CV 880 & 881/SGD&ĐT-VP ngày 11/5/2012 của SGD&ĐT) 1. Bìa: (chính và phụ) Bìa chính: Vàng - Cấp huyện, Xanh - Cấp Tỉnh. (Nội dung bìa: tên đơn vị chủ quản - cơ quan - tên tg - tên SK - năm thực hiện).	2. Thứ tự trình bày 1 SK: Bìa chính-bìa phụ - lời cam đoan - lời cảm ơn - mục lục - kí hiệu viết tắt trong ĐT,SK - Nội dung các phần..	3. Căn lề, cách đánh thứ tự, trình bày tiêu mục...	- Căn lề: Trái 4cm, phải, trên, dưới: 2cm.	- Cách đánh thứ tự:“ 1. Sáng kiến.... 1.1. Nghiệp vụ.... 1.1.1. 1.1.2. 1.2. Giáo dục.... 1.2.1. - Trình bày tên các phần các chương, các tiêu mục hạn chế tối đa trình bày tại cuối các trang. * B. CẤU TRÚC CƠ BẢN MỘT SÁNG KIẾNCấu trúc cần có đủ 3 phần theo quy định: Đặt vấn đề; Nội dung; Kết luận chung và đề xuất. Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ Phần này tác giả chủ yếu trình bày lý do chọn sáng kiến. Cụ thể tác giả cần trình bày được các ý chính sau đây:- Nêu rõ hiện tượng (vấn đề) trong thực tiễn công tác, giảng dạy, giáo dục,...mà tác giả đã chọn để viết sáng kiến.- Ý nghĩa và tác dụng (về mặt lý luận) của hiện tượng (vấn đề) đó trong công tác, giảng dạy, giáo dục, .... - Những mâu thuẫn giữa thực trạng (có những bất hợp lý, có những điều cần cải tiến sửa đổi,...) với yêu cầu mới đòi hỏi phải được giải quyết.Từ những ý đó, tác giả khẳng định lý do mình chọn vấn đề để viết sáng kiến. Phần II: NỘI DUNG Đây là phần quan trọng, cốt lõi nhất của một sáng kiến, thông thường bao gồm các nội dung sau đây:I. Cơ sở khoa học (cơ sở lí luận) đề xuất SK: Trong mục này tác giả cần trình bày tóm tắt những lý luận, lý thuyết đã được tổng kết, bao gồm những khái niệm, những kiến thức cơ bản về vấn đề được chọn để viết sáng kiến. Đó chính là những cơ sở lý luận có tác dụng định hướng cho việc nghiên cứu, tìm kiếm những giải pháp, biện pháp nhằm khắc phục những mâu thuẫn, khó khăn mà tác giả đã trình bày trong phần đặt vấn đề.  Những thuận lợi, khó khăn mà tác giả đã gặp phải trong vấn đề đã chọn để viết sáng kiến. Điều quan trọng trong phần này là mô tả, làm nổi bật những khó khăn, những mâu thuẫn mà tác giả đang tìm cách giải quyết, cải tiếnII. Nội dung của SK: (Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề) Trình bày trình tự những biện pháp, các bước cụ thể đã tiến hành để giải quyết những khó khăn, vấn đề gặp phải ở mục II, trong đó có nhận xét về vai trò, tác dụng, hiệu quả của từng biện pháp hoặc từng bước đó (làm nổi bật được những biện pháp, cách thức  mới được áp dụng)III. Hiệu quả của sáng kiến  + Đã áp dụng sáng kiến  trên cho đối tượng cụ thể nào ? Ở đâu? Tính khả thi của sáng kiến?+ Trình bày rõ kết quả cụ thể khi áp dụng sáng kiến đó (có đối chiếu so sánh với kết quả khi tiến hành công việc theo cách cũ) So sánh biểu bảng thống kê trước và sau khi thực hiện sáng kiến.  Ghi chú : Việc đặt tiêu đề cụ thể cho các mục I, II, III ở trên cần được cân nhắc, chọn lọc sao cho phù hợp với nội dung sáng kiến đã chọn và diễn đạt được nội dung chủ yếu mà tác giả muốn trình bày trong SK. Phần III: KẾT LUẬN CHUNG & ĐỀ XUẤTThể hiện được các ý :- Ý nghĩa của sáng kiến đối với công tác quản lí, giảng dạy, giáo dục, ... trong việc thực hiện các nhiệm vụ của người cán bộ, viên chức.- Những nhận định chung của tác giả về việc áp dụng và khả năng phát triển của sáng kiến.- Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng sáng kiến của bản thân.- Những ý kiến đề xuất đối với các đối tượng liên quan (tùy theo từng nội dung) đề áp dụng sáng kiến có hiệu quả. Cuối Sáng kiến trình bày:HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CHẤM SÁNG KIẾN TRƯỜNG TIỂU HỌC ....................... Nhất trí xếp loại:...... ................, ngày.......tháng ......năm 2012 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNGHỘI ĐỒNG KHOA HỌC CHẤM SÁNG KIẾN PHÒNG GD & ĐT PHÚ QUỐC Nhất trí xếp loại:...... Lạc Sơn, ngày.......tháng ......năm 2012 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNGKhi viết một sáng kiến , tác giả cần làm rõ tính mục đích, tính thực tiễn, tính sáng tạo khoa học và khả năng vận dụng, mở rộng SK đó như thế nào? Sau đây là biểu hiện cụ thể cần đạt được của những yêu cầu trên:C - NHỮNG YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG CỦA MỘT SÁNG KIẾN+ Tính mục đích:SK đã giải quyết được những mâu thuẫn, những khó khăn gì có tính chất thời sự trong công tác quản lí, giảng dạy, giáo dục học sinh, trong công tác phụ trách Đội TNTP.Hồ Chí Minh...?+ Tính sáng tạo khoa học: +Trình bày được cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn làm chỗ dựa cho việc giải quyết vấn đề đã nêu ra +Trình bày một cách rõ ràng,mạch lạc các bước tiến hành trong SK +Các phương pháp tiến hành mới mẻ, độc đáo. +Dẫn chứng các tư liệu, số liệu và kết quả chính xác làm nổi bật  tác dụng , hiệu quả của SK đã áp dụng.+ Khả năng vận dụng và mở rộng SKKN:Chỉ ra được những điều kiện căn bản, những bài học kinh nghiệm để áp dụng có hiệu quả SK, đồng thời phân tích cho thấy triển vọng trong việc vận dụng và phát triển SK đã trình bày ( SK có thể vận dụng trong phạm vi nào? Có thể mở rộng, phát triển đề tài như thế nào? ) + SK trong việc bồi dưỡng, phụ đạo học sinh+ SK trong việc tổ chức, trong việc giáo dục học sinh+ SK tổ chức một họat động giáo dục cụ thể cho học sinh ( họat động giáo dục ngoài giờ lên lớp, công tác xã hội  )+ Kinh nghiệm trong việc giảng dạy ( một chương, một bài, một  nội dung kiến thức cụ thể ) +Kinh nghiệm giải quyết những vấn đề khó khăn, phức tạp trong khi tiến hành các họat động, các phong trào của Đội TNTP Hồ Chí MinhTóm lại, công việc viết SKKN thực sự là một công việc khoa học, nghiêm túc đòi hỏi người viết phải kiên nhẫn, phải có sự đầu tư trí tuệ , công sức và thời gian. Đó hoàn toàn không phải là một việc dễ dàng Xin trân trọng cảm ơn và chúc sức khoẻ các đồng chí ! 

File đính kèm:

  • pptHuong dan viet SK GIAI PHAP NCKH.ppt
Bài giảng liên quan