Hội thảo Đổi mới phương pháp dạy học - Đề tài: Một cách để phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn - Võ Anh Minh

Yêu cầu và thực tế của việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn.

Trong nhà trường, đánh giá là công cụ quan trọng, chủ yếu để xác định năng lực nhận thức của người học, từ đó có cơ sở để điều chỉnh qúa trình dạy và học; là động lực để đổi mới phương pháp dạy học, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo.

 Kiểm tra là công cụ, phương tiện và hình thức chủ yếu, quan trọng của đánh giá.

Để khắc phục tình trạng này, gần đây trong việc ĐMKTĐG môn Ngữ văn xuất hiện nhiều “đề mở”, đây là một khái niệm có tính quy ước để chỉ những đề thi tự luận mang màu sắc đổi mới theo hướng phát huy tính chủ động sáng tạo của HS trong học tập.

 

ppt8 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 863 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hội thảo Đổi mới phương pháp dạy học - Đề tài: Một cách để phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn - Võ Anh Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tham luận dự Hội thảo đổi mới phương pháp dạy họcTrường THPT Quảng Xương 4, Ngày 8 tháng 11 năm 2010*****************Đề mở: Một cách để phát huy tính chủ động, sáng tạocủa học sinh trong kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn.(Võ Anh Minh – Tổ Văn)1. Yêu cầu và thực tế của việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn.1.1. Trong nhà trường, đánh giá là công cụ quan trọng, chủ yếu để xác định năng lực nhận thức của người học, từ đó có cơ sở để điều chỉnh qúa trình dạy và học; là động lực để đổi mới phương pháp dạy học, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo. 	Kiểm tra là công cụ, phương tiện và hình thức chủ yếu, quan trọng của đánh giá. 1.2. Đề kiểm tra tự luận của môn Ngữ văn hiện nay như thế nào? 	- "Cái dở nhất của đề thi Văn hiện nay là chủ yếu nhắm đến khâu tái hiện kiến thức theo kiểu "nhớ lại" chứ không chú ý đến vận dụng kiến thức của học sinh", "quanh đi quẩn lại cũng chỉ có mấy kiểu đề với mấy chủ điểm quen thuộc: không bình giảng thì phân tích, không phân tích thì chứng minh, không chứng minh thì cao hơn là bình luận. Trở đi trở lại cũng chỉ có mấy bài thơ, mấy đoạn trích quen thuộc" (GS Phan Trọng Luận )	- “Phần lớn đề thi yêu cầu học sinh tái hiện kiến thức. Yêu cầu chung của một đề thi là nhận diện đi đến lý giải rồi tạo lập rất ít, không muốn nói là không có” (TS. Đỗ Ngọc Thống )1. Yêu cầu và thực tế của việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn.Để khắc phục tình trạng này, gần đây trong việc ĐMKTĐG môn Ngữ văn xuất hiện nhiều “đề mở”, đây là một khái niệm có tính quy ước để chỉ những đề thi tự luận mang màu sắc đổi mới theo hướng phát huy tính chủ động sáng tạo của HS trong học tập.2. Đề mở và những ưu thế trong việc phát huy tính chủ động sáng tạo của HS Đề mở là những đề không dập khuôn theo những mô hình cũ mà cách hỏi, cách nêu vấn đề đã khác: ít cứng nhắc và linh hoạt hơn, buộc HS phải suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo; đặc biệt, đề mở còn là những đề hướng cho mỗi HS có những suy nghĩ của riêng mình trước cùng một vấn đề. Tính chủ động sáng tạo của đề mở đối với HS nằm chính ở điều này.Sau đây là một số đề mở chúng tôi đã sử dụng trong 2 năm gần đây: - Hãy nói về một lần thất bại của bản thân- Từ bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm, hãy bàn về triết lý sống “nhàn” hiện nay. - Tính “thời sự’’ của hình tượng Ngô Tử Văn trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”.- Thân phận người nông dân qua truyện ngắn “Chí Phèo”- Nghĩ về cách sống “vội vàng” qua bài thơ cùng tên của Xuân Diệu... v.v2.2. Một số ưu thế của đề mở 	(so với đề truyền thống”)- Thứ nhất: HS không chỉ dừng lại ở việc tái hiện kiến thức theo kiểu thuộc lòng, đề mở đòi hỏi cao hơn ở khả năng “ứng dụng” của người học trong việc xem xét ý nghĩa của tác phẩm trong nhiều mối tương quan khác nhau, có thể là đối với bản thân hoặc đối với thời đại- Thứ hai: Năng lực tư duy của HS được phát huy cao độ. - Thứ ba: Khả năng trình bày, biện luận một vấn đề được phát huy => Đề mở sẽ là một trong những cách hiệu quả giúp HS từ bỏ thói quen thụ động, trông chờ tiếp thu kiến thức từ thầy giáo và hình thành thói quen tự học, tự nghiên cứu một cách chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập.3. Một số yêu cầu khi sử dụng đề mở trong kiểm tra đánh giá HS môn Ngữ văn 3.1. Cần có một quan niệm đúng đắn về đề văn mở: 	+ Mở như thế nào, mở đến đâu, và điều quan trọng là các đề văn mở phải gắn bó với kiến thức văn học như thế nào chứ không thể thoát ly hoặc tách rời với những điều học trong chương trình; đó học sinh phải dùng kiến thức văn học để luận giải các vấn đề đặt ra của đề bài 	+ Đề văn mở nên xuất phát từ văn học để "mở" ra cho thí sinh một vấn đề nào đó, về cuộc sống cũng như văn chương. 3.2. Đổi mới việc ra đề thi phải được tiến hành song song, đồng bộ với việc đổi mới phương pháp dạy - học văn trong nhà trường. Phải xem việc đổi mới cách dạy và cách học văn là gốc để tạo ra cái nền vững chắc cho việc đổi mới đề thi. 3.3. Đề mở sẽ đòi hỏi ở GV một cách chấm “mở”. Đề mở: 	Một cách để phát huy tính chủ động, sáng tạocủa học sinh trong kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn.	ĐMKTĐG không phải là một công việc đơn giản. Đằng sau nó luôn kéo theo những vấn đề lớn không thể giải quyết trong ngày một ngày hai từ cả hai phía người dạy và người học. Khó khăn song vẫn phải thực hiện, có như vậy mới đáp ứng được mục tiêu giáo dục trong việc đào tạo những thế hệ con người tích cực, năng động và sáng tạo. 	Chúng tôi tin rằng, khi ý thức được như thế có nghĩa là chúng ta đã có cơ sở đầu tiên để thực hiện.Xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • pptSu_dung_de_Mo_trong_kiem_tra_danh_gia_mon_Ngu_van.ppt