Hội thi làm đồ dùng dạy học huyện Văn Giang năm 2009 - Chân dung các nhà thơ - nhà văn thuộc phần văn học hiện đại Việt Nam ở bậc THCS

HUY CẬN - Nhà thơ

* Tên khai sinh: Cù Huy Cận, sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919

*Quê: xã Ân Phú, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. Nơi ở hiện nay: Hà Nội, Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội nhà văn Việt Nam (1957).

* Trước cách mạng tháng Tám, Huy Cận đã hoạt động văn học. Từ đầu năm 1942 đến nay, ông giữ nhiều trọng trách trong bộ máy chính quyền nhà nước ta, và có nhiều đóng góp cho nền văn học nước nhà . Hiện là Phó chủ tịch Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam.

* Tác phẩm chính: Lửa thiêng (thơ, 1940); Vũ trụ ca (thơ, 1942); Kinh cầu tự (văn xuôi, 1942); Trời mỗi ngày lại sáng (thơ, 1958); Đất nở hoa (thơ, 1960); bài thơ cuộc đời (thơ, 1963); Những người mẹ, những người vợ (thơ, 1974); Ngày hằng sống, ngày hằng thơ (thơ, 1975

- Nhà thơ Huy Cận đã được Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học – Nghệ thuật (đợt 1 – 1996).

 

ppt24 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 695 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hội thi làm đồ dùng dạy học huyện Văn Giang năm 2009 - Chân dung các nhà thơ - nhà văn thuộc phần văn học hiện đại Việt Nam ở bậc THCS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
1925, mất ở Hà Nội ngày 6 tháng 5 năm 1991.Quê quán: Quy nhơn, Bình Định.Nguyễn Thành Long tham gia hoạt động văn nghệ trong những năm kháng chiến chống Pháp ở Nam Trung Bộ.Sau 1954, tập kết ra Bắc, ông chuyển về sáng tác và biên tập ở các báo chí, nhà xuất bản, có thời gian còn tham gia dạy ở Trường Viết văn Nguyễn Du. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam(1957).Tác phẩm chính: Bát cơm cụ Hồ(1955); Chuyện nhà chuyện xưởng(1962); Những tiếng vỗ cánh(1967); Giữa trong xanh(1972); Nửa đêm về sáng(1978); Lý sơn mùa tỏi(1980); Sáng mai nào, xế chiều nào(1984) Lặng Lẽ Sa Pa; Hạnh Nhơn; Núi đỗ quyên.....- Ông đã được nhận giải thưởng Phạm Văn Đồng với tập truyện ký Bát cơm Cụ Hồ(1953).nguyễn quang sáng - Nhà văn (Bút danh: Nguyễn Sáng) Tên khai sinh: Nguyễn Quang Sáng, sinh ngày 12 tháng 1 năm 1932. Quê : xã Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Hiện sống tại thành phố Hồ Chí Minh, Từ năm 1946, Nguyễn Quang Sáng vào bộ đội, làm liên lạc viên, đến năm 1948 được đi học thêm văn hoá. Năm 1950, về công tác tại phòng chính trị Bộ Tư lệnh phân khu miền Tây Nam Bộ. 1955 theo đơn vị tập kết ra Bắc. Từ năm 1958, công tác ở Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1966 vào chiến trường miền Nam, làm cán bộ sáng tác của Hội văn nghệ giải phóng. Năm 1972, trở ra Hà Nội, tiếp tục làm việc ở Hội nhà văn. Sau ngày giải phóng (4-1975) trở lại thành phố Hồ Chí Minh, giữ chức Tổng thư ký Hội Nhà văn thành phố.Tác phẩm chính: Văn xuôi: Người quê hương (1958); Đất lửa (1963); Câu chuyện bên trận địa pháo (1966); Chiếc lược ngà (1968); Kịch bản phim: Mùa gió chướng (1977); Cánh đồng hoang (1978); Pho tượng (1981); Cho đến bao giờ (1982); Mùa nước nổi (1986); Dòng sông hát (1988); Câu nói dối đầu tiên (1988); Thời thơ ấu (1995); Giữa dòng (1995); Như một huyền thoại (1995).Viễn phương - Nhà thơ(Các bút danh khác : Phương Viễn)Tên khai sinh: Phan Thanh Viễn, sinh ngày 1 tháng 5 năm 1928.Quê: Tân Châu, An Giang. Trú quán: Long Xuyên, An Giang. Hiện sống tại thành Phố Hồ Chí Minh. Đảng viên đảng cộng sản việt nam. Hội viên hội nhà văn việt nam(1975)Viễn Phương tham gia cách mạng từ năm 1945. Sau hiệp định Giơnevơ, ông ở lại hoạt động trong nội thành, là Tổng thư ký Hội Văn nghệ giải phóng Sài Gòn. Sau 1975 Nhà văn Viễn Phương là Chủ tịch Hội văn nghệ giải phóng thành phố Hồ Chí Minh, uỷ viên ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam, Phó tổng thư ký Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh. Phó chủ tịch hội liên hiệp văn học nghệ thuật thành phố..Năm 1996 nhà thơ Viễn Phương được bầu làm chủ tịch uỷ ban liên hiệp văn học nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh.Tác phẩm chính: Chiến thắng Hoà Bình( 1972); Như mây mùa xuân(1978); Phù sa quê mẹ(1991); Anh hùng mìn gạt(1968); Sắc lụa Trữ La(1988); Quê hương địa đạoy phương - Nhà thơTên khai sinh: Hứa Vĩnh Sước, sinh ngày 24 tháng 12 năm 1948,Quê: Lăng Hiếu, Trùng Khánh, Cao Bằng. Dân tộc Tày.Y Phương nhập ngũ năm 1968, phục vụ trong quân đội đến 1981 chuyển về công tác tại sở văn hoá thông tin Cao Bằng. Từ năm 1982- 1985, học tại trường viết văn Nguyễn Du. Năm 1986 về công tác tại sở văn hoá thông tin Cao Bằng và từ năm 1991 là Phó giám đốc sở văn hoá thông tin. Từ 1993 đến nay ông giữ chức chủ tịch hội văn học nghệ thuật Cao Bằng. Đảng viên đảng cộng sản việt nam. Hội viên hội nhà văn Việt Nam(1988).Tác phẩm chính: Người hoa núi(kịch bản san khấu, 1982); Tiếng hát tháng giêng(thơ, 1986); Lửa hồng một góc(thơ in chung, 1987); Lời chúc(thơ 1991); Đàn then(thơ 1996).Nhà thơ đã được nhận: giải A, cuộc thi thơ tạp chí văn nghệ Quân đội; Giải thưởng loại A giải thưởng văn học 1987 của hội nhà văn Việt Nam...Nguyễn Đình Thi ( 1924- 2003) Nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịchSinh ngày : 20-12-1924 tại Luang Prabang, Lào, mất ngày 16-4-2003.Quê: làng Vũ Thạch, huyện Thọ Xương ( nay là phố Bà Triệu- Hà Nội).Thuở nhỏ, sống cùng gia đình tại Phong Saly- Myanmar, đến năm 1930 trở về nước. Năm 1941, tham gia phong trào Việt Minh, từ năm 1942 bắt đầu viết sách báo, từ đó ông tích cực tham gia các phong trào cách mạng. Sau cách mạng tháng Tám, làm Tổng thư ký Hội Văn hoá Cứu quốc, đại biểu Quốc hội, Uỷ viên Tiểu ban dự thảo Hiến pháp, Uỷ viên thường trực Quốc hội. Ông được giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 1- 1996.Tác phẩm chính:Về lý luận phê bình: Nhận đường, thực tại với văn nghệ, mấy vấn đề văn học( 1956); Công việc của người viết tiểu thuyết( 1964)...Về thơ: Người chiến sĩ(1958); Bài thơ Hắc Hải (1958); Tia nắng, Trong cát bụi, Sóng reo(2001)...Về văn xuôi: Xung kích; Bên bờ sông Lô; Vào lửa( 1966); Vỡ bờ( 1962-1970)...Hữu thỉnh - Nhà thơ(Bút danh khác: Vũ Hữu)Tên khai sinh: Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1942 Quê: làng Phú Vinh, xã Duy Phiên, huyện Tam Dương (nay là huyện Tam Đảo), tỉnh Vĩnh Phúc. Hữu Thỉnh sinh ra trong một gia đình nông dân có truyền thống hiếu học. Chỉ thực sự được đi học từ sau hoà bình lập lại (1954). Tốt nghiệp phổ thông (1963). Sau 1975 học Đại học văn hoá. Từ 1982: Cán bộ biên tập, Trưởng ban thơ, Phó tổng biên tập tạp chí Văn nghệ Quân đội. Từ 1990 đến nay, chuyển sang Hội nhà văn Việt Nam, làm Tổng biên tập tuần báo Văn nghệ. Hiện nay là Bí thư Đảng bộ cơ quan Hội Nhà văn Việt Nam.Tác phẩm chính : Âm vang chiến hào (in chung); Đường tới thành phố (trường ca); Từ chiến hào tới thành phố (trường ca – thơ ngắn); Khi bé Hoa ra đời (thơ thiếu nhi, in chung); . Ngoài ra còn viết nhiều bút kí văn học, viết báo.Các giải thưởng chính: Giải 3 cuộc thi báo Văn nghệ 1973 ; Giải A cuộc thi thơ báo văn nghệ 1975 – 1976; Giải hưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1980.NGUYễN HUY TƯởNG - Nhà văn (1912- 1960)Tên khai sinh: Nguyễn Huy Tưởng, sinh ngày 6 tháng 5 năm 1912. Mất ngày 25 tháng 7 năm 1960 tại Hà Nội.Quê: Làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc ninh, nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội viên sáng lập Hội nhà văn Việt Nam(1957). Nguyễn Huy Tưởng tham gia cách mạng từ những năm 39 trong phong trào học sinh ở Hải Phòng. Sau Hoà bình(1954), tiếp tục hoạt động văn nghệ: uỷ viên ban chấp hành hội nhà văn Việt Nam (khoá I): giám đốc nhà xuất bản Kim Đồng.Tác phẩm chính: Đêm hội Long Trì(tiểu thuyết,1942); Vũ Như Tô(kịch, 1943); An Tư( tiểu thuyết 1944); Bắc Sơn( kịch, công diễn 6-4-1946-Nhà văn được nhận giải Ba truyện và ký sự giải thưởng Văn nghệ 1951 – 1952 của Hội văn nghệ, Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật (đợt 1, 1966).Chế LAn Viên ( 1920- 1989) Nhà thơ, nhà văn, nhà phê bìnhTên khai sinh: Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 23 tháng 10 năm 1920 tại Quảng Trị.Quê: Cam Lộ- Quảng Trị.Ông sinh trưởng trong một gia đình nghèo, không có truyền thống văn thơ. Năm 17 tuổi ông cho đăng tập thơ “ Điêu tàn”, trở thành nhà thơ nổi tiếng của phong trào thơ mới. Cách mạng tháng Tám đã thức tỉnh nhà thơ. Các bài thơ trong giai đoạn này thể hiện bước tìm tòi con đường nghệ thuật cách mạng của ông, trong kháng chiến chống Mỹ thơ ông mới thể hiện được tinh thần lạc quan tự vượt mình để nghĩ đến mọi người. Ông từng tham gia ban lãnh đạo Hội nhà văn Việt Nam, là đại biểu Quốc hội bốn khoá liền (IV- VII). Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 1 năm 1996.Tác phẩm chính: Điêu tàn( thơ, 1937); Gửi các anh(thơ, 1955); ánh sáng và phù sa( thơ, 1960); Hoa ngày thường- chim báo bão (thơ, 1967); Di cảo thơ I, II( 1992, 1993)...Bằng Việt - Nhà Thơ*Tên khai sinh: Nguyễn Việt Bằng, sinh ngày 15 tháng 6 năm 1941, *Quê: xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây, hiện nay ở Hà Nội. Đảng viên Đảng cộng Sản Việt Nam. Hội viên hội nhà văn việt nam (1969).*Bằng việt học đại học Luật tại Liên bang Nga rồi về công tác tại Viện Luật học thuộc ủy ban Khoa học Xã hội. Sau đó chuyển sang làm công việc biên tập văn học tại Nhà Xuất bản Tác phẩm mới. Nhà thơ Bằng Việt đã từng làm Tổng thư ký Hội Văn nghệ Hà Nội. Hiện nay Bằng Việt là thàn ủy viên Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học- nghệ thuật Hà Nội, ủy viên ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam khóa V.*Tác phẩm chính: Hương cây bếp lửa (thơ, 1968); Những gương mặt những khoảng trời (thơ, 1973); Đất sau mưa (thơ, 1977); Khoảng cách giữa lời(thơ, 1983); Cát sáng(thơ, 1986); Bếp lửa-khoảng trời (thơ tuyển, 1988)*Giải nhất văn học – nghệ thuật Hà Nội năm 1967 ;Giải thưởng chính thức về dịch thuật văn học quốc tế và phát triển giao lưu văn hóa quốc tế do Quỹ Hòa Bình Liên Xô trao tăng năm 1982.Lưu Quang Vũ - Nhà Thơ*Tên khai sinh: Lưu Quang Vũ, Sinh ngày 17 tháng 4 năm 1948 tại Phú Thọ. Mất ngày 29-8-1988.. *Quê: Hải Châu, Quảng Nam, Đà Nẵng.Hội viên hội nhà văn Việt Nam *Thuở nhỏ Lưu Quang Vũ sống cùng gia đình ở chiến khu Việt Bắc. Hòa bình lập lại về Hà Nội và sống ở đó. Năm 1965, xung phong vào bộ đội, thuộc quân chủng Phòng không Không quân, cuối năm 1970 xuất ngũ. Những năm sau đó làm nhiều nghề khác nhau: vẽ tranh, viết báo, làm thơTừ tháng 8 năm 1979 cho đến khi mất, làm phóng viên tạp chí sân khấu.*Tác phẩm chính: Hương cây- bếp lửa (thơ, in chung,1968); Diễn viên và sân khấu (tiểu luận, in chung); Mùa hè đang đến (truyện, 1983); Người kép đóng hổ (truyện, 1984); Mây trắng của đời tôi (thơ, 1980)*Các giải thưởng: - bảy huy chương vàng trong các thời kỳ hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc – Hai lần được giải thưởng của hội Văn nghệ Hà Nội.thanh hải - Nhà thơ (1930 - 1980)* Tên khai sinh: Phạm Bá Ngoãn, sinh ngày 4 tháng 11 năm, 1930.* Quê: Hương Điền, Thừa Thiên – Huế. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội nhà văn Việt Nam (1978).* Trong những năm kháng chiến chống Pháp, Thanh Hải làm công tác văn nghệ ở địa phương (đoàn văn công tỉnh). Trong những năm chống Mỹ cứu nước, ông tiếp tục làm công tác văn hoá - tuyên huấn ở chiến khu. Sau 1975, ông là Tổng thư ký Hội văn nghệ Bình – Trị – Thiên, ông cũng đã từng là uỷ viên thường vụ Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam... Ông mất năm 1980 tại Huế.* Tác phẩm chính: Những đồng chí trung kiên (1962); Huế mùa xuân (tập 1 – 1970, tập 2 – 1975); Dấu võng Trường Sơn (1977); Mưa xuân đất này (1982); Thanh Hải thơ tuyển (1982).XIN CHÂN THàNH CảM ƠN BAN GIáM KHảO CùNG CáC THầY CÔ GIáO Đã THAM Dự HộI THI Đồ DùNG DạY HọC HUYệN VĂN GIANG NĂM HọC 2008 - 2009

File đính kèm:

  • pptTHCS.ppt
Bài giảng liên quan