Hội thi Thiếu nhi tuyên truyền giới thiệu sách hè 2010 - Chủ đề: Thăng Long - Hà Nội

Một học giả đã từng nói: “Đọc một cuốn sách hay như được trò

 chuyện với một nhà hiền triết”. Với ý tưởng ấy em muốn giới thiệu tới

 đông đảo bạn đọc một cuốn sách hay mà em đã từng đọc: Đó là tác

 phẩm: “Giai thoại Thăng Long”, tác giả Vũ Ngọc Khánh - Đỗ Thị Hảo.

 Của nhà xuất bản Hà Nội - 2004. Mong rằng, cuốn sách sẽ chắt chiu

 những tinh hoa của Thăng Long - Hà Nội để ươm lên vườn hoa Thăng

 Long rực rỡ sắc hương.

 

ppt28 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 757 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hội thi Thiếu nhi tuyên truyền giới thiệu sách hè 2010 - Chủ đề: Thăng Long - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Chủ đề: "Thăng Long - Hà Nội"Chào mừng các bạn đến với hội thi thiếu nhi tuyên truyền giới thiệu sách hè 2010	Một học giả đã từng nói: “Đọc một cuốn sách hay như được trò chuyện với một nhà hiền triết”. Với ý tưởng ấy em muốn giới thiệu tới đông đảo bạn đọc một cuốn sách hay mà em đã từng đọc: Đó là tác phẩm: “Giai thoại Thăng Long”, tác giả Vũ Ngọc Khánh - Đỗ Thị Hảo. Của nhà xuất bản Hà Nội - 2004. Mong rằng, cuốn sách sẽ chắt chiu những tinh hoa của Thăng Long - Hà Nội để ươm lên vườn hoa Thăng Long rực rỡ sắc hương.                                             	“Giai thoại Thăng Long” với 66 giai thoại văn học, lịch sử, dõn gian, “Giai thoại Thăng Long” phản ỏnh khỏ rừ ràng những nột độc đỏo, riờng tư của đất và người Hà Nội. là tập hợp những giai thoại trong dân gian Việt Nam thời phong kiến. Đó là những mẩu chuyện vui về tấm gương học tập, lên án sự áp bức bất công của xã hội phong kiến. Quacách kể chuyện nhẹ nhàng, hài hước, cuốn sách toát lên được những nét văn hóa của Thăng Long một thời, giúp người đọc phần nào hiểu được truyền thống trí tuệ văn hóa của nhân dân Thủ đô.Cuộc sống bình ổn sau lũy đá giăng thành và cây ngàn trùng điệp của động Hoa Lư hiểm trở không ngăn được tầm nhìn đổi mới trong tư duy của vị vua mở đầu triều Lý. Vua Lý Công Uẩn đã nhận thức được rằng: Muốn đưa đất nước phát triển thì nơi đóng kinh đô là quan trọng, phải là nơi hội tụ của bốn phương thiên hạ. Và ông đã nhận thấy có một dải đất như vậy. Vì vậy trong 1000 năm qua thế nước ngày một mạnh. Cho tới ngày nay, Hà Nội vẫn giữ nguyên giá trị đó.Vậy có một vấn đề đặt ra là những phẩm chất gì đã làm nên tinh hoa đó. Trước hết đó là yêu nước yêu dân tộc. Chỉ có như thế mới bảo vệ được bản sắc văn hóa dân tộc dù phải trải qua bao thăng trầm của lịch sử. Cô bán cơm gan gócQua câu truyện “Cô bán cơm gan góc” em vô cùng cảm phục tinh thần phi thường của bà Nhiêu Sánh. Bà đã bỏ thuốc độc vào bữa tiệc để đầu độc bọn lính Pháp. Sau đó bà đã bị bọn Pháp hành hạ dã man nhưng bọn chúng không thể moi được ở bà điều gì. Cả bọn cai trị và quân đao phủ đều nhất loạt công nhận bà là một nữ hoàng gan góc.Khóc ngày giỗ tổ xóa nợ ngoại bangKế đó là sự thông minh và tài hoa qua câu chuyện “Khóc ngày dỗ tổ xóa nợ ngoại bang”. Có một vị sứ thần tên là Giang Văn Minh ở làng Mộng Phụ, Đường Lâm, trước đây thuộc tỉnh Sơn Tây, nay thuộc Ba Vì - Hà Nội. Một lần đi sứ sang Trrung Quốc, vua Minh đã ra cho Văn Giang một vế đối :Cột đồng nay rêu đã bám xanh!	ý muốn nhắc truyện Mã Viện chôn cột đồng để khoe khoang chiến công xâm lược. Đồng trụ chí kim đài dĩ lục. Cột đồng còn đó thì chiến công thiên triều còn lưu lại bây giờ. Giang Văn Minh đã cứng cỏi đáp lại:Sông Đằng từ lâu máu vẫn đỏ.( Đằng giang tự cổ huyết do hồng )	Máu vẫn đỏ vì máu loang ra từ trận Ngô Quyền diệt Hoàng Thao, Trần Hưng Đạo diệt Thoát Hoan. Bị trạm nọc vua Minh đã sát hại sứ thần Giang Văn Minh.	Thi hài Giang Văn Minh được đưa về nước. Vua Lê Thần Tông đến tận linh cữu ông khóc rằng: 	- Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ.	Điếu văn của vua Lê còn có câu: “ Ai cũng sống, sống như ông, thật đáng sống. Ai cũng chết, chết như ông, chết như sống.”Tôi rất thích làm cho ngưười ta buồn cười Có câu chuyện về một bài thơ, cậu thiếu niên Cao Bá Quát làm để vạch mặt tên lí trưởng làng mình. Làng thuê thợ đắp con voi phục ở đình, lí trưởng tìm cách bớt xén tiền công. Cậu Quát biết chuyện ấy, lẳng lặng viết trên lưng voi bài thơ: Khen ai khéo khéo đắp đôi voiĐủ cả đầu đuôi đủ cả vòi Chỉ có cái kia ... sao chẳng đắp? Hay là lí trưởng bớt đi rồi?Cô gái kẻ mơ	Cuối cùng là lòng nhân hậu: Kẻ Chợ là thương trường lớn mà thương trường là chiến trường nhưng con người vẫn giữ được lòng nhân hậu. Dân Tứ Chiếng đến quần cư mà hòa đồng, mà nương tựa vào nhau, thôn quê có hàng xóm, hàng xã, thì ở Kinh đô có hàng phố, hàng phường với nhau. Qua câu chuyện “Cô gái Kẻ Mơ” ta mới thấy hết được tính đôn hậu của người dân Hà thành. Có một lần, cậu học trò tên là Nguyễn Bá Dương đã bị chủ quán đòi nợ. Đang lúc lúng túng không biết làm thế nào thì đã được một cô gái trả tiền hộ anh. Cuối cùng anh đã đỗ tiến sĩ và đã đón cô gái Kẻ Mơ về làm vợ.Tất cả làm ra chất lịch lãm Tràng An sang và tinh tế, ý nghĩa của nó là tôn trọng các giá trị tinh thần đạo lí, văn hóa trong làm ăn, ứng xử, sinh hoạt lành mạnh:Chẳng thơm cũng thể hoa nhài Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.	Đây là niềm tự hào về tính cách thanh lịch của người Thủ đô.Qua cuốn chuyện “Giai thoại Thăng Long - Hà Nội” đã để lại trong em nhiều dấu ấn sâu sắc từng mẩu chuyện, từng bài thơ, câu đối chan chứa hơi ấm của trí tuệ về tấm lòng người xưa.Để tiến tới Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, là chủ nhân tương lai của đất nước. Chúng ta hãy phát huy những nét đẹp truyền thống để góp phần xây dựng nhân cách người Hà Nội. Thực hiện xây dựng các phong trào “Người tốt việc tốt”, “Nếp sống văn minh” góp phần vào việc bảo vệ xây dựng phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta hãy cố gắng học thật giỏi để góp phần xây dựng Thăng Long - Hà Nội thành một thành phố văn minh, giàu đẹp, xứng đáng là Thủ đô của nước Việt Nam văn hiến.	Các bạn ạ! “Mỗi trang sách ta đọc, đem đến cho ta một chân trời tri thức mới”. Chúng ta hãy thu lượm những “Hòn sỏi tri thức” để một ngày nào đó nó hóa “Viên kim cương” lấp lánh sắc mầu, bởi những điều ta biết chỉ bằng một “Giọt nước”, mà điều chúng ta chưa biết là cả một “Đại dương” bao la.	Các ban ạ! Mong rằng trong một ngày gần đây nhất các bạn hãy tìm đọc cuốn “Giai thoại Thăng Long” để hiểu rõ hơn về Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến - Là trung tâm tiêu biểu cho nhiều kỉ nguyên văn minh của dân tộc ta. Kỉ nguyên văn minh sông Hồng - Kỉ nguyên văn minh đại Việt - Kỉ nguyên văn minh Việt Namcảm ơn các bạn đã đến hội thi thếu nhi tuyên truyền giới thiệu sách hè 2010Trường Tiểu học Đốc Tín

File đính kèm:

  • pptNguyen_Thi_Hoan.ppt