Hướng dẫn chụp ảnh bằng máy ảnh kỹ thuật số

Bạn tìm hiểu cơ cấu hoạt động, những tính năng hỗ trợ máy cho phép

Rồi đọc các bài chia sẻ kỹ thuật của mọi người

Rồi chụp thật nhiều

1. Làm chủ máy

2. Nắm vững bố cục

3. Cân đối ánh sáng

4. Định hướng chủ đề

5. Chọn đối tượng chụp hoặc khoảnh khắc

6. Chụp và post lên, anh em góp ý

 

doc27 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 993 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hướng dẫn chụp ảnh bằng máy ảnh kỹ thuật số, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
kinh nghiệm. Nếu có thiếu xót, sai lệch xin các bạn cứ thẳng thắn góp ý. Ảnh minh họa trong bài là ảnh do tôi chụp, sử dụng máy ảnh Kỹ thuật số DSLR Canon 10D, 1D mk2.
Chọn ống kính thích hợp :
-Phần lớn các nhiếp ảnh gia đều sử dụng với ống kính có tiêu cự từ 50 mm trở lên để chụp ảnh chân dung. Nhưng trong vài thập kỷ gần đây, ảnh hưởng từ trào lưu phong cách ảnh báo chí hiện đại nhiều phóng viên thường sử dụng cả ống kính góc rộng (16-24-28-35 mm) để ghi lại hình nhân vật. 
-Lý do : Với ống kính có tiêu cự từ 50mm hoặc dài hơn thì ảnh rất tròn trịa, tiêu cự này sát với góc nhìn của mắt người nên nhân vật trong ảnh nhìn rất “thật “ mắt chứ ko bị méo mó, các phóng viên sử dụng hiệu ứng méo của các ống kính góc rộng để “nhấn nhá” nhằm mục đích báo chí. 
Thiết lập chế độ chụp ảnh :
-Theo thói quen, tôi mặc định trên máy ở chế độ AV (khống chế khẩu độ ống kính, khống chế độ sâu của ảnh). Khẩu độ tôi ưa chuộng hơn cả là f/2.8 và f/5.6 với điều kiện ánh sáng tự nhiên. 
-Chọn ISO thích hợp với ánh sáng khi chụp. Tôi thường để ISO khá cao ISO 640-1000 vì tôi thích chụp trong điều kiện ánh sáng tối – khi đó ánh sáng trong ảnh có mảng khối sẽ “hấp dẫn” hơn một bức chân dung no sáng. Một lý do nữa là khi đặt ISO cao đồng nghĩa với tốc độ chớp khoảnh khắc nhanh hơn, có thể trong may mắn ta bắt được thần thái của nhân vật.
-Nếu chụp trong ánh sáng tối nên trừ khẩu độ trên thân máy từ 2/3 step tới 1 2/3 step. (Với các loại máy ảnh KTS)
Chọn nhân vật :
-Nếu không phải là người thân của bạn, hãy chọn cho mình nhân vật nào bạn thích gương mặt họ nhất, có thể vì cô ta xinh, cậu bé đó láu lỉnh, cô bé kia có đôi mắt đẹp XYZ, bất kể lý do gì tạo cho bạn có Hứng thú nhất. Nên có trao đổi, trò chuyện với nhau trước khi chụp để tạo ra ánh mắt “gần gũi” nhất có thể chứ không phải là một ánh mắt xa lạ trong ảnh. (trừ những tình huống đặc biệt khác như khoảnh khắc, không muốn can thiệp vào nội dung )
Có lẽ tôi hơi dài dòng quá. Sau đây, tôi xin chia sẻ với các bạn những bức ảnh và cả bối cảnh khi chụp, 
Cô bé này đứng bán hàng lưu niệm trên Sapa, tôi thấy cô ta có ánh mắt rất lạ nên cố gắng đứng bắt chuyện nhưng lại không hiểu lẫn nhau vì cố bé không hiểu tiếng Kinh. Sau một hồi dường như nhận ra tôi không có ý định mua hàng nên cô bé đứng thổi chiếc kèn môi một cách rất tự nhiên. Tôi giơ máy lên chụp và cô ta vẫn giữ nguyên tư thế rất tự nhiên. Tôi chụp 3 shots nhưng bức này tôi thích hơn cả.
Máy ảnh Canon EOS 10D, ống kính fix 35mm @f/2.2, s 1/125s, -1 EV, ISO 400
---------------------------------------
Bức ảnh này tôi chụp bên trong một nhà người Mèo ở Đồng Văn-Hà Giang khi họ đang làm lễ tạ ơn Trời Đất. Cũng lại bất đồng ngôn ngữ nên tôi cứ ngồi một góc nhà chụp thoải mái vì họ rất dễ tính, nhà tối om chỉ có ánh sáng từ chiếc đèn dầu tên tôi phải sử dụng đèn flash. Ống kính tại tiêu cự 16mm, f/2.8, tốc độ 1/60s (ở chế độ Manual). Đèn flash - 2EV. Tôi chọn chụp vì thấy đây là một phong tục rất lạ mắt đối với người Kinh.
---------------------------------------
Bức này chụp ngẫu nhiên trên đường đi ở Đồng Văn-Hà Giang vì tôi thấy hai mẹ con rất tình cảm. Cậu bé vừa mới ngủ dậy khóc búa xua, thấy khách lạ nín bặt nên mắt vẫn còn õng nước. Ảnh crop vuông. Ống kính 24mm, f/2.8, ISO 640, tốc độ 1/30, - 2/3 EV.
---------------------------------------
Tôi vào nhà bà cụ này chơi cũng vừa lúc cụ gánh lá cho gia súc vừa trở về nhà. Tôi thấy cái gánh lá bắt ánh sáng từ cửa sổ vào rất hấp dẫn nên nhờ cụ ngồi xuống để chụp. Ảnh crop vuông. Ống kính 24mm @f/2.8, ISO 1000, -1 1/3 EV, ánh sáng tự nhiên.
---------------------------------------
Bức này tôi chụp trong một lần đứng trú mưa thấy trẻ con đùa nghịch vui quá. Giống tôi hồi bé nên móc máy ra chụp từ xa, sử dụng ống tele 200mm, f/2.8, ISO 400, -1/3 EV.
---------------------------------------
Hai cậu bé con nhà ngư dân truyền thống. tôi đi nhờ thuyền trên biển Nghệ An, Tôi thích thú sự nghịch ngợm những trò không giống ai của cậu bé này. Bức này tôi chụp không ngắm mà để máy sát dưới lòng thuyền và bấm may rủi . Ống kính 12mm , f/8.0, ISO 200, + 2/3 EV vì ngược sáng.
Nhiếp ảnh cơ bản: Bố cục 
Ai trong chúng ta cũng đều thích cái đẹp và hơn thế nữa chúng ta đều muốn mình tạo ra cái đẹp. Và một tác phẩm ưng ý, một tác phẩm đẹp là ước muốn không chỉ của các nhiếp ảnh gia mà của mọi người khi cầm máy ảnh để chụp ảnh.
Để trở thành một nhiếp ảnh gia với các bức ảnh để đời quả lá khó, nhưng để có được những bức ảnh đẹp thì cũng không khó lắm nếu ta nắm được các nguyên tắc nhiếp ảnh cơ bản nhất.
Xin giới thiệu với các bạn bố cục cơ bản trong nhiếp ảnh. Các nhiếp ảnh gia, nhà báo... trước khi có những tấm ảnh đẹp, để đời thì chắc chắn trong đầu họ cái bố cụ này đã nằm sẵn từ lúc nào. 
Mời bác bạn xem tấm hình sau:
Quan sát hình trên ta thấy:
Hai dòng kẻ dọc và ngang chia hình thành 3 phần bằng nhau và gặp nhau tại 4 điểm.
Trong nhiếp ảnh ta gọi 4 đường đó là 4 đường mạnh và 4 điểm đó là 4 điểm mạnh. Hai đường nằm ngang còn gọi là hai đường chân trời. 
Trong khi chụp hình người chụp phải cố gắng đưa chủ đề cần chụp vào gần hoặc trùng các đường mạnh, điểm mạnh trên.
Đây là bố cục căn bản nhất, bất cứ người chụp ảnh nào cũng cần phải ghi nhớ trong đầu để mỗi khi nhìn, ngắm chụp đều lôi ra để áp dụng.
Và dĩ nhiên là trong cả hội họa, điện ảnh, kiến trúc thì đây cũng là bố cục cơ bản nhất.
ví dụ:
Ngoài ra ta còn gọi hai đường ngang là hai đường chân trời. Khi chụp ảnh phong cảnh có đường chân trời thì ta đặt đường chân trời nằm gần hoặc ngay tại hai đường trên tùy ý đồ thể hiện của ta.
Ví dụ: Khi muốn thể hiện sự bao la của bầu trời, thì ta chọn đường dưới là đường chân trời.
__________________
Các vấn đề được đề cập trong buôỉ hội thảo
Các loại máy: Film và số: các loại máy như compact, SLR, ... giới thiệu nhiều đầy đủ vì thông số kĩ thuật của từng máy
dSLR hay Compact?: được hay mất (chất lượng ảnh, tốc độ thực thi...)
Đặc điểm kĩ thuật:
Điểm ảnh: độ phân giải (hiện nay quan niệm việc máy càng nhiều chấm chụp càng đẹp đã không còn)
ISO: độ nhạy sáng (càng cao, độ nhiễu (noise/range) càng tao
Zoom và góc mở
Zoom quang và số (từ 3X trở lên, góc mở 28 mm, ... >50 gọi là tele)
Góc mở wide normal tele
Độ mở của ống kính / khẩu độ
Khoảng bắt sáng (dynamic range) (khoảng cách để máy ảnh nhận được ánh sáng) - những ảnh độ tương phản cao chỉ có những máy lớn mới có thể bắt sáng tốt
Thiết lập chế độ chụp
Chụp tự động
Các chế độ đặt sẵn
Chế độ program (exp, cân bằng trắng)
Chế độ ưu tiên khẩu độ, tốc độ
Chỉnh tay (Manual)
Kích cỡ ảnh và mức độ nén
Cân bằng trắng (white balance)
Độ phơi sáng / bù sáng EV
Độ sắc nét và bão hòa (máy ảnh của từng hãng tự đặt chế độ, hoặc tùy chỉnh)
Đo khoảng cách, đo sáng (AF, metering)
Hẹn giờ chụp (Self-time)
Chụp liên tiếp
Các tính năng nâng cao
Chống rung
Xác định khuôn mặt
Chụp liên tiếp
...
Kĩ thuật chụp
Giữ chắc máy (nên có chân, ...)
Bấm 1 nửa (lấy nét và đo sáng, tái bố cục), sau đó mới bấm chụp
Sử dụng đèn Flash hợp lý (khi nào dùng? VD: càng sáng phải lên đèn)
Zoom (phóng to, thu nhỏ), zoom giúp cho khoảng nét hẹp lại, đằng sau mờ...
Chế độ đặc biệt
Hiểu máy ảnh của mình
Giá thành
Chất lượng chụp
Pin lâu
...
Phân nhóm
Superzoom (Panasonic FZ, TZ, Canon Powershot SX1, S2-3-4-5, Casio EX-P, Fujifilm S6000/S9000, Sony Cyber-Shot H-Series...)
Prosumer (Canon G, Olympus C8080, Sony F Series, Sony R1, ...)
Casual (Canon A, Nikon P, Manasonic FX, TZ
Fashion (Sony IXUS, Nikon S,...)
Dòng chuyên nghiệp (SLR,...)
Các yếu tố
Thương hiệu
Casio - siêu mỏng
Canon - phổ biến, đa dạng, chất lượng
Panisonic, Leica
Olympus
Các thông số
Độ phân giải (càng cao càng tốt? bao nhiêu là đủ)
ISO (nhiễu? Khả năng chụp? Khi bạn ko thể dùng đèn flash? làm sao để biết)
Chống rung (Canon IS, Sony Steady shot, Nikon VR)
3 chế độ: CCD Shift, lens shift, ISO boost
Cần tính năng: zoom range lớn 6X, nhu cầu?
Các lưu ý khác: pin tiêu hao nhiều, nên chọn chế độ chỉ có tác dụng khi chụp, khi gắn máy trên chân, nên tắt chế độ này. (Nếu bật hình ra sẽ không nét)
Zoom: góc rộng - tele hay bao nhiêu là vừa
LCD càng lớn càng tốt (nhưng LCD không phải là thước đo thật khi xem trên máy tính hay khi in ra ảnh)
Chế độ flash (Show sync, 2nd curtain
Lời khuyên
Độ phân giải từ 6~8 megapixel là đủ
ISO (Sony Cyber-shot như 3200 có đủ chụp sáng? Bạn hãy xem xét kĩ trước khi lựa chọn
Zoom càng dài, nguy cơ rung càng cao
Tìm hiểu về bố cục ảnh
Nguyên tắc bố cục 1/3
Các khái niệm: điểm mạnh và đường mạnh -> tạo nên sự chú ý
Bố cục đường chéo (tạo cảm giác về chiều sâu)
Bí quyết: chọn lọc những cái cần để chụp, không nên canh hình người ở giữa
Những điều cần tránh khi chụp ảnh
Chủ đề lạc lõng vì bối cảnh quá rộng, nên tập trung vào đúng chủ đề
Chú ý đến đường chân trời của bức ảnh.
Đừng để đường chân trời cắt ngang đầu chủ đề
Tránh nghiêng máy, vì dễ làm lệch đường chân trời
Chủ đề bị "mọc sừng"
Đừng tham chụp cận cảnh (close-up, macro)
Tránh chụp ngược sáng nếu không có đèn flash
Thay đổi góc chụp thuận sáng (nếu có thể)
Đừng để bất cứ vậy gì che ống kính khi chụp ảnh
Chú ý những vật trên đều chủ đề
Hiệu quả của các loại bố cục
Ảnh khung ngang cho ta cảm giác về chiều rộng
Ảnh khung ngang đứng cho ta cảm giác về chiều sâu của cạnh vật
Ảnh chụp từ trên cao xuống cho ta cảm giác sự nhỏ bé, đáng yêu của chủ đề
Góc máy thấp tạo cho ta cảm giác về chiều cao của chủ đề
Chú ý góc máy chụo để tránh cho chủ đề ko bị biến dạng
Hãy chú ý đề phòng thị sai (như trong máy ảnh minh họa bên dưới)
Một số lỗi thường gặp khi sử dụng máy ảnh tự động
Chụp nghiêng máy
Dư sáng, nhiều chủ thể
Chụp quá giới hạn đèn flash
Lạc đề
Ngược sáng
Để dư thành phần trong một bức ảnh không tạo thẩm mỹ
Bí quyết
Chú ý các hướng chiếu sáng
Chụp thuận sáng cho độ chi tiết và màu sắc hài hòa
Chếch sáng, cẩn thận trong việc sắp xếp chủ đề. Tạo ánh sáng tự nhiên nổi bật.
Chụp ngược sáng: ánh sáng đèn từ phía sau chủ đề rọi trực tiếp vào ống kính của bạn. Sử dụng đèn flash để chiếu sáng cho chủ đề của bạn
Đề phòng rác trong ảnh

File đính kèm:

  • docHuong dan chup may anh so.doc
Bài giảng liên quan