Hướng dẫn giải đề thi tuyển sinh đại học năm 2009 môn: Địa lý – khối C

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)

Câu I (2 điểm)

1. Trình bày đặc điểm và ý nghĩa của giai đoạn Tiền Cambri trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam.

 - Đặc điểm

 + Đây là giai đoạn cổ nhất, kéo dài nhất trong lịch sử phát triển của lãnh thổ Việt Nam

 + Chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay: các mảng nền cổ như Vòm Sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, sông Mã, khối nhô Kontum

 + Các thành phần tự nhiên rất sơ khai đơn điệu

 - Ý nghĩa: là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam

 

doc3 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1221 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn giải đề thi tuyển sinh đại học năm 2009 môn: Địa lý – khối C, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2009
Môn: Địa lý – Khối C
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)
Câu I (2 điểm)
1. Trình bày đặc điểm và ý nghĩa của giai đoạn Tiền Cambri trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam.
	- Đặc điểm
	+ Đây là giai đoạn cổ nhất, kéo dài nhất trong lịch sử phát triển của lãnh thổ Việt Nam 
	+ Chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay: các mảng nền cổ như Vòm Sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, sông Mã, khối nhô Kontum
	+ Các thành phần tự nhiên rất sơ khai đơn điệu
	- Ý nghĩa: là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam
2. Chứng minh rằng nguồn lao động của nước ta phân bố không đều giữa khu vực nông thôn và khu vực thành thị. Phân tích tác động tích cực của quá trình đô thị hóa ở nước ta đối với sự phát triển kinh tế
	a. Chứng minh
	- Nguồn lao động phân bố không đều giữa nông thôn, thành thị
	+ Tỉ trọng lao động ở nông thôn rất cao: 75% (năm 2005)
	+ Tỉ trọng lao động thành thị thấp: 25% (năm 2005)
	- Cơ cấu lao động phân theo thành thị – nông thôn có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng lao động thành thị, giảm tỉ trọng lao động nông thôn (chứng minh)
	b. Tác động tích cực của quá trình đô thị hóa
	- Đô thị hóa tác động mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế trong nước và các địa phương
	+ Các đô thị lớn có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các vùng và các địa phương trong nước (chứng minh)
	+ Các thành phố, thị xã là các thị trường lớn, sức mua đa dạng, nơi tập trung nguồn lao động đông đảo đặc biệt là là lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật
	+ Các thành phố, thị xã lớn, đông dân với cơ sở vật chất – kĩ thuật hiện đại là nơi có sức thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng kinh tế 
	+ Các đô thị còn có kh năng tạo ra việc làm và thu nhập của người lao động 
Câu II (3 điểm)
1. Phân tích những thuận lợi đối với hoạt động đánh bắt thủy sản ở nước ta. Giải thích tại sao hoạt động nuôi trồng lại chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành thủy sản
	a. Phân tích thuận lợi đối với hoạt động đánh bắt thủy sản
	- Nước ta có vùng biển rộng thuộc biển Đông với bờ biển dài 3260 km, vùng đặc quyền kinh tế trên 1 triệu km2. Biển nhiệt đới, nhiệt độ tương đối ấm thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loài thủy sản. Dọc bờ biển có nhiều vũng vịnh có thể xây dựng cảng cá
	- Nguồn lợi thủy sản: biển nước ta giàu nguồn lợi thủy sản (chứng minh)
	- Có nhiều ngư trường, trong đó có các ngư trường trọng điểm (kể tên)
	b. Giải thích
	- Những năm gần đây nước ta đẩy mạnh việc nuôi trồng thủy sản
	- Nguồn thủy sản gần bờ đã suy giảm nghiêm trọng trong khi đánh bắt thủy sản xa bờ chưa phát triển.
	- Nhiều đối tượng thủy sản nuôi trồng trở thành những mặt hàng xuất khẩu có giá trị
2. Trung du miền núi Bắc Bộ bao gồm những tỉnh nào? Hãy phân tích thế mạnh về tự nhiên và hiện trạng phát triển thủy điện của vùng này
	a. Kể tên: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình (thuộc Tây Bắc), Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, THái Nguyên, Bắc Giang và Quảng Ninh (thuộc Đông Bắc)
	b. Phân tích
	- Thế mạnh
	+ Là vùng có nhiều hệ thống sông lớn, sông nhiều thác ghềnh. Vùng có tiềm năng thủy điện lớn nhất nước ta. Lớn nhất là tiềm năng thủy điện của sông Đà (Tây Bắc), sông Chảy, sông Gâm (vùng Đông Bắc)
	+ Sự phân hóa 2 mùa lũ cạn không thật rõ rệt tạo điều kiện cho các nhà máy thủy điện hoạt động quanh năm
	- Hiện trạng
	+ Nhiều nhà máy có công suất lớn được xây dựng (dẫn chứng)
	+ Công nghiệp điện năng phát triển cung cấp điện cho nhiều vùng khác
Câu 3 (3 điểm)
1. Vẽ biểu đồ
	a. Xử lý số liệu: học sinh tính tỉ trọng của từng thành phần trong cơ cấu
	b. Vẽ biểu đồ
	- Tính bán kính
	- Vẽ biểu đồ hình tròn theo bán kính và tỉ trọng đã tính
2. Nhận xét
	- Quy mô tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ở nước ta ngày càng tăng (số liệu tuyệt đối chứng minh)
	- Trong cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phân theo thành phân kinh tế khu vực kinh tế ngoài nhà nước luôn chiếm tỉ trọng cao nhất tiếp theo là khu vực nhà nước. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng thấp nhất
	- Từ năm 2000 đến 2006 cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phân theo thành phân kinh tế có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng
	+ Tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (số liệu chứng minh)
	+ Giảm tỉ trọng khu vực kinh tế nhà nước (chứng minh)
II. PHẦN RIÊNG (2 điểm)
Câu IV a – theo chương trình chuẩn
1/ Giải thích tại sao vùng kinh tế trọng điểm phía nam có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất trong các vùng kinh tế trọng điểm nước ta
	Vùng hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi nhất so với các vùng kinh tế trọng điểm khác 
	- Vị trí bản lè giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long 
	- Tài nguyên thiên nhiên giàu có nhất là dầu khí
	- Vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta
	- Có thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng
	- Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào có kinh nghiệm và trình độ tổ chức sản xuất cao
	- Cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ 
	- Có tp Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của vùng năng động và phát triển
	- Tập trung nhiều vốn đầu tư nước ngoài
2/ Định hướng phát triển của vùng
	- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển các ngành công nghệ cao
	- Hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật giao thông theo hướng hiện đại
	- Hình thành các khu công nghiệp tập trung công nghệ cao
	- Giải quyết vấn đề đô thị hóa và việc làm cho người lao động
	- Coi trọng vấn đề giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí, nước
Câu 4b. Theo chương trình nâng cao
1. Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất nước ta hiện nay vì có tiềm năng to lớn trong việc sản xuất lúa
	- Tiềm năng về tự nhiên
	+ Đất phù sa màu mỡ (số liệu chứng minh)
	+ Khí hậu cận xích đạo
	+ Nguồn nước phong phú
	- Tiềm năng kinh tế – xã hội
	+ Dân số động, nguồn lao động dồi dào thị trường tiêu thụ rộng lớn
	+ Tập quán sản xuất
	+ Nhu cầu thị trường trong nước, xuất khẩu tăng nhanh
	+ Chủ trương, chính sách
2. Định hướng phát triển
	- Thâm canh, tăng vụ
	- Khai hoang chuyển dịch cơ cấu cây trồng
	- Đẩy mạnh công nghiệp chế biến

File đính kèm:

  • docdap an thi dai hoc nam 2009.doc