Hướng dẫn hoạt động của tổ chuyên môn trong trường THPT

 1/ Vị trí của tổ chuyên môn

Theo Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/4/2007 của Bộ GD&ĐT, cơ cấu tổ chức của trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học gồm có:

a) Hội đồng trường đối với trường công lập, Hội đồng quản trị đối với trường tư thục, Hội đồng thi đua và khen thưởng, Hội đồng kỷ luật, Hội đồng tư vấn khác, các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các bộ phận khác (nếu có);

b) Các tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội.

 Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành trong trong bộ máy tổ chức, quản lý của trường THCS, THPT. Trong trường, các tổ, nhóm chuyên môn có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các các bộ phận nghiệp vụ khác và các tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà trường nhằm thực hiện chiến lược phát triển của nhà trường, chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục và các hoạt động khác hướng tới mục tiêu giáo dục.

 

doc20 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1065 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn hoạt động của tổ chuyên môn trong trường THPT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ởng chuyên môn quản lý kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho các thành viên trong tổ, trước hết cần quán triệt các văn bản pháp quy liên quan đến cán bộ quản lý và giáo viên ở trường THPT theo mục tài liệu tham khảo (1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9).
2.11. Tổ trưởng chuyên môn quản lý ngân hàng câu hỏi, đề kiểm tra TNKQ, đề kiểm tra tự luận trên cơ sở chuẩn kiến thức - kỹ năng thuộc chương trình môn học do Bộ GD&ĐT quy định, phân công giáo viên thẩm định ngân hàng câu hỏi, đề kiểm tra được sử dụng kiểm tra đánh giá học sinh.
	2.12. Tổ trưởng chuyên môn tham gia quản lý cơ sở vật chất, tài sản của tổ chuyên môn do Hiệu trưởng quy định. Tổ trưởng chuyên môn cùng với tổ công đoàn tham gia tổ chức và quản lý tài chính của tổ bao gồm: tài chính hoạt động chuyên môn do nhà trường cấp và quỹ tự có của các thành viên trong tổ. Đầu năm học tổ trưởng chuyên môn lập bảng dự toán tài chính phục vụ hoạt động chuyên môn. 
	2.13. Tổ trưởng chuyên môn quản lý việc đánh giá thi đua cá nhân, tổ chuyên môn mỗi kỳ học, năm học theo kế hoạch và nhiệm vụ năm học đầu năm. Tham dự hội nghị đánh giá thi đua trong hội đồng thi đua khen thưởng của nhà trường ở cuối kỳ học, năm học và hội nghị rà soát công tác đánh giá thi đua trước khi mở đầu năm học mới.
Tổ trưởng chuyên môn quản lý việc tự đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học theo qui định tại chương II từ Điều 4 đến Điều 9 về qui định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học kèm theo Thông tư số 30 ngày 22/10/2009.
	Tổ trưởng thay mặt tổ đề nghị danh hiệu thi đua năm học, hình thức khen cho tập thể và cá nhân trên cơ sở nghị quyết trong hội nghị đánh giá thi đua của tổ chuyên môn cuối kỳ học, năm học:
	+ Danh hiệu thi đua cá nhân: Lao động tiên tiến, CSTĐ cấp cơ sở, CSTĐ cấp tỉnh.
	+ Danh hiệu thi đua tập thể tổ: Tổ lao động tiên tiến, tập thể tổ lao động xuất sắc.
	+ Hình thức khen: Giấy khen, bằng khen.
	2.14. Tổ trưởng chuyên môn quản lý việc thu nộp hồ sơ của tổ chuyên môn và cá nhân trong tổ về văn phòng nhà trường vào cuối năm học gồm có: Sổ nghị quyết tổ nhóm chuyên môn, sổ điểm cá nhân, sổ chủ nhiệm, kế hoạch tổ chuyên môn, kết quả thao giảng năm học, kết quả thanh tra giáo viên, bảng phân công giáo viên dạy thay, để kiểm tra học kỳ, kết quả thẩm định SKKN và báo cáo sơ kết học kỳ, tổng kết cuối năm.
C. Một số kinh nghiệm xử lý tình huống sư phạm của tổ trưởng chuyên môn trong hoạt động quản lý tổ chuyên môn.
1. Thái độ tiếp cận các thành viên trong tổ chuyên môn cần thể hiện tính chân, thiện, mỹ nghĩa là thật sự chân thành, trung thực, cầu thị, không ác ý, bao dung, gương mẫu, ứng sử văn hoá với đồng nghiệp.
2. Học hỏi chữ nhẫn trong quản lý: Nhẫn lại (nên); Nhẫn nhịn (cần); Nhẫn tâm (tránh).
3. Đức tính hy sinh lợi ích cá nhân, gương mẫu trong công việc, sắc xảo trong chuyên môn, hóm hỉnh trong giao tiếp.
4. Phương châm quản lý trong việc quản lý tổ chuyên môn: Nắm cái không thể buông cũng như buông cái không cần nắm.
5. Thuần thục các chức năng quản lý: Kế - Tổ - Đạo - Kiểm.
6. Phương pháp tác động đối với đồng nghiệp mắc lỗi phải thực sự cầu thị, bao dung, tâm lý theo quy tắc 2 khen 1 chê (khen-chê-khen).
7. Thể hiện đức tính cầu thị rèn luyện kỹ năng quản lý, học hỏi đồng nghiệp về chuyên môn nghiệp vụ, tạo sự đồng thuận cao trong việc tiếp cận và giao tiếp với đồng nghiệp.
8. Tăng tần suất giao lưu với đồng nghiệp của trường bạn trong tỉnh, ngoài tỉnh, mạng thông tin và sa lộ thông tin toàn cầu.
9. Nghệ thuật sư phạm của tổ trưởng chuyên môn trong việc đánh giá thi đua cuối kỳ và cuối năm học: Cần tạo bầu không khí tâm lý lành mạnh, môi trường sư phạm tích cực, thân thiện. Trước khi tổ chức hội nghị đánh giá thi đua, tổ trưởng chuyên môn cần hội ý, tranh thủ ý kiến của nhóm trưởng bộ môn, của giáo viên nòng cốt có tín nhiệm cao trong tổ về việc đánh giá thi đua từng cá nhân trong tổ.
10. Tính khoa học trong mọi hoạt động quản lý tổ chuyên môn: Tổ trưởng chuyên môn cần soạn thảo chương trình làm việc, chương trình hội nghị tổ trước khi họp tổ chuyên môn định kỳ tháng, học kỳ, năm học và thông báo ở phòng tổ chuyên môn để mọi thành viên trong tổ tham khảo nhằm tiết kiệm thời gian hội họp.
D. Một số mẫu biểu quản lý hành chính đối với tổ trưởng chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của tổ chuyên môn
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Họ và tên giáo viên:............................................................
Đơn vị công tác: Tổ.......................... Trường:.....................................................
Nhiệm vụ được giao: 	giảng dạy môn:..............lớp dạy.................................
	Công tác kiêm nhiệm:................................................
I. Cơ sở xây dựng kế hoạch.
+ Đặc điểm tình hình, chất lượng văn hóa, đạo đức học sinh điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng, môi trường giáo dục, nền nếp dạy và học.
	+ Chỉ thị nhiệm vụ năm học của ngành, kế hoạch năm học của trường, của tổ nhóm chuyên môn.
II. Mục tiêu phấn đấu thực hiện nhiệm vụ năm học.
Thực hiện quy chế chuyên môn: Thực hiện chương trình, soạn bài lên lớp, kiểm tra đánh giá chấm trả bài cho học sinh, sử dụng đồ dùng, làm đồ dùng dạy học, đề tài nghiên cứu, báo cáo chuyên đề, phụ đạo bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao tay nghề, phương hướng đổi mới phương pháp dạy học.
Chỉ tiêu chất lượng văn hóa của các lớp dạy
Lớp
Năm học cũ (kết quả khảo sát)
Chỉ tiêu năm học mới
K-G
TB
Yếu kém
K-G
TB
Yếu kém
Chỉ tiêu khác: + Lớp chủ nhiệm	 
 + Đội tuyển HS giỏi tỉnh
	 + Bồi dưỡng HS thi đỗ ĐH-CĐ 
 + Công tác kiêm nhiệm 	 
III. Các giải pháp thực hiện kế hoạch.
	+ Bám sát chỉ tiêu chất lượng văn hóa, đạo đức, duy trì sĩ số theo tiêu chí chất lượng giáo dục xây dựng trường chuẩn quốc gia.
	+ Đổi mới phương pháp giảng dạy qua từng tiết dạy: Soạn giáo án, sử dụng thiết bị đồ dùng tự làm, phương pháp kiểm tra đánh giá, ngân hàng đề kiểm tra và đề thi. 
	+ Gắn sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn để học tập kinh nghiệm, khắc sâu bài giảng, chỉnh sửa tài liệu, phương pháp điều khiển bài giảng trên lớp của Thầy.
	+ Giáo dục động cơ học tập, kết hợp giáo dục giữa nhà trường - gia đình- xã hội, làng xã, dòng họ....
IV. Kiến nghị điều kiện đảm bảo thực hiện kế hoạch.
	Về tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tài liệu, sách giáo khoa......
	Về an ninh trường học, môi trường giáo dục ở địa phương, gia đình. 
V. Đăng kí thi đua năm học.
Danh hiệu thi đua viên chức:.........
Danh hiệu thi đua công đoàn:........
Danh hiệu thi đua đoàn viên (nếu có):............. 
Tổ chuyên môn duyệt kế hoạch
Người viết kế hoạch
hướng dẫn lập kế hoạch nhiệm vụ năm học của 
tổ trưởng chuyên môn năm học 20.....20
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Kế hoạch nhiệm vụ năm học 20.....20
Tổ chuyên môn: ................................
I. Cơ sở xây dựng kế hoạch.
+ Đặc điểm thuận lợi khó khăn về đội ngũ cán bộ giáo viên trong tổ.
+ Đặc điểm tình hình, chất lượng văn hóa, đạo đức học sinh điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng, môi trường giáo dục, nền nếp dạy và học.
	+ Chỉ thị nhiệm vụ năm học của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT, Kế hoạch năm học của nhà trường.
II. Mục tiêu phấn đấu thực hiện nhiệm vụ năm học.
1. Mục tiêu về hoạt động giảng dạy của giáo viên theo chương trình chuẩn bộ môn do Bộ GD-ĐT qui định.
2. Mục tiêu về hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh thi đỗ ĐH-CĐ.
3. Mục tiêu hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
4. Mục tiêu về hoạt động tự bồi dưỡng, báo cáo chuyên đề sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, hoạt động ngoại khoá, thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học.
5. Mục tiêu về các hoạt động đoàn thể, công tác giáo viên chủ nhiệm lớp.
6. Mục tiêu về đánh giá xếp loại thi đua theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
III. Các giải pháp thực hiện kế hoạch.
	+ Đảm bảo và duy trì hoạt động tổ nhóm chuyên môn theo qui định, đảm bảo đầy đủ các loại hồ sơ tổ, nhóm chuyên môn và mỗi giáo viên.
+ Tăng cường quản lý giáo viên trong việc thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng theo phân phối chương trình của Bộ GD-ĐT, viết báo cáo SKKN, nghiên cứu khoa học sư pham, thanh tra chuyên đề, thanh tra toàn diện, thao giảng và tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp tỉnh theo điều lệ mới (Thông tư 21)
+ Bám sát chỉ tiêu chất lượng văn hóa, đạo đức theo các tiêu chí chất lượng giáo dục trường chuẩn quốc gia.
	+ Đổi mới phương pháp giảng dạy qua từng tiết dạy: Soạn giáo án, sử dụng thiết bị đồ dùng tự làm, phương pháp kiểm tra đánh giá, ngân hàng đề kiểm tra và đề thi. 
	+ Gắn sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn để học tập kinh nghiệm, khắc sâu bài giảng, chỉnh sửa tài liệu, phương pháp điều khiển bài giảng trên lớp của Thầy.
	+ Giáo dục động cơ học tập, kết hợp giáo dục giữa nhà trường - gia đình- xã hội, làng xã, dòng họ....
IV. Kiến nghị điều kiện đảm bảo thực hiện kế hoạch.
	Về tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tài liệu, sách giáo khoa......
	Về an ninh trường học, môi trường giáo dục ở địa phương, gia đình. 
V. Đăng kí thi đua năm học.
- Danh hiệu thi đua của Tổ chuyên môn, Tổ Công đoàn.
- Danh hiệu thi đua cá nhân: LĐTT, CSTĐ cấp cơ sở và cấp tỉnh...
Ban chuyên môn duyệt kế hoạch
Tổ trưởng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3/ Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường THPT ban hành kèm theo Quyết định số 80/2008/QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4/Hướng dẫn sử dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT (theo Quyết định số 80/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT).
5/ Quy chế trường THPT Chuyên ban hành kèm theo thông tư 06/2012 của Bộ GD& ĐT ngày 15/2/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

File đính kèm:

  • docHOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN TRONG TRƯỜNG THPT.doc
Bài giảng liên quan