Hướng dẫn “hoạt động tạo hình cho trẻ” từ 5 đến 6 tuổi

- Lứa tuổi mẫu giáo thường được các nhà khoa học đặc biệt nghiên cứu vì là lứa tuổi có hệ thần kinh phát triển mạnh nhất. Tất cả những sự kiện đó đưa trẻ bước sang những mối quan hệ đa dạng khác.

- Hoạt động chủ đạo của trẻ em ở lứa tuổi là vui chơi với nhiều hình thức khác nhau. Tập lao động, trò chơi đóng vai, vẽ, nặn, xé dán. Trong tất cả các hoạt động này đều có nét đặc trưng chủ yếu là yếu tố sáng tạo.

- Tạo hình là một trong các hoạt động được trẻ em vận dụng sáng tạo nhiều nhất.

- Vậy đối với giáo viên mẫu giáo dạy tốt môn tạo hình là một trong cách thức hay nhất để phát triển sớm tài năng của trẻ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ em một cách toàn diện.

 

doc12 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 8550 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn “hoạt động tạo hình cho trẻ” từ 5 đến 6 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
quan sát, phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo.
- Dạy vẽ cho trẻ mẫu giáo còn có ý nghĩa tích cực trong việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp một phổ thông như:
+ Trẻ được làm quen với nề nếp thói quen học tập, làm quen với đồ dùng học tập.
+ Chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng cầm bút, thực hiện những đường nét cơ bản giúp cho trẻ tập viết sau này.
* Nặn:
- Nặn là một hoạt động tạo hình và cũng là một trò chơi mà các cháu rất ưa thích. Từ một viên đất thô sơ, với đôi bàn tay bé nhỏ, trẻ xoay tròn thành hình một quả táo, trái cam, quả bóng, …. Trẻ cũng có thể lăn dọc cho viên đất dài ra thành hình bánh đũa, hoặc nối hai đầu lại thành hình chiếc vòng, …
- Nhờ sự hướng dẫn của cô, phối hợp óc sáng tạo của trẻ, trẻ có thể nặn được nhiều sản phẩm khác nhau và trẻ có thể đặt tên cho từng sản phẩm đó.
- Nặn bằng đất không chỉ luyện cho trẻ khéo tay về kỹ xảo mà còn phát triển óc quan sát, trí tưởng tượng, óc thẫm mỹ, …
* Xé giấy:
- Trong giáo dục mầm non tạo hình xé giấy có tác dụng chung của bộ môn, nhưng nó vẫn có vị trí riêng, có những tác dụng và hiệu quả nhất định.
- Phát triển óc tưởng tượng và quan sát của trẻ, một mãnh giấy do trẻ xé ra, trẻ có thể hình dung ra rất nhiều hình tuỳ theo trí tưởng tượng của trẻ. Cũng là một mẫu giấy xé ra, nhưng đặt những vị trí khác nhau, hoặc thêm một vài nét, trẻ có thể đặt tên theo nhiều sản phẩm khác nhau theo ý thích của trẻ.
- Môn xé giấy kích thích trí tưởng tượng của trẻ đồng thời tạo điều kiện cho trẻ nói lên những ý nghĩ của mình.
- Giúp trẻ có điều kiện rèn cổ tay, cách phối hợp giữa các ngón tay để xé được những gì mính thích.
b. Thể loại tạo hình:
* Tiết dạy theo mẫu:
- Loại tiết dạy theo mẫu là tiết hướng dẫn kỹ năng mới … giáo viên phải nắm rõ các yêu cầu của từng bài để chuẩn bị mẫu thích hợp. Mẫu được giới thiệu và để cho trẻ quan sát kỹ từ đầu đến cuối tiết học.
- Sau khi nắm được các đặc điểm của mẫu vẽ, hình dáng và màu sắc, qua sự quan sát và hướng dẫn thực hiện của giáo viên, trẻ sẽ tự tạo mẫu và nhận xét sản phẩm của mình theo mẫu.
* Tiết dạy theo đề tài.
- Loại tiết dạy theo đề tài là tiết luyện ứng dụng kỹ năng đã học và mở rộng biểu tượng cho trẻ với một nội dung cụ thể. Giáo viên cần có một số tranh gợi ý, cho trẻ quan sát các hiện tượng thiên nhiên.
- Điều cần thiết trong tiết đề tài là sản phẩm của trẻ phải thể hiện được sự đa dạng, phong phú về hình dáng, màu sắc, đường nét, nhất là không phản ảnh một cách đơn giản những hình ảnh của các chi tiết mẫu, nhưng phản ảnh về tất cả những gì trẻ thu nhận được ở chung quanh…, những gì trẻ đang cảm nghĩ.
- Có thể những đường nét, màu sắc trong sản phẩm của trẻ không phù hợp với thực tế, nhưng đó là cảm xúc của trẻ, là những ấn tượng mà trẻ bộc lộ một cách tự nhiên.
* Tiết dạy theo ý thích:
- Loại tiết dạy theo ý thích là tiết trẻ được tự do lựa chọn đề tài của mình nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo ở trẻ. Trẻ được tự do biểu lộ những cảm xúc của mình về thế giới chung quanh qua sản phẩm trẻ làm ra. Mỗi trẻ có cách thể hiện riêng, vì thế không nên áp đặt trẻ những gì trẻ không thích.
- Tất cả những hoạt động đối với cá nhân trẻ trong tiết học này nhằm giúp trẻ tạo được sản phẩm theo ý thích của mình.
6. Hình thức tổ chức và phương pháp:
a. Hình thức:
- Phương châm của giáo viên mẫu giáo là dạy trẻ mọi lúc, mọi nơi trong công tác nuôi dạy trẻ. Do đó, hoạt động tạo hình có thể tổ chức dưới nhiều hình thức:
* Trên tiết học:
- Bố trí sắp xếp bàn ghế cho phù hợp để tất cả các trẻ đều nhìn thấy, quan sát vật mẫu, theo dõi hướng dẫn của cô. Bàn ghế cần đủ và thích hợp để trẻ có tư thế thoải mái khi thực hiện hoạt động tạo hình.
- Với hình thức này, việc tạo hứng thú và gợi mở các biểu tượng, ấn tượng cho trẻ phải có mục đích, có giới hạn rõ ràng về nội dung. Khi hướng dẫn cả lớp hoặc từng cá nhân, giáo viên chú ý sử dụng những từ ngữ khích lệ sự hứng thú, những câu nói gợi hình để gợi mở ý tưởng cho trẻ.
* Ngoài tiết học.
- Ngoài trời: Chọn nơi thích hợp với đề tài.
- Trong giờ vui chơi: Với từng nhóm nhỏ nơi góc học tập.
- Hướng dẫn phụ huynh giúp trẻ làm tại nhà, phụ huynh chỉ hướng dẫn, tuyệt đối không được làm thay cho trẻ.
Trong hình thức tổ chức ngoài tiết học, việc thực hiện nên nhẹ nhàng, nhưng việc tạo cảm xúc và hứng thú cũng cần được mở rộng nhằm giúp trẻ ghi nhớ, giữ lại cảm xúc để có dịp trẻ sẽ miêu tả vào sản phẩm của mình.
Cả hai hình thức: Trên tiết học và ngoài tiết học luôn bổ sung cho nhau và cần được thực hiện xen kẽ nhau một cách hợp lý.
b. Phương pháp và cách tiến hành:
* Tiết dạy theo mẫu:
- Yêu cầu:
+ Dạy trẻ các kỹ năng mới kết hợp các kỹ năng đã học.
+ Trẻ quan sát mẫu, phân biệt, gọi tên các bộ phận và những chi tiết của mẫu.
+ Gợi mở để trẻ vận dụng sự hiểu biết và các kiến thức đã học để phân biệt và xác định đồ vật vẽ hoặc nặn.
+ Tạo điều kiện để trẻ thể hiện các tác phẩm thông qua kỷ năng.
- Hướng dẫn:
+ Giáo viên tạo cho trẻ hứng thú ngay từ đầu bằng các thủ thuật để dẫn trẻ đến đề tài của tiết học.
+ Hướng dẫn trẻ tập trung quan sát mẫu để trẻ nắm được đặc điểm của mẫu về hình dáng, màu sắc. Giáo viên nên kết hợp nhiều phương pháp và thủ thuật khi hướng dẫn trẻ như: Toạ đàm, trò chơi và sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật …
+ Giáo viên có thể cho vai trẻ miêu tả lại những gì mà trẻ quan sát mẫu theo nhận xét của trẻ. Từ đó giúp trẻ tái tạo những hình ảnh về mẫu, chính xác hoá lại vật mẫu.
+ Khi phân tích mẫu, cô hướng dẫn trẻ phân tích từng bộ phận chính theo yêu cầu của bài từ tổng thể đến chi tiết. Giáo viên tạo điều kiện cho trẻ tri giác mẫu bằng các giác quan, mắt nhì, tay sờ, …
+ Giáo viên thực hiện mẫu từ từ, vừa giải thích chậm, rõ, dễ hiểu để trẻ tiếp thu dễ dàng. Giáo viên thực hiện tuỳ theo tình hình thực tế của lớp.
+ Giáo viên cho trẻ nhắc lại cách thực hiện một vật mẫu mà trẻ đã quan sát.
+ Nhận xét đánh giá sản phẩm: 
+ Lớp cùng tham gia nhận xét với cô, trẻ thể hiện sự sáng tạo trong tác phẩm. Nhưng sự sáng tạo không thay đổi mẫu trong nhận xét, chỉ đánh giá theo sự đối chiếu với mẫu của cô.
+ Những tác phẩm được cô và các bạn công nhận là đẹp sẽ được trưng bày cho cả lớp cùng xem.
* Tiết dạy theo ý thích:
- Yêu cầu:
+ Thể loại đề tài và ý thích nhằm cũng cố và rèn luyện kỹ năng đã học, nhưng nó không phải rập khuôn, thụ động, đơn điệu mà trẻ sử dụng hết khả năng, biểu tượng đã có. Thể hiện chủ đề nào đó hoặc theo ý thích, theo trí tưởng tượng và sự hiểu biết của trẻ.
+ Kỷ năng của trẻ rất phong phú, nhưng giáo viên cần tạo điều kiện để trẻ quan sát thực tế, cho trẻ kể lại những gì trẻ đã nghe thấy, để từ đó trẻ tưởng tượng ra, chọn lựa ra hình vẽ sao cho phù hợp với nội dung đề tài hoặc ý thích của trẻ.
- Hướng dẫn:
+ Cô cho trẻ quan sát một số tranh, vật, thiên nhiên, …, trẻ nêu lên những nhận xét của trẻ, gợi hỏi xem trẻ thích vẽ, nặn … gì và vẽ, nặn như thế nào? Làm cái gì trước? Cái gì sau? Để hoàn thành sản phẩm.
+ Cô cho trẻ chọn lựa và sắp xếp các biểu tượng đã tri giác, sao cho các chi tiết đó phù hợp với nội dung đề tài hoặc ý thích của trẻ.
+ Trước khi trẻ thực hiện, cô cất tất cả các tranh, vật gợi ý.
+ Trong qua trình thực hiện, cô đến từng cháu, hỏi xem cháu làm gì? Gợi mở cho trẻ sáng tạo thêm. Giáo viên cũng nên hướng dẫn nội dung cụ thể cho trẻ còn lúng túng chưa chọn được đề tài.
- Nhận xét và đánh giá sản phẩm:
+ Tất cả các cháu đều được đưa lên để trình bày sản phẩm của mình, lớp tham gia nhận xét với cô để chọn một số sản phẩm đẹp để trẻ tự giới thiệu đặt tên rồi đánh giá sản phẩm. Trong tiết dạy này, giáo viên cần chú ý yếu tố sáng tạo, cảm xúc và óc tưởng tượng của trẻ.
V. Kết quả:
- Với sự cố gắng nhiệt tình.
- Với sự tìm tòi học hỏi.
- Với sự học hỏi nơi bạn đồng nghiệp.
- Với sự kiên trì áp dụng những biện pháp nêu trên. Qua thời gian 4 tháng (từ tháng 9/2008 đến tháng 12/2008), lớp Lá Trường mẫu giáo …………… điểm …………… có những kết quả cụ thể sau:
+ 45% số cháu thích các giờ hoạt động tạo hình qua sự say mê thực hiện tác phẩm.
+ 35% số cháu có nhiều sáng tạo khi thực hiện đề tài tạo hình.
+ 25% số cháu tuy chưa có kết quả như bạn, nhưng đã có nhiều tiến bộ.
VI. Bài học kinh nghiệm:
- Việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ là sự nghiệp cao quý của toàn xã hội, trước hết là của ngành giáo dục mầm non.
- Hiểu biết thêm về tâm sinh lý của từng trẻ, phát hiện sớm tài năng của trẻ để chăm sóc và phát triển toàn diện.
- Muốn thực hiện tốt môn hoạt động tạo hình, giáo viên cần:
+ Nhận thức được tầm quan trọng của môn hoạt động tạo hình, dạy đầy đủ tiết, không cắt xén chương trình.
+ Nắm vững nội dung và phương pháp bộ môn cụ thể.
+ Phân biệt được các loại tiết: Tiết dạy theo mẫu, tiết dạy theo đề tài, tiết dạy theo ý thích.
+ Rèn luyện kỹ năng thực hành, làm mẫu rõ ràng, chính xác, hấp dấn, giải thích từng phần, chi li, …
+ Soạn giảng có đầu tư, sáng tạo để tạo hứng thú, hấp dẫn trẻ.
+ Cần chuẩn bị đầy đủ giáo cụ để phục vụ cho tiết dạy như: Mẫu, tranh ảnh, vật thật, …
- Việc đánh giá sản phẩm phải dựa vào:
+ Tổng thể mối quan hệ của các ngôn ngữ tạo hình.
+ Cái đẹp về hình thể, màu sắc, cách sắp xếp, bố cục theo cái nhìn, cái nghĩ của trẻ.
+ Trẻ vẽ được, nặn theo mẫu cũng không đòi hỏi trẻ vẽ hoặc nặn thật giống mẫu của giáo viên mà chỉ ở mức độ gần giống mẫu là đạt yêu cầu.
- Trên thực tế, có một số trẻ khó thể hiện hoặc chưa tạo ra được sản phẩm đẹp, nhưng ở những trẻ đó lại được nghe, được nhìn đã thấm những hiểu biết về cái đẹp qua sự nhận xét và phân tích được các đẹp trong tác phẩm của bạn. Đó là trẻ biết thưởng thức cái đẹp mà giáo viên cần giúp đỡ và khuyến khích động viên trẻ.
- Giáo viên phải là người mẹ hiền để trẻ luôn cảm thấy được an toàn, được yêu thương nhất. Như thế trẻ mới cảm thấy tự tin, mới dám bộc lộ những ý thích hoặc ý nghĩ của mình với giáo viên.
* Đó là một số biện pháp để dạy môn tạo hình đạt hiệu quả cao. Tôi rất mong có cơ hội để học hỏi thêm ở các trường bạn, cũng như sự hỗ trợ, giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp chung quanh tôi để giúp tôi hoàn thành tốt công tác chăm sóc, giáo dục cho các cháu thân yêu.
Ngày …… tháng …… năm 200….
Người viết

File đính kèm:

  • docHUONG DAN HOAT DONG TAO HINH CHO TRE.doc
Bài giảng liên quan