Hướng dẫn học sinh hoạt động ở nhà một cách tự giác

I – Lý do chọn đề tài :

 Xuất phát từ thực tế với chương trình và sách giáo khoa mới, nếu giáo viên tổ chức việc học tập ở nhà cho học sinh một cách đúng đắn sẽ tạo điều kiện không ít cho sự phát triển tính tích cực học tập và lĩnh hội kiến thức của học sinh trên lớp . Trong thực tiễn, các khả năng tích cực hoá hoạt động ở nhà không được sử dụng hết hiệu quả, mặt dù giáo viên đã cho rất nhiều bài tập ở nhàthường lệ sau mỗi tiết học. Đối với những học sinh khá, giỏi thì các em cảm thấy nhàm chán vì nó chỉ là lý thuyết giáo khoa chứ thực sự chưa đi vào thực tế cuộc sống. Đối với học sinh trung bình, yếu thì các em cảm thấy mệt nhọc khi phải làm quá nhiều bài tập.

II – Nhiệm vụ của đề tài :

 Tích luỹ kinh nghiệm qua nhiều năm giảng dạy bộ môn vật lý trước đây và thực tại giảng dạy sách giáo khoa mới với hướng dẫn giảng dạy chương trình giảng dạy hiện tại , Tôi xin đề xuất một giải pháp để mọi học sinh có thể học tập một cách tự giác , để đào sâu hiểu vững kiến thức đối với đối tượng học sinh khá, giỏi và hoàn thành chương trình đối với học sinh trung bình, yếu mà các em đã học được trên lớp.

 

doc6 trang | Chia sẻ: nbgiang88 | Lượt xem: 1231 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn học sinh hoạt động ở nhà một cách tự giác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
n sẽ tạo điều kiện không ít cho sự phát triển tính tích cực học tập và lĩnh hội kiến thức của học sinh trên lớp . Trong thực tiễn, các khả năng tích cực hoá hoạt động ở nhà không được sử dụng hết hiệu quả, mặt dù giáo viên đã cho rất nhiều bài tập ở nhàthường lệ sau mỗi tiết học. Đối với những học sinh khá, giỏi thì các em cảm thấy nhàm chán vì nó chỉ là lý thuyết giáo khoa chứ thực sự chưa đi vào thực tế cuộc sống. Đối với học sinh trung bình, yếu thì các em cảm thấy mệt nhọc khi phải làm quá nhiều bài tập. 
II – Nhiệm vụ của đề tài :
	Tích luỹ kinh nghiệm qua nhiều năm giảng dạy bộ môn vật lý trước đây và thực tại giảng dạy sách giáo khoa mới với hướng dẫn giảng dạy chương trình giảng dạy hiện tại , Tôi xin đề xuất một giải pháp để mọi học sinh có thể học tập một cách tự giác , để đào sâu hiểu vững kiến thức đối với đối tượng học sinh khá, giỏi và hoàn thành chương trình đối với học sinh trung bình, yếu mà các em đã học được trên lớp.
III – Nghiên cứu và thực hiện:
 Xuất phát từ thực tế học tập của học sinh và điều kiện giảng dạy của giáo viên của những năm 1995 trở về trước dụng cụ thực hành còn thiếu nhiều, tiết dạy với những dụng cụ quá đơn sơ khó tải hết nội dung làm cho thầy giảng bài nhàm chán học sinh tiếp thu mơ hồ, Tôi nghĩ cách làm thế nào để học sinh hứng thú học tập bộ môn vật lý. Từ đó, Tôi đã đưa những bài thực hành ở nhà và bài tập gần gũi với thực tế để các em đào sâu hiểu kỹ qua các tiết bài tập ở chương trình cũ.
 Từ năm học 1995 – 1996 đến năm học 2003 – 2004 tôi đã thực hiện cho học sinh lớp 9 (chương trình cũ) và học sinh lớp 7 (chương trình mới ) ở trường THCS Võ Xán qua bài tập ở lớp và phiếu giao việc. 
III – Phương pháp tiến hành :
	Giao bài về nhà bằng phiếu học tập 
 	Bài giao về nhà được chia làm hai phần: 
	+ Phần chung cho cả lớp.
	+ Phần riêng khác nhau cho các nhóm học sinh khác nhau.
	*Phần làm bài chung lại có hai yếu tố : yếu tố ôn tập, tức là hoạt động ôn tập tài liệu theo sách giáo khoa, bài ghi trong vở và các bài tập trong sách giáo khoa hay sách bài tập ; Yếu tố phát triển, bao hàm sự hoàn chỉnh nhất định đối với kiến thức và các yếu tố hoạt động sáng tạo.
	Vì sự cần thiết và thích hợp cho mọi loại đối tượng nên tôi chỉ đưa ra phần làm bài chung cho cả lớp.
Phần thứ hai: THỰC TRẠNG HIỆN TẠI VÀ KẾT QUẢ THU ĐƯỢC
I – Thực trạng hiện tại :
	Lượng kiến thức cho một đơn vị bài học có từ hai đến ba nội dung ,các lệnh ( C ) có từ 7 đến 10 câu. Để rút ra kết luận một vấn đề học sinh phải tự làm thí nghiệm để rút ra kiến thức, nên một tiết dạy giáo viên hết sức vất vả thì còn thời gian nào để chữa bài tập cho các em. sau mỗi tiết dạy giáo viên thường “phán” một câu khô khốc, nhàm chán “làm bài tập trang  ở sách bài tập”.
	Học sinh làm bài tập chiếu lệ cho hoàn thành công việc mà ít động não vì các em biết giáo viên có ít thời gian để kiểm tra vở bài tập một cách chi tiết.
II – Nội dung giải pháp mới :
	Tôi xin đưa ra vài phiếu học tập cho sau mỗi tiết học hoặc sau vài tiết học cho phần làm bài chung cho cả lớp có đầy đủ yếu tố ôn tập, phát triển và thực hành như sau:
Dự kiến trả lời của học sinh
Nội dung phiếu giao việc
HS:Vật có vị trí thay đổi so với vật khác.
HS: Hình như giọt mưa chuyển động về phía ôtô nên đập vào kính ôtô. Vì ta đã chọn mốc là ôtô.
HS: Gió thổi càng mạnh, mây bay càng nhanh nên ta cảm giác mặt trăng chuyển động càng nhanh. Vì ta đã chọn mốc là mây.
HS: Vệ tinh đứng yên so với mặt đất – Người trên mặt đất thấy dường như vệ tinh đứng yên trên bầu trời. Ứng dụng trong viễn thông, quân sự,
HS:(hs tự thực hành và vẽ quĩ đạo – gv kiểm tra, sửa chữa)
HS: Trái đất chuyển động quanh mặt trời, mặt trăng chuyển động quanh trái đất, đầu kim đồng hồ chuyển động quanh mặt số, 
HS: Chuyển động nhanh dần ’ chuyển động chậm dần ’ chuyển động đều.
HS: (tự thực hiện )
HS:Không – Lực làm biến đổi vận tốc của vật.
HS: không hẳn thế – Cũng có trường hợp có nhiều lực tác dụng lên vật nhưng vận tốc của vật vẫn không đổi – Cân bằng lực,
(yêu cầu học sinh)
HS: Không 
– Trường hợp đầu dây ngắn bị đứt. 
– Trường hợp sau dây dài bị đứt.
HS: (giải thích tương tự)
HS: Để làm giảm ma sát.
HS: Để làm tăng ma sát.
HS: tăng ma sát.
HS: tăng ma sát.
HS: giảm ma sát.
 HS: cảm giác rất nặng.
HS: nhẹ hơn một chút.
HS: nhẹ hơn chút nữa.
HS: nhẹ hơn rất nhiều.
(học sinh tự giải thích các trường hợp trên)
I – Bài học: chuyển động cơ học:
 1 – Bài tập ôn tập:
 a) Làm thế nào để biết một vật đứng yên hay chuyển động ?
 b) Ngồi trên ôtô đang chạy nhìn qua cửa kính lúc trời mưa, em sẽ thấy hình ảnh vệt mưa rơi trên kính như thế nào?
 c) Ban đêm nhìn lên bầu trời, nếu không có mây thì ta có cảm giác mặt trăng đứng yên. Nếu có mây và gió ta thấy mặt trăng chuyển động. Gió thổi càng mạnh, mặt trăng chuyển động càng nhanh tại sao?
 2 – Bài tập phát triển:
 a) Vệ tinh địa tĩnh là gì ? (Tìm tài liệu để đọc, hỏi người lớn, tham khảo tạp chí khoa học và đời sống , . . . )
3 – Bài tập thực hành:
Quấn mảnh giấy màu vào lần lượt các vị trí : Van xe đạp, các vị trí giữa nan hoa xe đạp. Cho xe đạp chuyển động, quan sát và vẽ quĩ đạo của mảnh giấy màu.
II – Bài học chuyển động đều – Chuyển động không đều .
 1 – Bài tập ôn tập:
 a) Tìm hiểu thực tế về các chuyển động đều. Thống kê các loại chuyển động đó.
 2 – Bài tập phát triển:
 a) Tìm hiểu các giai đoạn chuyển động của con tàu vũ trụ từ khi bắt đầu phóng đi đến lúc chuyển động trên quĩ đạo của nó.
3 – Bài tập thực hành:
	Tạo ra một chuyển động đều :
 Ống nhựa trong dài khoảng 1,5m bịt kín một đầu gắn cố định thẳng đứng. Đổ dầu nhớt thải (dầu còn trong) của xe máy vào ống, đồng hồ điện tử cho chạy đơn vị giây, chuẩn bị bút dạ, thả viên bi thép vào – Thực hiện thí nghiệm
(cách làm như máy Atút)
III – Bài học : Biểu diễn lực – Cân bằng lực – Quán tính.
 1 – Bài tập ôn tập:
 a) Lực có phải là nguyên nhân gây ra chuyển động? 
 2 – Bài tập phát triển:
 a) Nếu có lực tác dụng vào vật thì vận tốc của vật thay đổi?
3 – Bài tập thực hành:
 a) Buộc một vật nặng bỡi hai đoạn dây mảnh, đầu dài treo vào một giá cố định theo phương thẳng đứng, đầu ngắn tự do.
 + Kéo từ từ đầu dây ngắn.
 + Giật nhanh đầu dây ngắn.
Hiện tượng xảy ra ở hai trường hợp có giống nhau không? Giải thích . 
 b) Đặt một tờ giấy mỏng lên mép bàn, trên tờ giấy đặt úp một nắp bút máy.
+ Giật nhanh tờ giấy.
+ Kéo từ từ tờ giấy.
Hiện tượng xảy ra ở hai trường hợp có giống nhau không? Giải thích.
IV – Bài học: lực ma sát.
1 – Bài tập ôn tập:
 a) Ổ khoá lâu ngày bị rỉ sét khó mở ta thường tra dầu vào hay gọt ruột bút chì đổ vào để làm gì?
 b) Có những nắp vặn chai lâu ngày khó mở người ta thường quấn sợi dây thun hay vải khô để làm gì?
2 – Bài tập phát triển:
 a) Nước làm tăng hay giảm ma sát?
 + Người nông dân thường hay thấm nước vào tay để cầm cán cuốc, xẻng,? 
 + Nhân viên ngân hàng thấm nước vào tay để đếm tiền ? 
 + Sàn nhà mới lau nước còn ướt ?
 3 – Bài tập thực hành :
 a) Dùng dây buộc miệng bao đựng cát khoảng 30 – 40kg. Em hãy kiểm tra bằng cảm tính lực tay ta tác dụng vào đầu dây trong các trường hợp sau đây:
 +Dùng tay xách thẳng đứng.
 +Vắt dây qua xà dùng tay giữ đầu dây.
 +Quấn dây một vòng rồi dùng tay giữ đầu dây.
 +Quấn dây ba vòng rồi dùng tay giữ đầu dây.
Tôi xin giải một bài để thấy được sự phát triển kiến thức một cách lôgic để học sinh nắm kỹ, nhớ lâu và kích thích họ lúc nào cũng muốn hoàn thành bài tập vì nó rất thực tế .
Dự kiến trả lời của học sinh
Nội dung phiếu giao việc
HS:(học sinh dễ nhầm lẫn như sau)
 Xe đang đứng yên nếu có ngựa kéo nó mới chuyển động nhưng các em không nghĩ rằng xe đang chuyển động nếu có một lực tác dụng ngược hướng có thể làm cho xe ngừng lại .
 Từ đó học sinh mới thấy những điều sai và các em khẳng định: “Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của vật”.
GV: Vậy nếu có lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật thay đổi ? 
Thực ra đâu hẳn thế, có những trường hợp có nhiều lực tác dụng lên cùng một vật nhưng vận tốc của vật vẫn không đổi – Các lực cân bằng , lực tác dụng nhỏ hơn lực ma sát, 
	Từ đó học sinh mới nhớ một cách sâu sắc : “Khi tác dụng lên vật , lực có thể làm thay đổi vận tốc của vật” 
Bài học : Biểu diễn lực – Cân bằng lực – Quán tính.
1 – Bài tập ôn tập:
 Lực có phải là nguyên nhân gây ra chuyển động ?
2 – Bài tập phát triển:
 Nếu có lực tác dụng vào vật thì vận tốc của vật thay đổi?
Iii – Điều kiện thực hiện:
 - Đối với các trường có máy photo hoặc ở tại thị xã, thị trấn thì việc in ấn “phiếu giao việc” dễ dàng hơn với nguồn thu thêm ở học sinh mà đầu năm học Ban giám hiệu đã lập dự trù.
Đối với các trường ở nông thôn và miền núi có khó khăn hơn thì giáo viên giao “phiếu giao việc” cho lớp phó học tập để phổ biến vào thời gian truy bài 15’ đầu buổi hàng ngày. 
IV– Kết quả thu được:
	Tôi đã đem áp dụng đề tài này vào thực hiện cho khối lớp 8 trong học kỳ I và lớp học tự chọn vật lý. Kết quả nhận được thực tế là học sinh sôi nổi hơn trong phát biểu xây dựng bà, câu trả lời có phần chuẩn xác hơn về thuật ngữ vật lý . Ở lớp học tự chọn vật lý, qua điều tra thì có 90% học sinh tiếp tục đăng ký học tiếp ở học kỳ II, mặt dù môn học tự chọn ở học kỳ II có tăng thêm. 
Phần thứ ba: KẾT LUẬN 
	Như vậy, để làm được các phiếu học tập này cho 6 nhóm học sinh để các em tự nhân rộng đến từng cá nhân học sinh. Giáo viên phải bỏ nhiều công để soạn các bài tập có đầy đủ các yếu tố đó. Học sinh phải thực sự thích thú ham tìm tòi lời giải và thực hiện các bài thực hành thì họ mới tự giác hoạt động một cách tích cực được.
	Nếu học sinh đã hoạt động học tập ở nhà một cách tích cực, tự giác thì họ học bộ môn này tốt hơn nhiều. Khi đó giáo viên cũng hứng thú khi truyền thụ kiến thức cho học sinh và cũng lôi cuốn vào việc soạn, giảng .
	Nếu đề tài này có thể áp dụng được đối với các bạn đồng nghiệp , thì các bạn có thể áp dụng thử . Nếu bạn cũng thành công thì chúng ta có thể cùng nhau trao đổi để soạn phiếu giao việc ở nhà cho học sinh một cách hấp dẫn hơn .
Phú Phong, Tháng 01/2005
Nguyễn Văn Ngữ
Tái bút: SKKN này đã đạt giải B cấp tỉnh rồi đó bạn.

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem.doc
Bài giảng liên quan