Hướng dẫn ôn tập Phì Nhiêu Đất

1. Trên quan điểm phì nhiêu đất đai, bạn có nên khuyên nông dân thâm canh 3 vụ lúa / năm không?

Liệt kê và phân tích các bất lợi cho độ phì nhiêu đất đai khi canh tác 3 vụ lúa / năm (trồng 1 loại cây trồng liên tục trong thời gian dài, tạo môi trường yếm khí liên tục cho đất):

- Bất lợi về vật lý đất?

- Bất lợi về hóa học đất?

- Bất lợi về sinh học đất?

 

doc3 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1204 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn ôn tập Phì Nhiêu Đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Hướng dẫn ôn tập Phì Nhiêu Đất
Trên quan điểm phì nhiêu đất đai, bạn có nên khuyên nông dân thâm canh 3 vụ lúa / năm không?
Liệt kê và phân tích các bất lợi cho độ phì nhiêu đất đai khi canh tác 3 vụ lúa / năm (trồng 1 loại cây trồng liên tục trong thời gian dài, tạo môi trường yếm khí liên tục cho đất): 
Bất lợi về vật lý đất?
Bất lợi về hóa học đất?
Bất lợi về sinh học đất?
 Cho biết các trở ngại đối với độ phì nhiêu của đất trồng lúa trong khu vực bao đê ngăn lũ?
Bất lợi chính: 1). Mất nguồn cung cấp phù sa và 2). Giảm khả năng rửa phèn, độc chất.
Các bất lợi này ảnh hưởng như thế nào đến các đặc tính lý, hóa, sinh học đất?
Trên đất trồng rẫy và đất trồng lúa, khi bón phân N vào đất, N sẽ mất theo đường nào? Các biện pháp để gia tăng hiệu quả sử dụng phân N?
Đặc tính đất khác nhau giữa đất trồng rẫy và trồng lúa: thoáng khí >< yếm khí
Đất trồng rẫy:
Đất phèn: khi bón phân đạm chứa NH4-N vào đất, N sẽ mất đi do:
NH4+ bị cố định bởi phiến sét
Bốc hơi ở lớp đất mặt khi nhiệt độ cao
Do cây trồng hấp thu và vi sinh vật đất bất động
Đất phù sa: mất N do:
Nitrate hóa (do điều kiện pH thích hợp và đất thoáng khí), sau đó nitrate sẽ bị trực di và rửa trôi (nitrate mang điện (-) nên khả năng được keo đất hấp phụ thấp).
Bốc hơi ở lớp đất mặt khi nhiệt độ cao
Cây trồng hấp thu và vi sinh vật đất bất động
Đất trồng lúa:
Đất phèn: mất N do:
- 	Trực di (nhưng khả năng mất N theo con đường này ít hơn đất trồng rẫy do sự hiện diện của tầng đế cày trên đất lúa).
- 	Bị cố định bởi khoáng sét.
Do cây trồng hấp thu và vi sinh vật đất bất động
Đất phù sa: mất N do:
- 	Nitrate hóa ở tầng đất mặt (nơi vẫn còn oxy khuếch tán), sau đó nitrate trực di xuống tầng khử và bị khử oxy (mất N dạng khí N2) (Xem tiến trình khử nitrate trong ruộng lúa).
- 	Bốc hơi NH3 ở điều kiện pH nước cao (xem tiến trình ammonia hóa trong đất ruộng).
-	Trực di
-	Cây trồng hấp thu và vi sinh vật đất bất động
So sánh hiệu quả sử dụng phân đạm trên đất phèn và đất phù sa trồng lúa hoặc cây trồng cạn?
Từ các con đường mất N trên đất phèn và đất phù sa trồng lúa hoặc cây trồng cạn (thảo luận ở câu 3), đánh giá hiệu quả sử dụng phân N trên 2 loại đất này.
Dự đoán tốc độ khoáng hóa N trong đất phù sa trồng lúa nếu được bổ sung thêm nguồn chất hữu cơ giàu hoặc nghèo N? 
- 	Định nghĩa khoáng hóa, bất động N khi cung cấp chất hữu cơ cho đất.
- 	Khi cung cấp nguồn chất hữu cơ giàu N cho đất: tiến trình khoáng hóa N chiếm ưu thế hơn so với tiến trình bất động N. Do đó, N khoáng được cung cấp cho đất từ sự phân hủy chất hữu cơ và khoáng hóa N từ nguồn chất hữu cơ thêm vào đất.
- Khi cung cấp nguồn chất hữu cơ nghèo N cho đất: tiến trình bất động N chiếm ưu thế hơn tiến trình khoáng hóa. N khoáng được cung cấp từ chất hữu cơ thấp, đồng thời vi sinh đất gia tăng hấp thu N khoáng có sẵn trong đất do đó hàm lượng N khoáng trong đất tại thời điểm cung cấp chất hữu cơ sẽ giảm → Cây trồng thiếu N.
So sánh tiến trình chuyển hóa đạm (N) và lưu huỳnh (S) trong đất?
So sánh về các phương diện:
Nguồn gốc trong tự nhiên
Con đường du nhập vào đất
Các dạng ion hiện diện trong đất
Sự chuyển hóa trong đất
Các tiến trình mất đi khỏi đất
Tại sao dùng CEC để đánh giá độ phì của đất? 
Định nghĩa CEC của đất
Nguồn gốc điện tích của keo đất
Các yếu tố ảnh hưởng đến CEC của đất
→ CEC quyết định khả năng giữ chất dinh dưỡng và giữ nước của đất
Trên các lọai đất chua phèn thường được khuyến cáo bón vôi. Vậy lợi ích của việc bón vôi là gì? Trung hòa đến trị số pH nào là thích hợp? Tại sao?
Xem cơ chế cải tạo đất phèn của vôi trong giáo trình
Trung hòa đến pH khoảng 5-6 vì cây trồng có thể phát triển tốt trong khoảng pH này, các đặc tính của đất không bị ảnh hưởng bởi pH ≥ 5 và hiệu quả kinh tế cao hơn khi nâng pH đến ≈ 7.
Lân hữu dụng (dễ tiêu) là gì? Yêu cầu về phân lân trên đất phèn và đất phù sa có khác nhau không? Tại sao?
Trình bày các dạng ion P cây trồng có thể hấp thu
Ảnh hưởng của pH dung dịch đất đến sự hiện diện của các dạng anion P?
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ hữu dụng P trên đất phèn và đất phù sa? (Các yếu tố cố định P trên đất phèn?)
Cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến độ hữu dụng của lân trong đất?
pH đất
Hàm lượng Al, Fe, Ca
Hàm lượng chất hữu cơ trong đất
Điều kiện thoáng khí / ngập nước (oxy hóa / khử)
(Xem giáo trình)
Các phân tích thường cho thấy hàm lượng K hữu dụng (hòa tan) trong đất không thiếu? Như vậy có nên khuyến cáo không bón phân K hay không?
Các dạng K hiện diện trong đất? Khả năng cung cấp K cho đất từ các dạng trao đổi và cố định?
Tại sao khuyến cáo bón phân K cho đất? 
Độ hữu dụng của các nguyên tố vi lượng khác nhau như thế nào trên các lọai đất chua, đất kiềm và đất trung tính?
Các đặc tính nổi bật của đất chua, đất kiềm và đất trung tính
Các đặc tính này (riêng biệt cho từng loại đất) ảnh hưởng đến độ hữu dụng của các nguyên tố vi lượng như thế nào? (Lưu ý: pH, điều kiện oxy hóa / khử và hàm lượng chất hữu cơ).

File đính kèm:

  • docHuong dan on tap.doc
  • docCau hoi on tap.doc
Bài giảng liên quan