Hướng dẫn soạn giáo án

Phần I: Yêu cầu chung

Để có thể thực hiện tốt chương trình phân ban THPT, ngoài việc nghiên cứu kỹ chương trình và SGK phân ban, giáo viên cần đổi mới ở các khâu sau:

Quan niệm cũ

Viết mục tiêu cho thầy: tập trung vào những điều giáo viên phải đạt được sau khi dạy xong bài đó.

Mục tiêu: yêu cầu thông hiểu ghi nhớ, tái hiện các kiến thức do giáo viên truyền đạt theo SGK, lặp lại đúng và thành thạo các kĩ năng đã tập dượt trong tiết học.

Quan niệm mới

Viết mục tiêu cho trò: sau khi học xong bài đó học sinh phải có những kiến thức, kĩ năng, thái độ gì, ở mức độ như thế nào.

Mục tiêu: đặc biệt chú ý năng lực nhận thức, rèn luyện các kĩ năng và phẩm chất tư duy, phù hợp với nội dung bài học (phân tích, tổng hợp, xác lập quan hệ giữa các sự kiện, nêu giả thuyết về nguyên nhân các sự kiện, hiện tượng ), chú ý các kĩ năng học tập, phát triển năng lực tự học

 

ppt10 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Ngày: 22/03/2022 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn soạn giáo án, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Hướng dẫn soạn giáo án 
Phần I: Yêu cầu chung 
	Để có thể thực hiện tốt chương trình phân ban THPT, ngoài việc nghiên cứu kỹ chương trình và SGK phân ban, giáo viên cần đổi mới ở các khâu sau: 
1. Đổi mới quan niệm về mục tiêu bài học 
	 Quan niệm cũ 
Viết mục tiêu cho thầy: tập trung vào những điều giáo viên phải đạt được sau khi dạy xong bài đó. 
Mục tiêu: yêu cầu thông hiểu ghi nhớ, tái hiện các kiến thức do giáo viên truyền đạt theo SGK, lặp lại đúng và thành thạo các kĩ năng đã tập dượt trong tiết học. 
	 Quan niệm mới 
Viết mục tiêu cho trò: sau khi học xong bài đó học sinh phải có những kiến thức, kĩ năng, thái độ gì, ở mức độ như thế nào. 
Mục tiêu: đặc biệt chú ý năng lực nhận thức, rèn luyện các kĩ năng và phẩm chất tư duy, phù hợp với nội dung bài học (phân tích, tổng hợp, xác lập quan hệ giữa các sự kiện, nêu giả thuyết về nguyên nhân các sự kiện, hiện tượng), chú ý các kĩ năng học tập, phát triển năng lực tự học 
Quan niệm cũ 
Mục tiêu bài học theo kiểu dạy học đồng loạt, giáo viên lấy trình độ chung của lớp làm căn cứ. 
Mục tiêu chung chung, chiếu lệ, hình thức. Mục tiêu đơn giản là chủ đề bài học, tóm tắt nội dung bài học hoặc giới hạn trọng tâm bài học. 
Những động từ như nắm được, hiểu được vẫn còn quá chung chung, chưa cho thấy rõ mức độ. 
Quan niệm mới 
Mục tiêu bài học theo phương pháp tích cực giáo viên phải hình dung thêm yêu cầu phân hoá đối với những nhóm học sinh có trình độ kiến thức và tư duy khác nhau để mỗi học sinh đều được làm việc với sự nỗ lực trí tuệ vừa sức nghĩa là bên cạnh mục tiêu chung còn phải tính đến mục tiêu riêng cho các nhóm học sinh đặc biệt. 
Mục tiêu phải định rõ mức độ hoàn thành công việc của học sinh, làm căn cứ để đánh giá chất lượng, hiệu quả thực hiện bài học. Vì vậy mỗi “ đầu ra ” của bài học nên được diễn đạt bằng một động từ hành động có thể quan sát, đánh giá được. 
Về mục tiêu kiến thức có thể dùng các động từ: định nghĩa, giải thích, mô tả lại, so sánh, chứng minh Về mục tiêu kĩ năng có thể dùng các động từ: thu thập, đo đạc, liệt kê, phân loại, nhận dạng 
2. Đổi mới cách soạn bài2.1. So sánh hai cách soạn bài 
Soạn bài theo phương pháp thụ động 
Giáo viên dự kiến chủ yếu là những hoạt động trên lớp của chính mình (thuyết trình, giảng giải, viết bảng, vẽ sơ đồ, biểu diễn phương tiện trực quan), có hình dung chút ít về những hành động hưởng ứng của học sinh (sẽ trả lời câu hỏi nêu ra như thế nào, có thể nêu ra thắc mắc gì, sẽ nhận xét gì khi xem giáo viên biểu diễn phương tiện trực quan). 
Soạn bài theo phương pháp tích cực 
Những dự kiến của giáo viên phải tập trung chủ yếu vào các hoạt động của học sinh (quan sát vật mẫu, tiến hành thí nghiệm, giải bài toán nhận thức), trên cơ sở đó giáo viên hình dung sẽ phải tổ chức các hoạt động của học sinh như thế nào (giao bài tập cho cá nhân hay theo nhóm, biểu diễn thí nghiệm cho học sinh quan sát rút ra nhận xét hay tổ chức cho học sinh trực tiếp làm thí nghiệm để tự rút ra kết luận). 
Soạn bài theo phương pháp thụ động 
Giáo viên phải tính toán kĩ trình tự các hoạt động trên lớp của chính mình sao cho hợp lý, tiết kiệm thời gian để chủ động hoàn thành tiết học đúng giờ. 
Thông tin đi theo một chiều, chủ yếu là từ thầy đến trò cho nên giáo viên có thể hoàn toàn kiểm soát được tiến độ bài học. GV vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mình để cố làm cho học sinh hiểu và nhớ nội dung quy đinh trong SGK. 
Soạn bài theo phương pháp tích cực 
Giáo viên phải suy nghĩ công phu về những khả năng diễn biến các hoạt động đề ra cho học sinh, dự kiến những giải pháp điều chỉnh để không bị “cháy giáo án”. 
Bài học được xây dựng từ những đóng góp của học sinh thông qua những hoạt động do giáo viên tổ chức, khai thác vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng học sinh và tập thể lớp, tăng cường mối liên hệ ngược từ trò đến thày và mối liên hệ ngang giữa trò với trò. Trong trường hợp này GV phải có kinh nghiệm sư phạm mới làm chủ được tiết học. 
2.2. Những yêu cầu cần đổi mới 
2.2.1. Về mặt phương pháp 
	Cần vận dụng các phương pháp tích cực phù hợp với: 
Nội dung bài học 
Trình độ học sinh 
Phương tiện, thiết bị dạy học 
2.2.2. Về mặt kĩ thuật 
	Tập trung vào việc sử dụng câu hỏi và sử dụng các phiếu học tập. 
	 a) Về sử dụng câu hỏi 
Để phát triển các phương pháp tích cực, trong khâu soạn bài cần coi trọng chuẩn bị các câu hỏi. 
Tránh đặt câu hỏi ở chỗ dễ hỏi mà phải đặt câu hỏi ở chỗ cần hỏi, câu hỏi có yêu cầu cao về nhận thức. 
Tránh tuỳ tiện đặt câu hỏi tức thì tại lớp mà cần phải chuẩn bị trước câu hỏi đặc biệt câu hỏi có yêu cầu cao về nhận thức. 
Cần có một số câu hỏi then chốt nhằm vào những mục đích nhận thức xác định, đặc biệt ở các phần trọng tâm, trên cơ sở đó khi lên lớp sẽ phát triển thêm những câu hỏi phụ tuỳ thuộc vào diễn biến của tiết học. 
	 b) Về sử dụng phiếu học tập 
 Để tổ chức các hoạt động học tập của học sinh, GV cần sử dụng các phiếu học tập. 
Mỗi phiếu hoc tập giao cho học sinh một vài nhiệm vụ nhận thức cụ thể nhằm dẫn dắt tới một kiến thức, tập dượt một kĩ năng, rèn luyện một thao tác tư duy hoặc thăm dò thái độ của học sinh trước một vấn đề. 
Qua công tác làm việc độc lập với các phiếu học tập học sinh được phát triển các kĩ năng tư duy (quan sát, so sánh, phân tích, quy nạp, khái quát hoá, suy luận, đề xuất giả thuyết). 
	 Kết luận: 	Cốt lõi của giáo án đổi mới là phần thiết kế các hoạt động giúp HS tự lực chiếm lĩnh nội dung bài học. Hình thức trình bày giáo án (mấy cột, mấy bước) có thể thay đổi tuỳ theo trình độ, kinh nghiệm, thói quen của GV, tuỳ theo chỉ đạo chuyên môn của từng địa phương. 

File đính kèm:

  • ppthuong_dan_soan_giao_an.ppt