Hướng Dẫn Thực Hiện Các Chủ Đề Hoạt Động Chủ Đề Hoạt Động Tháng 9 Thanh Niên Học Tập, Rèn Luyện Vì Sự Nghiệp Công Nghiệp Hoá, Hiện Đại Hoá Đất Nước

A- MỤC TIÊU GIÁO DỤC

 Sau hoạt động, giúp học sinh:

 - Hiểu được vai trò của công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, xác định được tráh nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

 - Biết xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện, biết xác định ngành nghề phù hợp với khả năng để phấn đấu trở thành những công dân có ích cho tương lai.

 - Tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập và rèn luyện.

B- NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:

 - Thảo luận và xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện của năm học cuối cùng ở trường trung học phổ thông.

 - Diễn đàn vai trò của thanh niên học sinh trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

 

doc83 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hướng Dẫn Thực Hiện Các Chủ Đề Hoạt Động Chủ Đề Hoạt Động Tháng 9 Thanh Niên Học Tập, Rèn Luyện Vì Sự Nghiệp Công Nghiệp Hoá, Hiện Đại Hoá Đất Nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 chặt chẻ và ý thức kỷ luật tự giác, nghiêm minh. 
	- Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao tinh thần quốc tế cao cả của giai cấp công nhân, đoàn kết quốc tế thuỷ chung son sắc, ý nghĩa, chí tình.
IX- Về ngày nhà giáo việt nam
	1. Các câu tục ngữ.
	- "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư"
	- "Không thầy đố mày làm nên"
	- "Nữa bụng chữ bằng một hủ vàng"
	- "Học ăn, học nói, học gói, học mở"
	2. Bác Hồ nói về vai trò, mục đích của giáo dục 
- "Hiền dữ đầu phải là tính sẳn, phần nhiều do giáo dục mà nên"
	(Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 3, trang 383)
	- "Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo nâng cao những công nhân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến"
	(Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 8, trang 80)
	- "Một dân tộc dốt nát là một dân tộc yếu"
	"Nước nhà cần phải kiến thiết. kiến thiết cần phải có nhân tài"
	(Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 4, trang 451)
	- "Muốn xứng đáng vai trì của người chủ thì cần phải học tập"
	(Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 7, trang 398)
	- "Học để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu nước mạnh" 
	(Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 7, trang 399)
	- "Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người"
	(Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 9, trang 222)
	- "Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt và học tốt...nhiệm vụ của cô giáo, thầy giáo là rất quan trọng và vẽ vang" 
	(Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 12, trang 403)
	- "Nhiệm vụ giáo dục là rất quan trọng và vẽ vang vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục"
	(Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 11, trang 332)
	X- Về HIV/AIDS 
	1. HIV/AIDS là gì?
	- HIV là chữ viết tắt của loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người
	AIDS là chữ viết tắt của hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người 
AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. ở giai đoạn này, hệ thống miễn của cơ thể đã bị suy yếu nên người bệnh thường dể mắc các bệnh nhiễm khuẩn và ung thư.
	HIV có trong máu và các dịch cơ thể của người nhiễm như: Tinh dịch của Nam, dịch âm đạo của Nữ, sửa mẹ. Ngoài ra, HIV còn có trong mồ hôi, nước mắt, nước bọt, nước tiểu nhưng với số lượng rất ít không đủ làm lây truyền HIV.
Các giai đoạn nhiễm HIV
* Cơ thể hoàn toàn bình thường. Một số người có sốt nhẹ.
* Có khả năng truyền bệnh cho người khác.
* Xét nghiệm HIV cho kết quả âm tính.
* Giai đoạn này còn gọi là: giai đoạn cửa sổ
* Giai đoạn này kéo dài từ 2 tuần dến 6 tháng
 4 Giai đoạn Dấu hiệu nhận biết
3
Giai đoạn cận AIDS
4 
Giai đoạn ADIS
2
Gia đoạn nhiễm HIV không triệu chứng
1
Giai đoạn sơ nhiễm
* Có các triệu chứng sau:
- Gầy sút (giảm trên 10% trọng lượng cơ thể)
- Sốt kéo dài trên 1 tháng
- Tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng
- Ho kéo dài trên 1 tháng
- Viêm da ngứa toàn thân
* Xuất hiện nhiều bệnh như ung thư, viêm phổi, lao, viêm da, lở loét toàn thân, cơ thể suy kiệt....
* Người bệnh có thể nhanh chóng tử vong tuỳ theo điều kiện chăm sóc và điều trị. 
* Các biểu hiện có thể gặp:
- Sưng hạch ở cổ, nách, bẹn.
- Sốt kéo dài.
- Tiêu chảy kéo dài.
- Lở loét ngoài da...
* Xét nghiệm HIV cho kết quả dương tính
* Cơ thể vẫn khoẻ mạnh.
* Xét nghiệm HIV cho kết quả dương tính.
* Dễ lây nhiễm HIV cho người khác.
* Giai đoạn này kéo dài từ 5 đến 7 năm.
* Vẫn không có dấu hiệu bệnh đặc trưng.
3. Những đường lây truyền HIV
	Đường máu:
	Khi có tiếp xúc trực tiếp với máu bị nhiễm HIV. Ví dụ như:
	- Truyền máu bị nhiễm HIV.
	- Dùng chung bơm kim tiêm và các dụng cụ xuyên chích qua da với người nhiễm HIV mà chưa được tiệt trùng đúng cách.
	- Để máu của người nhiễm HIV tiếp xúc trực tiếp với da, niêm mạc của mình và tại điểm tiếp xúc có vết thương hở hoặc vết xây xước.
	Đường tình dục:
	- Khi có tiếp xúc trực tiếp với dịch sinh dục của người nhiễm HIV như: tin dịch của nam và dịch tiết âm đạo của nữ.
	Ví dụ như:
	-Quan hệ tình dục với người nhiễm HIV qua đường âm đạo, hậu môn hay miệng mà không dùng bao cao su.
	- Để dịch sinh dục của người nhiễm tiếp xúc trực tiếp với da, niêm mạc của mình và tại điểm tiếp xúc có vết thương hở hoặc vết xây xước.
	Từ mẹ bị nhiễm HIV truyền sang con:
	Người mẹ bị nhiễm HIV có thể truyền sang cho con trong thời kỳ mang thai, trong khi sinh và khi cho con bú. Trong thời kỳ mang thai, nếu mẹ bị nhiễm HIV không dùng thuốc kháng HIV thì tỷ lệ truyền sang cho con là 25 - 35%.
	- Trong thời kỳ mang thai, mẹ bị nhiễm HIV có thể truyền sang cho con qua rau thai (nhau thai).
	- Trong khi sinh, con có thể nhiễm HIV từ mẹ do da, niêm mạc của bé tiếp xúc trực tiếp với máu của mẹ.
	- Trong sữa mẹ có chứa HIV nên trẻ bú mẹ có thể bị lây nhiễm HIV.
4. Những đường không lây truyền HIV.
* Dùng chung đồ ăn uống: bát đĩa, cốc chén....
* Quan hệ giaotiếp thường ngày: bắt tay, ôm hôn xã giao.
* Ho, hắt hơi, nước bọt, nước mắt, mồ hôi.
* Tắm chung, dùng chung nhà vệ sinh.
* Dùng chung các đồ dạc như: điện thoại, các thiết bị trong gia đình, văn phòng cũng như các dụng cụ làm việc khác.
* ở chung nhà, làm việc chung trong cùng một cơ quan, một nhà máy, một phân xưởng, học chung trong nhóm, trong lớp..
* Muỗi đốt không truyền HIV và HIV không sống được trong cơ thể con muỗi.
5. Một số hành vi nguy cơ (hành vi không an toàn) dẫn đến nhiễm HIV/ AIDS.
- Quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su đúng cách với người mà ta không biết chắc 
chắn người đã có nhiễm HIV hay không.
- Truyền máu hoặc các chế phẩm của máu mà chưa xét nghiệm HIV. Cấy ghép mô, phủ tạng, thụ tinh nhân tạo mà chưa xét nghiệm HIV.
- Người phụ nữ nhiễm HIV có nguy cơ truyền HIV sang cho con trong thời kỳ mang thai, trong khi sinh hoặc khi cho con bú sữa mẹ.
- Dùng chung bơm kim tiêm và các dụng cụ xuyên chích qua da với người nhiễm HIV mà chưa được tiệt trùng.
6. Ai có thể bị nhiễm HIV?
	Tất cả mọi người đều có thể bị nhiễm HIV.
	Dù bạn là ai, nam hay nữ, già hay trẻ, học sinh, sinh viên, nông dân, công nhân, cán bộ, dù bạn có học vấn cao hay thấp, ở nông thôn, miền núi hay thành thị, bạn đều có nguy cơ nhiễm HIV nếu bạn có những hành vi không an toàn (hành vi nguy cơ)
	ở Việt Nam, việc lây nhiễm HIV/ AIDS không chỉ xẩy ra ở những người tiêm chích ma tuý và mua bán dâm mà đã có nhiều trường hợp HIV/ ADí được phát hiện trong thanh niên, học sinh, sinh viên, nông dân, công nhân, trí thức, cán bộ, nhân viên văn phòng, các dân tộc thiểu số....
7. Cách phát hiện một người có nhiễm HIV hay không
	ở Việt Nam hiện nay cách duy nhất để biết tình trạng nhiễm HIV là xét nghiệm máu đúng cách.
	" Xét nghiệm máu đúng cách", có nghĩa là phải làm xét nghiệm máu đúng phương pháp với 3 kỹ thuật thử khác nhau, do các cơ sở của Bộ y tế công nhận thực hiện. Nếu cả ba xét nghiệm đều cho kết quả dương tính thì người đó đã bị nhiễm HIV.
	Khi kết quả xét nghiệm máu âm tính thì có thể:
	- Bạn không nhiễm HIV, hoặc:
	- Bạn đã bị nhiễm HIV nhưng đang ở trong giai đoạn sơ nhiễm - giai đoạn cửa sổ.
	Không thể xác định ai đó bị nhiễm HIV chỉ quan sát bằng vẻ bề ngoài, dù người đó trong khoẻ mạnh hay ốm yếu, đẹp hay xáu, sang trọng hay nghèo hèn.
	8. Các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV
	Phòng lây nhiễm HIV qua đường tình dục:
	Tránh tiếp xúc trực tiếp với dịch sinh dục của người mà bạn không biết chắc chắn người đó có bị nhiễm HIV hay không bằng cách sau:
	- Không quan hệ tình dục trực tiếp qua đường âm đạo, hậu môn và miệng mà 
không sử dụng bao cao su thường xuyên và đúng cách.
	- Nếu có quan hệ tình dục chỉ quan hệ với một người và người đó cũng chỉ quan hệ tình dục với bạn.
	Nếu bị bất kỳ bệnh lây truyền qua đường tình dục nào, chẳng hạn: lậu hoặc giang mai... cần đến ngay các trung tâm y tế để được khám, tư vấn và điều trị.
	Phòng lây nhiễm HIV qua đường máu:
	Tránh tiếp xúc trực tiếp với máu của người khác bằng cách sau:
	- Không dùng chung kim tiêm, dao cạo và các dụng cụ xuyên chích qua da với người khác.
	- Không truyền máu và các chế phẩm từ máu mà chưa được xét nghiệm và khẳng định không nhiễm HIV.
	Phòng lây truyền từ mẹ sang con:
	- Người nhiễm HIV vẫn có quyền kết hôn. Nếu muốn có thai thì phải được tư vấn.
	- Nếu đa được có thai, trong suốt quá trình mang thai, sinh con và nuôi con, cần được tư vấn để thực hiện các biện pháp lây nhiễm cho con như:
	+ Uống thuốc kháng HIV trong khi mang thai.
	+ Mổ đẻ thay vì để thường.
	+ Không nên cho con bú sữa mẹ.
	9. Phụ nữ có nguy cơ nhiễm HIV/ AIDS cao hơn nam giới.
	ở Việt Nam, số phụ nữ bị nhiễm HIV ngày càng tăng. Các nghiên cứu cho thấy nguy cơ lây nhiễm HIV ở nữ không kém gì nam. Trong rất nhiều trường hợp, nguy cơ này còn cao hơn do các nguyên nhân sau:
- Khi quan hệ tình dục, tinh dịch có thể đọng lại trong âm đạo lâu hơn làm tăng thời tiếp xúc giữa bề mặt âm đạo với dịch sinh dục nam.
- Diện tích niêm mạc âm đạo của nữ lớn hơn nhiều so với diện tích niêm mạc của cơ quan sinh dục nam, do vậy khả năng truyền HIV từ nam sang nữ trong quan hệ tình dục là lớn hơn.
- Phụ nữ thường là người "bị động" trong quan hệ tình dục, nhất là trong những trường hợp bị ép dâm, cưỡng dâm, hiếp dâm. Trong các trường hợp này cơ quan sinh dục dễ bị xây xước.
- Phụ nữ hay truyền máu do ốm đau, sinh đẻ bị mất máu nhiều...
	10. Câu hỏi trắc nghiệm
	Dưới đây là một số câu hỏi trắc nghiệm: đúng - sai. Đề nghị các bạn dành đôi phút để trả lời cho các câu hỏi đó. Các bạn chỉ việc dánh dấu Ă vào câu trả lời đúng hoặc 
sai. Đáp án sẽ được trình bày phía dưới.
	 Đúng Sai
	1. ở Việt Nam hiện nay, chỉ có xét nghiệm máu mới biết › ›
người nào bị nhiễm HIV.
	2. Nếu bắt tay, ôm hôn một người nhiễm HIV thì sẽ bị › › lây HIV.
	3. Nhìn hình thức bên ngoài có thể biết được người đó đ㠛 › 
nhiễm HIV.
	4. Mẹ bị nhiễm HIV có thể truyền HIV sang cho con khi › › 
mang thai.
	5. Có thể phòng lây nhiễm HIV bằng cách thực hiện các › › hành vi an toàn như: sử dụng bao cao su đúng cách, không dùng 
chung bơm kim tiêm.
	6. Cấm không cho những người phụ nữ bị nhiễm HIV › ›
sinh con.
	 Đáp án: 1.Đ; 2.S; 3.S; 4.Đ; 5.Đ; 6.S.

File đính kèm:

  • docanh cach.doc