Hướng dẫn thực hiện chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học
1. Để hiệu trưởng tự đánh giá và từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện, tự hoàn thiện nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường.
2. Làm căn cứ để cơ quan quản lý giáo dục đánh giá, xếp loại hiệu trưởng phục vụ công tác sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và đề xuất, thực hiện chế độ, chính sách đối với hiệu trưởng.
3. Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục xây dựng, đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của hiệu trưởng.
ong hoạt động của nhà trường III. CHUẨN HIỆU TRƯỞNG Tiêu chuẩn 4: Năng lực tổ chức phối hợp với gia đình học sinh, cộng đồng và xã hội 1. Tiêu chí 17: Tổ chức phối hợp với gia đình học sinh 2. Tiêu chí 18: Phối hợp giữa nhà trường và địa phương Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học được trình bày thành 4 tiêu chuẩn. Mỗi tiêu chuẩn được cụ thể hoá thành một số tiêu chí. Mỗi tiêu chí có một tên ngắn gọn để dễ nhớ, kèm theo một nội dung cô đọng, chứa đựng những dấu hiệu cơ bản về quản lý giáo dục, quản lý trường tiểu học. IV.YÊU CẦU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HIỆU TRƯỞNG THEO CHUẨN 1. Phải đảm bảo khách quan, công bằng, dân chủ, toàn diện và khoa học; phản ánh đúng phẩm chất, năng lực, hiệu quả công tác, phải đặt trong phạm vi công tác và điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương. 2. Việc đánh giá, xếp loại hiệu trưởng phải căn cứ vào các kết quả đạt được, các minh chứng phù hợp với các tiêu chí, tiêu chuẩn của Chuẩn.(Tham khảo phụ lục 1 kèm theo công văn số 3256/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) Một số quy định chung khi xây dựng minh chứng phân định các mức của tiêu chí Các tiêu chí đều được đánh giá theo ba mức: mức Trung bình, mức Khá và mức Xuất sắc. Mức trung bình phản ánh yêu cầu tối thiểu hiệu trưởng trường tiểu học phải đạt về tiêu chí đó. Mỗi mức cao hơn bao gồm các yêu cầu của mức thấp hơn liền kề cộng thêm một vài yêu cầu mới đối với mức đó. Việc phân biệt các mức cao, thấp dựa vào số lượng và chất lượng các hoạt động hiệu trưởng đã thực hiện. Tuỳ từng tiêu chí, mức độ đạt được của tiêu chí được thể hiện bằng số lượng hành động hoặc bằng chất lượng sản phẩm hoạt động của hiệu trưởng. Điều này được đánh giá bởi các động từ hành động hoặc các trạng từ, tính từ trong văn bản Chuẩn. Các mức này phải “lượng hóa” ở mức tối đa, nghĩa là, có khả năng “đo” được (phải trực quan được: đo được, đếm được, nhìn được, nhận biết được) để người tự đánh giá hoặc người đánh giá dễ đối chiếu, 3 mức độ trong mỗi tiêu chí đều được trình bày theo một cấu trúc đồng dạng. Người đánh giá hiệu trưởng cần xem xét các minh chứng để kiểm tra, xác nhận hay điều chỉnh mức tự đánh giá, xếp loại của hiệu trưởng. IV.PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HIỆU TRƯỞNG THEO CHUẨN 1.Đánh giá và cho điểm từng tiêu chí dựa trên mức độ đạt của tiêu chí và xem xét các minh chứng liên quan. Điểm tiêu chí tính theo thang điểm 10, là số nguyên. Tổng điểm tối đa của 18 tiêu chí là 180. 2.Đánh giá xếp loại hiệu trưởng : a) Đạt chuẩn: - Loại xuất sắc: Tổng số điểm từ 162 đến 180 và các tiêu chí phải đạt từ 8 điểm trở lên; - Loại khá: Tổng số điểm từ 126 trở lên và các tiêu chí phải đạt từ 6 điểm trở lên; - Loại trung bình: Tổng số điểm từ 90 trở lên, các tiêu chí của tiêu chuẩn 1 và 3 phải đạt từ 5 điểm trở lên, không có tiêu chí 0 điểm. b) Chưa đạt chuẩn - loại kém: Tổng số điểm dưới 90 hoặc thuộc một trong hai trường hợp sau: - Có tiêu chí 0 điểm; - Có tiêu chí trong các tiêu chuẩn 1 và 3 dưới 5 điểm. IV.THÀNH PHẦN ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HIỆU TRƯỞNG THEO CHUẨN Hiệu trưởng Các Phó Hiệu trưởng Đại diện Tổ chức cơ sở Đảng, Ban Chấp hành Công đoàn, Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; Cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của trường; Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng. IV.QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HIỆU TRƯỞNG THEO CHUẨN Bước 1. Hiệu trưởng tự đánh giá, xếp loại Mỗi hiệu trưởng tự đánh giá và ghi điểm đạt được ở từng tiêu chí vào Phiếu hiệu trưởng tự đánh giá (phụ lục I, kèm theo Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT). Hiệu trưởng chuẩn bị các minh chứng liên quan đến các tiêu chí, ghi rõ minh chứng vào phiếu đánh giá. Căn cứ vào tổng số điểm và điểm đạt được theo từng tiêu chí, hiệu trưởng tự xếp loại (đạt chuẩn: loại trung bình, loại khá, loại xuất sắc hoặc chưa đạt chuẩn - loại kém). Cuối cùng, hiệu trưởng tự đánh giá về những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và nêu hướng phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. IV.QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HIỆU TRƯỞNG THEO CHUẨN Bước 2. Cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường tham gia góp ý và đánh giá hiệu trưởng Đại diện cấp ủy Đảng hoặc Ban chấp hành Công đoàn nhà trường làm công tác tổ chức buổi đánh giá và thực hiện các bước sau: 2.1 Chọn người chủ trì (điều hành) buổi đánh giá (cuộc họp) thông qua biểu quyết. 2.2 Hiệu trưởng báo cáo kết quả tự đánh giá trước tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. 2.3 Cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường đóng góp ý kiến, tham gia đánh giá hiệu trưởng và ghi điểm đạt được ở từng tiêu chí vào Phiếu cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia đánh giá hiệu trưởng (phụ lục II, kèm theo Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT). IV.QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HIỆU TRƯỞNG THEO CHUẨN 2.4 Kiểm số lượng phiếu đánh giá, niêm phong và lập biên bản. Để cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường góp ý và tham gia đánh giá hiệu trưởng một cách tích cực, chủ động, khách quan, có hiệu quả, nhà trường cần: - Sắp xếp và có thông báo lịch họp trước ít nhất một tuần, tối thiểu phải có 2/3 số người dự họp; - Cần quán triệt rõ mục đích, yêu cầu việc đánh giá, xếp loại hiệu trưởng theo Chuẩn; hướng dẫn chi tiết cách ghi phiếu; - Tổ chức thảo luận, góp ý cho hiệu trưởng ở tất cả các mặt hoạt động lãnh đạo, quản lý nhà trường diễn ra trong năm học; động viên, khích lệ và tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi thành viên tham gia đánh giá một cách trung thực, khách quan đối với hiệu trưởng; - Cần đối chiếu các minh chứng với từng tiêu chí đánh giá hiệu trưởng. IV.QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HIỆU TRƯỞNG THEO CHUẨN 2.5 Với sự chứng kiến của hiệu trưởng, tổng hợp các ý kiến đóng góp và kết quả; phân tích các ý kiến đánh giá và nhận xét, góp ý cho hiệu trưởng theo Phiếu tổng hợp kết quả (phụ lục III, kèm theo Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT). Khi tổng hợp kết quả đánh giá và các góp ý cần lưu ý phân tích cụ thể, kỹ lưỡng các thông tin sau đây: - Các phiếu của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đánh giá hiệu trưởng thuộc loại kém; - Những ý kiến nhận xét trái chiều, những ý kiến chưa thống nhất giữa tự nhận xét đánh giá của hiệu trưởng và của tập thể về hiệu trưởng. Trên cơ sở đó, phân tích, nhận xét và góp ý cho hiệu trưởng, ghi phiếu theo phụ lục III (kèm theo Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT). Nếu hiệu trưởng có ý kiến không đồng tình thì được trình bày trong một văn bản riêng gửi cho thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng. IV.QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HIỆU TRƯỞNG THEO CHUẨN Bước 3. Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng đánh giá, xếp loại hiệu trưởng - Xem xét kết quả tự đánh giá, xếp loại của hiệu trưởng, kết quả đánh giá của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường (được thể hiện trong các mẫu phiếu của phụ lục I, II, III) và các nguồn thông tin xác thực khác Trường hợp không có sự thống nhất giữa tự đánh giá của hiệu trưởng với đánh giá của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, có thể trao đổi với các đối tượng nêu trên, tham khảo thêm thông tin từ các nguồn khác (cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường; tập thể lãnh đạo, chuyên viên của cơ quan quản lý trực tiếp, ...) trước khi đưa ra quyết định của mình. Kết quả đánh giá, xếp loại hiệu trưởng theo Chuẩn được ghi vào Phiếu thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp đánh giá, xếp loại hiệu trưởng (phụ lục IV, kèm theo Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT). - Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại tới hiệu trưởng và tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường; lưu kết quả trong hồ sơ cán bộ và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên bằng văn bản. Trong quá trình đánh giá xếp loại, hiệu trưởng có quyền trình bày ý kiến của mình nhưng phải chấp hành ý kiến kết luận của thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng. V.TỔ CHỨC THỰC HIỆN: Đánh giá, xếp loại hiệu trưởng được thực hiện hằng năm vào cuối năm học. Phiếu hiệu trưởng tự đánh giá được lưu giữ trong hồ sơ của hiệu trưởng, được sao gửi cho cơ quan quản lý trực tiếp và là căn cứ để hiệu trưởng xây dựng kế hoạch phấn đấu và công tác trong năm học sau. Trưởng phòng giáo dục và đào tạo tổ chức, chỉ đạo thực hiện Thông tư này đối với các trường tiểu học; báo cáo kết quả đánh giá, xếp loại hiệu trưởng với ủy ban nhân dân cấp huyện và sở giáo dục và đào tạo trước ngày 30 tháng 6 hằng năm.(theo phụ lục 2, công văn số 3256/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) V.TỔ CHỨC THỰC HIỆN: Kết quả đánh giá, xếp loại được làm tư liệu cho việc: - Xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng và bồi dưỡng của hiệu trưởng; - Sử dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển hiệu trưởng và đề nghị xem xét, xử lý đối với những hiệu trưởng chưa đạt Chuẩn; - Xét khen thưởng, kỷ luật, thực hiện chế độ chính sách đối với hiệu trưởng. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý: - Việc đánh giá HT cần thực hiện chu đáo, đúng quy trình, không được thực hiện qua loa, chiếu lệ. Việc tổng hợp, báo cáo cần thực hiện đúng tiến độ quy định. -Việc đánh giá cần thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ và lưu trữ chu đáo -Cần nhấn mạnh vai trò của Tổ chuyên môn, các đoàn thể và Hội đồng nhà trường để việc đánh giá đúng thực chất, đảm bảo công bằng, khách quan và thể hiện được trách nhiệm của từng thành viên đối với vai trò của Hiệu trưởng. -Những ngày cuối năm có nhiều việc phải làm nên Hiệu trưởng cần có kế hoạch thực hiện cụ thể để đảm bảo tiến độ và chất lượng việc đánh giá. - Cơ quan quản lý cần công khai kết quả đánh giá trước tập thể nhà trường. - Trong trường hợp Hiệu trưởng chưa đồng ý với kết luận, cơ quan quản lý trực tiếp, cần xem xét, phân tích chu đáo để giải quyết khiếu nại của HT một cách tốt nhất, đảm bảo tính dân chủ trong quá trình thực hiện. - Việc đánh giá phải đi đôi với việc thu thập minh chứng chu đáo để đảm bảo tính khoa học, khách quan trong quá trình đánh giá. Việc đánh giá, xếp loại hiệu trưởng là một hoạt động rất quan trọng và cần thiết , Sở yêu cầu các Phòng GDĐT chỉ đạo, tổ chức triển khai theo đúng hướng dẫn, đảm bảo kết quả khách quan, đúng thực chất để góp phần xây dựng trường tiểu học Tiên tiến, hiện đại.
File đính kèm:
- CHUANHT.ppt