Hướng dẫn tổchức hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tuyến xã phường

Trong chăm sóc sức khỏe nói chung và trong công tác phòng, chống HIV/AIDS nói

riêng, các hoạt động tại tuyến xã, phường có vai trò hết sức quan trọng vì đây là tuyến cuối

cùng triển khai thực hiện các qui định, hướng dẫn cũng nhưcác hoạt động phòng, chống

HIV/AIDS đến từng hộgia đình và từng người dân nhưthông tin, giáo dục và truyền thông

thay đổi hành vi trong phòng, chống HIV/AIDS; các hoạt động can thiệp giảm tác hại dự

phòng lây nhiễm HIV; hoạt động chăm sóc, hỗtrợvà điều trịngười nhiễm HIV/AIDS tại

nhà và cộng đồng

Tại Việt Nam, hiện nay đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định viêc triển

khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại xã, phường. BộY tếcũng nhưmột sốBộ,

ngành khác đã ban hành một sốhướng dẫn kỹthuật giúp người quản lý và người tổchức

thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại xã, phường và tại cộng đồng dân cư.

Tuy vậy, các tài liệu, hướng dẫn đã được ban hành còn riêng rẽ, phân tán hoặc không còn phù

hợp với tình hình thực tế, do vậy không thuận tiện cho việc triển khai đồng bộcác hoạt động

trên địa bàn, trong khi hầu hết cán bộtham gia công tác quản lý, chỉ đạo và tổchức triển khai

các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tuyến xã, phường đang làm việc kiêm nhiệm.

Xuất phát từthực tế đó, BộY tếtổchức biên soạn và phát hành cuốn “Hướng dẫn

tổchức, hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tuyến xã, phường”nhằm mục đích hướng

dẫn kỹthuật cho tất cảcác cán bộquản lý và người tổchức thực hiện các hoạt động

phòng, chống HIV/AIDS các cấp đểtiến hành các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS

ởtuyến xã, phường được thuận lợi và có hiệu quả.

BộY tếtrân trọng cảm ơn các tổchức trong nước và quốc tế; các nhà lãnh đạo, nhà

quản lý, các chyên gia đã hỗtrợvà đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình soạn

thảo Hướng dẫn.

Mặc dù đã có nhiều cốgắng, tuy vậy tài liệu này chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót.

BộY tếmong muốn tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc, mọi ý kiến nhận xét

đều được hoan nghênh và xin được gửi vềBộY tế (Cục phòng, chống HIV/AIDS, số135/3,

phốNúi Trúc, Ba Đình, Hà Nội).

pdf100 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1804 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hướng dẫn tổchức hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tuyến xã phường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
hường gặp, các dịch vụ tránh thai, dự
phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và tham gia sinh hoạt trong các nhóm như “Bạn giúp
bạn”, “Giáo dục đồng đẳng”, các “Câu lạc bộ đồng cảm”.
- Trường hợp người nhiễm HIV gặp khó khăn mà người theo dõi, quản lý không giải
quyết được có thể báo cáo với chính quyền, trao đổi với các thành viên trong mạng lưới,
các ban ngành đoàn thể hoặc y tế cấp trên để phối hợp giải quyết.
83
Hướng dẫn tổ chức hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tuyến xã phường
CHƯƠNG VIII
GIÁM SÁT DỊCH HIV/AIDS, THEO DÕI HOẠT ĐỘNG 
PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TUYẾN XÃ, PHƯỜNG 
I. GIÁM SÁT DỊCH HIV/AIDS
1. Ý nghĩa tầm quan trọng
Giám sát dịch HIV/AIDS là việc thu thập thông tin liên tục, có hệ thống về sự xuất hiện,
phân bố, chiều hướng nhiễm bệnh, những yếu tố liên quan. Kết quả của giám sát sẽ dùng
để phân tích tình hình dịch HIV/AIDS, cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch, triển khai
và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS.
2. Nguyên tắc
- Tất cả các trường hợp nhiễm HIV phát hiện trên địa bàn xã phải được đối chiếu lại
thông tin người nhiễm HIV so với thực tế, lập danh sách quản lý, theo dõi, báo cáo lên
Trung tâm Y tế dự phòng huyện hoặc Trung tâm Y tế huyện.
- Chỉ có trạm trưởng trạm y tế và 01 cán bộ được giao quản lý danh sách người nhiễm
HIV/AIDS mới được quyền tra cứu thông tin liên quan đến danh tính người nhiễm HIV.
- Không được phép tiết lộ các thông tin liên quan đến tên, hình ảnh của những người
nhiễm HIV trên địa bàn cho những người khác biết. Chỉ những trường hợp nhiễm HIV tự
nguyện tiết lộ thông tin và đồng ý được chăm sóc tại nhà mới được giao cho cộng tác viên,
tuyên truyền viên đồng đẳng thực hiện các hoạt động chăm sóc tại nhà và cộng đồng. 
- Trong quá trình thực hiện chế độ báo cáo danh sách người nhiễm HIV trong hệ thống
báo cáo giám sát phải cho vào phong bì dán kín có niêm phong và ghi rõ tên và địa chỉ
người nhận tại Trung tâm Y tế dự phòng huyện.
3. Nội dung giám sát dịch
3.1. Giám sát các trường hợp nhiễm HIV
- Căn cứ danh sách người nhiễm HIV do cơ quan đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS
tuyến huyện gửi cho Trạm trưởng Trạm Y tế hàng tháng. Trạm trưởng Trạm Y tế trực tiếp
thực hiện hoặc giao cho cán bộ được giao quản lý danh sách người nhiễm HIV tiến hành
đối chiếu tên, tuổi, địa chỉ của người nhiễm HIV có tên trong danh sách với thực tế nhân
khẩu tại địa bàn;
- Hiệu chỉnh danh sách đối với những trường hợp phát hiện có sai sót về tuổi, địa chỉ
hoặc người nhiễm HIV không có thực trên địa bàn và gửi danh sách này cho đơn vị đầu
mối về phòng, chống HIV/AIDS huyện. Thời gian phản hồi là 10 ngày kể từ khi nhận thông
báo đề nghị rà soát của đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS huyện.
- Lập danh sách người nhiễm HIV với các thông tin về họ tên, giới tính, năm sinh, điạ
chỉ chi tiết, đối tượng và ngày xét nghiệm HIV để theo dõi và quản lý người nhiễm HIV
trên địa bàn. 
84
Hướng dẫn tổ chức hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tuyến xã phường
- Thực hiện chế độ báo cáo giám sát phát hiện HIV: báo cáo các trường hợp nhiễm
HIV phát hiện được từ Trạm Y tế, người nhiễm HIV tử vong theo chế độ báo cáo giám sát
dịch tễ học HIV/AIDS do Bộ Y tế quy định.
3.2. Giám sát các nhóm người có nguy cơ lây nhiễm HIV
- Tham gia thực hiện giám sát trọng điểm HIV đối với những xã được lựa chọn giám
sát trọng điểm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy, nhóm phụ nữ bán dâm, nhóm thanh
niên khám tuyến nghĩa vụ quân sự: Trạm y tế có trách nhiệm mời, giới thiệu những người
được lựa chọn tham gia lấy mẫu giám sát trọng điểm HIV đến phỏng vấn và lấy mẫu máu
làm xét nghiệm. 
- Các cán bộ y tế xã phường, nhân viên y tế thôn bản, tuyên truyền viên đồng đẳng
vận động, khuyến khích các nhóm người có nguy cơ lây nhiễm HIV như người nghiện chích
ma túy, phụ nữ bán dâm, nhóm bạn tình của người nhiễm HIV, người nghiện chích ma túy,
phụ nữ bán dâm đi làm xét nghiệm HIV. 
- Tuyên truyền cho người dân hiểu rõ các nguy cơ làm lây nhiễm HIV để người dân
sớm xét nghiệm và biết tình trạng nhiễm HIV của mình nhằm giúp họ được chăm sóc và
điều trị kịp thời.
3.3. Thu thập, tổng hợp, phân tích tình hình dịch HIV/AIDS trên địa bàn xã, phường 
- Định kỳ hàng quý, Trạm trưởng trạm y tế thực hiện tổng hợp danh sách người nhiễm
HIV đang còn sinh sống trên địa bàn phân tích đánh giá phân bổ người nhiễm HIV theo
nhóm đối tượng, theo nhóm tuổi, theo giới tính, đánh giá số trưởng hợp mới và xu hướng
các trường hợp nhiễm HIV mới phát hiện. Báo cáo cơ quan chức năng về diễn biến tình
hình dịch HIV/AIDS trên địa bàn.
- Hàng quý, Trạm trưởng Trạm y tế có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan
xác định các tụ điểm về nghiện chích ma túy, hoạt động mại dâm ước lượng các quần thể
nguy cơ cao, đề xuất với cơ quan cấp trên có kế hoạch triển khai các biện pháp can thiệp
phòng lây nhiễm HIV.
II. GIÁM SÁT, THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG
HIV/AIDS TRÊN ĐỊA BÀN XÃ, PHƯỜNG
1. Ý nghĩa và tầm quan trọng
Giám sát, theo dõi và đánh giá trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nhằm xác định
các vấn đề ưu tiên cần quan tâm để triển khai các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS phù
hợp cho mỗi địa bàn cụ thể, sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả, giúp điều chỉnh các
kế hoạch, phương pháp triển khai các hoạt động phù hợp và kịp thời, nâng cao chất lượng
dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tuyến xã, phường. 
85
Hướng dẫn tổ chức hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tuyến xã phường
2. Nội dung giám sát, theo dõi và đánh giá hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên
địa bàn xã, phường
2.1. Giám sát
- Trạm trưởng Trạm Y tế thường xuyên giám sát đảm bảo chất lượng cung cấp dịch vụ
phòng, chống HIV/AIDS tại trạm y tế, hoặc tổ chức thành nhóm cán bộ giám sát hoạt động
phòng, chống HIV/AIDS của cộng tác viên, tuyên truyền viên đồng đẳng tại cộng đồng.
- Định kỳ tổ chức các buổi giao ban, hoặc thảo luận nhóm với cộng tác viên, tuyên
truyền viên đồng đẳng về nội dung, khó khăn tồn tại triển khai hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS tại cộng đồng.
- Giám sát việc ghi chép biểu mẫu, sổ sách của cộng tác viên đảm bảo chính xác trung thực.
- Định kỳ lựa chọn ngẫu nhiên để gặp gỡ những người được báo cáo tiếp cận với dịch
vụ do cộng tác viên hoặc tuyên truyền viên đồng đẳng cung cấp nhằm xác định tính chính
xác của các thông tin được báo cáo. Giám sát chất lượng và hiệu quả dịch vụ do cộng tác
viên và nhóm tuyên truyền viên đồng đẳng cung cấp.
2.2. Theo dõi
- Cử cán bộ chuyên trách theo dõi hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn
xã, phường. Theo dõi tiến độ triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa
bàn thông qua các số liệu đã thu thập được.
- Hướng dẫn cộng tác viên, tuyên truyền viên đồng đẳng tham gia công tác phòng,
chống HIV/AIDS trên địa bàn xã ghi chép đầy đủ, trung thực các thông tin của những người
được tiếp cận các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn.
- Các cán bộ Trạm Y tế có trách nhiệm ghi chép đầy đủ, trung thực các thông tin theo
hướng dẫn chuyên môn đã quy định đối với mỗi hoạt động phòng, chống HIV/AIDS do
chương trình quy định. 
2.3. Đánh giá
- Tuyến xã định kỳ hàng quý đánh giá kết quả đạt được so với chỉ tiêu đề ra để có kế
hoạch điều chỉnh kịp thời.
- Trạm Y tế định kỳ hàng năm đánh giá các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS triển
khai trên địa bàn xã, phường. Nội dung đánh giá tập trung vào các vấn đề liên quan đến
diễn biến tình hình dịch HIV/AIDS trước và sau triển khai các biện pháp can thiệp, kết quả
triển khai hoạt động dự phòng, chăm sóc hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn, so
sánh số lượng người được can thiệp, số người được tiếp cận với bơm kim tiêm, bao cao su,
số người được điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, số người
nhiễm HIV/AIDS được điều trị ARV, số người được chăm sóc hỗ trợ tại cộng đồng, số
người nhiễm HIV có công ăn việc làm ổn định. Đánh giá cũng tập trung vào tìm hiểu
kiến thức hiểu biết về HIV/AIDS của người dân, mức độ kỳ thị trên địa bàn xã; hành vi
nguy cơ lây nhiễm HIV của các nhóm dân cư
86
Hướng dẫn tổ chức hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tuyến xã phường
- Trạm Y tế tham mưu cho lãnh đạo UBND/Ban Chỉ đạo xã tổ chức họp giao ban,
tổng kết với các tổ chức đoàn thể xã hội trên địa bàn xã để báo cáo, đánh giá kết quả hoạt
động phòng, chống HIV/AIDS theo định kỳ.
2.4. Thực hiện chế độ báo lên cơ quan cấp trên
- Định kỳ tổng hợp số liệu và thực hiện chế độ báo theo quy định của Bộ Y tế về công
tác báo cáo hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. (Quyết định số 28/2008/QĐ-BYT ngày
14/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về thực hiện chế độ báo cáo chương trình phòng, chống
HIV/AIDS):
- Người trực tiếp lập biểu báo cáo phải chịu trách nhiệm trước người phụ trách bộ
phận về tính chính xác của số liệu, nội dung, chất lượng, thời hạn của báo cáo.
- Người phụ trách bộ phận báo cáo phải kiểm tra nội dung, chất lượng báo cáo và chịu
trách nhiệm trước thủ trưởng đơn vị và cơ quan chức năng về tính chính xác của số liệu,
nội dung, chất lượng, thời hạn của báo cáo theo quy định.
- Trạm trưởng Trạm Y tế ký chịu trách nhiệm trước cấp trên về tính chính xác của số
liệu, nội dung, chất lượng, thời hạn của báo cáo.
+ Thời gian nộp báo cáo: Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày chốt số liệu báo
cáo theo mỗi quý, Trạm Y tế xã, phường, thị trấn thu thập, tổng hợp số liệu của các hoạt
động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn và báo cáo bằng văn bản cho đơn vị đầu mối
về phòng, chống HIV/AIDS của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Đối với báo cáo
đột xuất thực hiện theo yêu cầu của cơ quan cấp trên.
+ Giá trị số liệu báo cáo: Số liệu báo cáo của Quý I được tính từ ngày 01/01 đến hết
ngày 31/3 hàng năm; Quý II được tính từ ngày 01/4 đến hết ngày 30/6 hàng năm; Quý III
được tính từ ngày 01/7 đến hết ngày 30/9 hằng năm; Quý IV được tính từ ngày 01/10 đến
hết ngày 31/12 hằng năm; Số liệu báo cáo năm được tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12
hàng năm.
Giấy phép xuất bản số 94-2013/CXB/4-06/YH cấp ngày 17 tháng 01 năm 2013
In 10.000 cuốn, khổ A4

File đính kèm:

  • pdfTAI LIEU XA PHUONG PC HIV- AIDS 22.01.2013[1].pdf
Bài giảng liên quan