III- Ứng dụng miễn dịch học trong đời sống

1. Kháng huyết thanh trị bệnh và vaccin ngừa bệnh:

- Máu của chúng ta có 2 thành phần cơ bản là : huyết cầu bao gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Phần thứ hai là huyết tương. Huyết tương là chất lỏng có màu nhạt, nó chứa 91% nước, 7% protein (albumin, globulin )

- Huyết thanh là huyết tương đã loại chất chống đông. Người ta còn dùng "huyết thanh" để chỉ những dung dịch có thể truyền vào máu nhằm bù một số chất bị thiếu hụt.

 

ppt10 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1191 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu III- Ứng dụng miễn dịch học trong đời sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
III.Ứng Dụng Miễn Dịch Học Trong Đời Sống1. Kháng huyết thanh trị bệnh và vaccin ngừa bệnh:- Máu của chúng ta có 2 thành phần cơ bản là : huyết cầu bao gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Phần thứ hai là huyết tương. Huyết tương là chất lỏng có màu nhạt, nó chứa 91% nước, 7% protein (albumin, globulin)- Huyết thanh là huyết tương đã loại chất chống đông. Người ta còn dùng "huyết thanh" để chỉ những dung dịch có thể truyền vào máu nhằm bù một số chất bị thiếu hụt.Trần Minh Tân 3084138Hồng cầuBạch cầu1III.Ứng Dụng Miễn Dịch Học Trong Đời SốngA. Kháng huyết thanh trị bệnhPasteur là người đầu tiên trên thế giới đã sử dụng kháng huyết thanh để trị bệnh dại cho người bị chó cắn. Đến nay việc sử dụng kháng huyết thanh để trị bệnh cho người đã thành thông dụng. Sử dụng huyết thanh là đưa vào cơ thể kháng thể có nguồn gốc từ người hoặc động vật, giúp cho cơ thể có ngay kháng thể đặc hiệu chống lại tác nhân gây bệnh. Nói một cách khác: sử dụng huyết thanh là tạo miễn dịch thụ động nhân tạo.2III.Ứng Dụng Miễn Dịch Học Trong Đời SốngĐể chế kháng huyết thanh, người ta dùng vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, vi rút, ) hoặc chất độc (nọc rắn,) làm kháng nguyên. Các kháng nguyên nầy có thể là các vi sinh vật còn sống, hoặc đã làm cho yếu đi hoặc đã bị giết chết hoặc có thể chỉ lấy một bộ phận trên cơ thể của vi sinh vật có tính kháng nguyên. Trường hợp là chất độc, thường phải pha loãng chất độc nầy ở nồng độ không gây hại cho động vật nhưng vẫn giữ được đặc tính kháng nguyên.Lấy Nọc Rắn3III.Ứng Dụng Miễn Dịch Học Trong Đời Sống  Nguồn Kháng Thể:  Bào chế từ huyết thanh động vật: Đầu tiên động vật thường được tiêm vacxin, sau đó chúng có thể được tiêm chính vi sinh vật gây bệnh để kích thích sản xuất kháng thể mạnh mẽ hơn. Khi hiệu giá kháng thể trong huyết thanh đạt mức cao nhất, thì lấy máu để lấy huyết thanh đem bào chế. Động vật thường được dùng trong sản xuất huyết thanh là ngựa. Ngày nay, việc sử dụng huyết thanh động vật giảm đi nhiều vì tỷ lệ gây ra phản ứng cao hơn hẳn so với kháng thể được sản xuất từ huyết thanh người.4III.Ứng Dụng Miễn Dịch Học Trong Đời Sống Bào chế từ huyết thanh người+ Globulin miễn dịch bình thường: Globulin miễn dịch bình thường được bào chế từ huyết thanh người khoẻ mạnh. Loại globulin miễn dịch này mỗi lần (mẻ) được bào chế từ hàng nghìn mẫu huyết thanh, do đó không có sự khác nhau đáng kể về hiệu giá kháng thể giữa các lần sản xuất. Kháng thể trong globulin miễn dịch bình thường chủ yếu thuộc lớp IgG5III.Ứng Dụng Miễn Dịch Học Trong Đời Sống+ Globulin miễn dịch đặc hiệu: Globulin miễn dịch đặc hiệu được bào chế từ máu của những người mắc bệnh nhiễm trùng nào đó đã khỏi bệnh và hồi phục sức khoẻ, hoặc từ máu của những người khoẻ mạnh mới được tiêm chủng tăng cường.Các nguyên tắc cơ bản phải thực hiện khi sử dụng huyết thanh là: Đúng đối tượngĐúng liều lượngĐúng ĐườngĐề phòng phản ứngPhối hợp sử dụng vacxin 6III.Ứng Dụng Miễn Dịch Học Trong Đời Sống   Hai nguyên nhân chính gây ra những phản ứng khi tiêm huyết thanh là:  • Do cơ thể phản ứng với các thành phần kháng nguyên lạ, nhất là đối với các huyết thanh chưa được tinh chế cao.  • Do cơ thể sản xuất kháng thể chống lại chính globulin miễn dịch. Các phản ứng do tiêm huyết thanh có thể xếp thành hai loại: tại chỗ và toàn thân   Phản ứng tại chỗ:   Nơi tiêm có thể bị đau, mẫn đỏ. Những phản ứng này thường nhẹ, không gây nguy hiểm và sẽ hết sau một ít ngày7III.Ứng Dụng Miễn Dịch Học Trong Đời Sống Phản ứng toàn thân:   Bệnh nhân có thể bị sốt, rét run, khó thở, đau các khớp; một số trường hợp có thể bị nhức đầu và nôn. Nếu tiêm huyết thanh lần đầu, phản ứng thường xuất hiện sau 10 đến 14 ngày. Nếu tiêm huyết thanh lần thứ hai, phản ứng có thể xảy ra ngay sau khi tiêm đến sau một vài ngày, tuỳ thuộc vào lượng kháng thể do cơ thể sinh ra ở lần tiêm trước còn nhiều hay ít.8III.Ứng Dụng Miễn Dịch Học Trong Đời Sống Chúng ta thường gặp các trường hợp sử dụng kháng huyết thanh để trị bệnh cho người như sau:Tiêm kháng huyết thanh chống bệnh dại trong trường hợp bị chó cắn.Tiêm kháng huyết thanh chống nọc rắn khi bị rắn cắn.Tiêm kháng huyết thanh chống bệnh uốn ván khi bị vết thương do mảnh kim loại rỉ sét.9III.Ứng Dụng Miễn Dịch Học Trong Đời Sống- Trong huyết thanh của động vật, ngoài kháng thể ra, còn có chất khác phần lớn có bản chất Prôtêin. Có nhiều trường hợp, kháng huyết thanh sau khi được tiêm vào cơ thể, một prôtêin nào đó trong kháng huyết thanh trở thành kháng nguyên và hệ miễn dịch của người sẽ phản ứng chống đối với kháng nguyên ấy một cách mãnh liệt, có thể dẫn đến tử vong.10

File đính kèm:

  • pptmien dich(2).ppt
Bài giảng liên quan