Kế họach bài học Tin học 6 tiết 17, 18: Quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời
1. MỤC TIÊU :
1.1.Kiến thức: Biết khởi động/thoát khỏi phần mềm. Biết sử dụng các nút điều khiển quan sát để tìm hiểu về hệ Mặt Trơi.
1.2.Kĩ năng: Thực hiện được việc khởi động/thoát khởi phần mềm. Thực hiện được các thao tác chuột để sử dụng, điều khiển các nút lệnh cho việc quan sát, tìm hiểu về hệ Mặt Trời.
1.3.Thái độ: Yêu thích học tập bộ moan
2. . NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Biết khởi động/thoát khỏi phần mềm. Biết sử dụng các nút điều khiển quan sát để tìm hiểu về hệ Mặt Trơi.
3. CHUẨN BỊ :
3.1.GV : phòng máy
3.2.HS : Tìm hiểu các lệnh điều khiển
QUAN SÁT TRÁI ĐẤT VÀ CÁC VÌ SAO TRONG HỆ MẶT TRỜI Tiết 17 Tuần dạy 9 Ngày dạy : 16/10/2013 1. MỤC TIÊU : 1.1.Kiến thức: Biết khởi động/thoát khỏi phần mềm. Biết sử dụng các nút điều khiển quan sát để tìm hiểu về hệ Mặt Trơiø. 1.2.Kĩ năng: Thực hiện được việc khởi động/thoát khởi phần mềm. Thực hiện được các thao tác chuột để sử dụng, điều khiển các nút lệnh cho việc quan sát, tìm hiểu về hệ Mặt Trời. 1.3.Thái độ: Yêu thích học tập bộ moan 2. . NỘI DUNG HỌC TẬP: - Biết khởi động/thoát khỏi phần mềm. Biết sử dụng các nút điều khiển quan sát để tìm hiểu về hệ Mặt Trơiø. 3. CHUẨN BỊ : 3.1.GV : phòng máy 3.2.HS : Tìm hiểu các lệnh điều khiển 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : GV : Kiểm diện sĩ số HS lớp HS : Lớp trưởng báo cáo sĩ số HS lớp 4.2. Kiểm tra miệng: (Thông qua) Gv phát bài kiểm tra 1 tiết và nhận xét bài làm của học sinh. 4.3. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG 1: Giáo viên vào bài (5 phút) Vào bài: Trái Đất của chúng ta quay quanh Mặt Trời như thế nào ? Vì sao lại có hiện tượng nhật thực, nguyệt thực ? Hệ Mặt Trời của chúng ta có những hành tinh nào ? Để giải đáp các câu hỏi đó, chúng ta sẽ sử dụng phần mềm mô phỏng Hệ Mặt Trời để quan sát. Hoạt động của GVvà HSø Nội dung bài học - GV: Cho HS quan sát màn hình khởi động Solar System 3D Simulator (quan sát tranh). - GV giới thiệu , chỉ cho HS thấy Mặt Trời, các hành tinh trong Hệ Mặt Trời nằm trên các quỹ đạo khác nhau quay xung quanh Mặt Trời, Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu các nút lệnh trên màn hình của phần mềm (15 phút) (1) Mục tiêu: -Kiến thức: Biết sử dụng các nút điều khiển quan sát để tìm hiểu về hệ Mặt Trời. -Kỷ năng: Thực hiện được các thao tác chuột để sử dụng, điều khiển các nút lệnh cho việc quan sát (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Diễn giải, trực quan, minh họa - Máy chiếu, máy vi tính (3) Các bước của hoạt động: Hoạt động của GVvà HSø Nội dung bài học - GV : Hướng dẫn HS sử dụng các nút lệnh để điều chỉnh vị trí quan sát, góc nhìn từ vị trí quan sát đến hệ Mặt Trời và tốc độ chuyển động của các hành tinh. Có thể GV ghi sẵn phần này vào bảng phụ và hướng dẫn, diễn giảng cho HS nắm. 1. Các lệnh điều khiển quan sát : (sgk/36) HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS thực hành (15 phút) (1) Mục tiêu: -Kiến thức: Biết khởi động/thoát khỏi phần mềm. -Kỷ năng: Thực hiện được việc khởi động/thoát khởi phần mềm (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Diễn giải, trực quan, minh họa - Máy chiếu, máy vi tính (3) Các bước của hoạt động: Hoạt động của GVvà HSø Nội dung bài học - GV : Cho HS khởi động phần mềm. - HS : Quan sát màn hình sau khi khởi động. - GV : Kiểm tra các màn hình máy tính của HS. - GV : Yêu cầu thực hiện từng thao tác ở phần 1, nháy từng nút lệnh dưới yêu cầu của GV. Làm xong một thao tác HS quan sát màn hình rồi mới thực hiện thao tác khác. - HS thực hành 2. Thực hành : * Khởi động phần mềm : Nháy đúp chuột vào biểu tượng có ghi “ Solar System 3D simulator”. 5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP (10phút) 5.1. Tổng kết: (6 phút) Câu hỏi: HS1 : cho biết cách khởi động phần mềm ? HS2 : các hành tinh trong hệ mặt trời nằm trong cùng một quỹ đạo phải không ? Đáp án HS1 : nhắp đúp chuột vào biểu tượng có ghi “solar system 3D simu lator”. HS2 : nằm trên các quỹ đạo khác nhau. 5.2. Hướng dẫn học tập: (4 phút) - Đối với bài học ở tiết học này: -Xem lại các nút lệnh điều khiển quan sát -Nghiên cứu câu hỏi, BT SGK/38 - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: + Tiết sau thực hành, sử dụng phần mềm solar system 3D simu lator 6. PHỤ LỤC: khơng cĩ QUAN SÁT TRÁI ĐẤT VÀ CÁC VÌ SAO TRONG HỆ MẶT TRỜI Tiết 18 Tuần dạy 9 Ngày dạy : 16/10/2013 1. MỤC TIÊU : 1.1.Kiến thức: Biết khởi động/thoát khỏi phần mềm. Biết sử dụng các nút điều khiển quan sát để tìm hiểu về hệ Mặt Trơiø. 1.2.Kĩ năng: Thực hiện được việc khởi động/thoát khởi phần mềm. Thực hiện được các thao tác chuột để sử dụng, điều khiển các nút lệnh cho việc quan sát, tìm hiểu về hệ Mặt Trời. 1.3.Thái độ: Yêu thích học tập bộ moan 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: - Biết khởi động/thoát khỏi phần mềm. Biết sử dụng các nút điều khiển quan sát để tìm hiểu về hệ Mặt Trơiø. Biết hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, ngày và đêm. 3. CHUẨN BỊ : 3.1.GV : phòng máy 3.2.HS : Tìm hiểu các lệnh điều khiển 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : GV : Kiểm diện sĩ số HS lớp HS : Lớp trưởng báo cáo sĩ số HS ở lớp 4.2. Kiểm tra miệng: (5 phút) Câu hỏi: Cho biết cách khởi động phần mềm để quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời ? Đáp án: Nháy đúp chuột vào biểu tượng có ghi “Solar System 3D simulator”. (9đ) Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS thực hành (35 phút) (1) Mục tiêu: -Kiến thức: Biết khởi động/thoát khỏi phần mềm, Biết sử dụng các nút điều khiển quan sát để tìm hiểu về hệ Mặt Trơiø. -Kỷ năng: Thực hiện được việc khởi động/thoát khởi phần mềm. Thực hiện được các thao tác chuột để sử dụng, điều khiển các nút lệnh cho việc quan sát, tìm hiểu về hệ Mặt Trời. (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Diễn giải, trực quan, minh họa - Máy chiếu, máy vi tính (3) Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC - GV: Cho HS thực hành trên máy. - HS: Điều khiển khung nhìn cho thích hợp để quan sát Mặt Trời và vị trí các vì sao. - HS: Quan sát chuyển động của Trái Đất và Mặt Trăng. - GV: hướng dẫn HS điều chỉnh khung nhìn để quan sát hiện tượng nhật thực, hiện tượng ngày và đêm, hiện tượng nguyệt thực. - GV: Cho HS thảo luận nhóm trả lời và thực hành các câu hỏi SGK/38 (3 máy gần nhau hợp thành một nhóm). - GV: Gọi một vài HS đại diện trả lời câu hỏi. Sao kim và sao hỏa, sao nào ở gần mặt trời hơn ? Trái đất nặng bao nhiêu ? Sao kim có bao nhiêu vệ tinh ? Nhiệt độ trung bình trên trái đất là bao nhiêu độ ? Nhiệt độ trung bình trên sao hỏa là bao nhiêu ? - Gọi HS nhận xét. - GV: Chỉ cho HS thoát khỏi phần mềm. Thực hành: 5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP (5 phút) 5.1. Tổng kết: GV khắc sâu cho HS hiện tượng nhật thực, nguyệt thực (liên hệ thực tế) 5.2. Hướng dẫn học tập: - Đối với bài học ở tiết học này: + Xem lại các câu hỏi , BT SGK/38 và trả lời lại. - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: + Xem trước bài: Vì sao cần có hệ điều hành? Vì sao cần có hệ điều hành? Cái gì điều khiển máy tính? 6. PHỤ LỤC: khơng cĩ
File đính kèm:
- tiet muoi bay, muoi tam.doc