Kế hoạch dạy Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cả năm
Chủ điểm tháng 11 Ngày:
Kính yêu thày giáo cô giáo
I/-Yêu cầu giáo dục:
- Giúp học sinh năm được truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam.
- Giáo dục lòng trân trọng và niêm tin, tự hào với truyền thống tốt đẹp đó của quê hương.
- Tạo ra không khí thi đua học tập, rèn luyện lập nhiều thành tích dâng lên ngày Nhà giáo Việt Nam.
II/-Nội dung và hình thức hoạt động:
1/ Nội dung:
- Truyền thống tôn sư trọng đạo trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
- Những dẫn chứng minh hoạ về truyền thống tôn sư trọng đạo từ xưa đến nay.
2/ Hình thức:
- Thảo luận về truyền thống tôn sư trọng đạo.
- Thi tìm hiểu về ngày Nhà Giáo Việt Nam.
- Văn nghệ.
III/-Chuẩn bị hoạt động:
1/ Về phương tiện:
- Tăng âm, loa đài, sân khấu.
- Hệ thống câu hỏi.
- Bảng phụ.
- Phần thưởng.
2/ Về tổ chức:
- Xây dựng chương trình hoạt động chi tiết.
- Phổ biến mục đích, yêu cầu và nội dung để học sinh chuẩn bị.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi và ô chữ.
- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ để xen kẽ.
- Phân công người dẫn chương trình.
ch mạng dân tộc. -Các câu hỏi để học sinh trả lời. -Phương tiện để trang trí: Phông, khung chữ bằng xốp. -Phần thưởng cho các đội và quà cho khán giả. 2.Về tổ chức. -Xây dựng chương trình hoạt động chi tiết. -Phổ biến mục đích, yêu cầu và nội dung để học sinh chuẩn bị. -Xây dựng hệ thống câu hỏi và ô chữ. -Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ để xen kẽ. -Phân công người dẫn chương trình. IV-Tiến trình hoạt động: A/ Giới thiệu chương trình: B/ Tiên trình nội dung: I-Khởi động: Tổng điểm 100 điểm Mỗi đội thi phải trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm thời gian suy nghĩ cho moõi câu hỏi là 15 giây, mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. -Mỗi đội phải chọn một trong ncác đáp án là: A,B,C,D -Nội dung kiền thức về lịc sử vẻ vang của dân tộc. Câu1: Câu nói: " Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam" Là của: A- Tố Hữu B-Hồ Chí Minh C-Nguyễn Du D- Phan Bội Châu Câu2: Bài hát “ Tiến quân ca” là của tác giả A- Văn Cao B-Phạm Tuyên C-Hoàng Cầm D- Hoàng Hà Câu3: Câu nói "Đầu thần chua rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” là của: A-Trần Quốc Tuấn B-Lý Thường Kiệt C-Trần Thủ Độ D- Trần Quang Khải Câu 4: Thời nhà Trần Tên nước ta là : A-Đại Cổ Việt B-Đại Việt C-Vạn Xuân D- Văn Lang Câu 5: Người tổng chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ là: A-Hồ Chí Minh B-Võ Nguyên Giáp C-Lê Hồng Phong D- Trần Phú Câu 6: Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra vào năm nào A-1930 B-1954 C-1975 D-1986 Câu7: Câu nói " Các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước" là của. A-Võ Nguyên Giáp B-Hồ Chí Minh C-Phan Bội Châu D- Hoàng Văn Thái Câu 8: Trận " Điện biên phủ trên không" diễn ra vào năm: A-1959 B-1972 C-1975 D- 1979 Câu 9: Câu thơ: "Một xin rửa sạch nước thù Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng Ba kẻo oan ức lòng chồng Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này"là của: A-Bà Trưng B-Bà Triệu C-NguyễnThị Định D- Nguyên Phi ỷ Lan Câu 10: Việt Nam là thành viên chính thức của WTO (Tổ chức thương mại thế giới) vào năm A-1995 B-2005 C-1998 D- 2006 II- ai nhanh hơn: Gồm tám câu hỏi mỗi câu trả lời đúng được 20 điểm Mỗi đội tối đa được trả lời 8 câu hổi. Thời gian cho mỗi câu hỏi là 1 phút 30 giây đội nào có tìn hiệu trước thì đội đó có quyền trả lời. Đề ra là những gợi ý về sự kiện lịch sử quan trọng. Những cuộc cách mạng. Những cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước của Dân tộc ta.... Nuế không đội nào trả lời được, quyền trả lời cho khán giả. Câu 1 : Chúng ta đang nhắc đến cuộc chiến tranh nào? " Phòng tuyến được chủ yếu xây dựng trên bờ Nam của sông Như nguyệt. Đây là con sông chặn tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây ( Trung Quốc) vào Thăng Long sông Như nguyệt như một chiến hào rất khó có thể vượt qua, Phòng tuyến được đắp bằng đất cao, vững chắc, có nhiếu lớp giậu tre dày đặc, dọc theo khúc sông từ Đa Phúc đến Phả Lại dài khoảng 100km" Đáp án Đó là cuộc kháng chiến của quân đánh nhà Lý chống quân xâm lược Tống Câu 2: Chúng ta đanh nhắc đến sự kiện lịch sử nào? “Nghe tin quân của Trần Quốc Tuấn không chặn được giặc, phài lui quân Vua Trần lo lắng bỏ cả ăn cơm vội vã đi thuyền đến gặp và hỏi Quốc Tuấn: Thế giặc mạnh, giết hại nhân dân ta tàn bạo, có nên hàng giặc không? Trần Quốc Tuần trả lời: " Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng" Đáp án Chúng ta đang nhắc đến cuộc kháng cghiến lần II của quân và dân nhà Trần chống lại quân Mông- Nguyên xâm lược. Câu 3: Đây là địa danh lịch sử nào? Nơi đây, Ngô Quyền năm 1938 đã đánh tan Quân xâm lược Nam Hán, đén năm 1288 quân và dân nhà Trần đã đánh tan những thuyền chiến của Ô Mã Nhi bằng những cọc nhọn. Đáp án Đây là Sông Bạch Đằng ở Quảng Ninh, Hải Phòng Câu 4: Chúng ta đang nói đén cuộc chiến tranh nào trong lịch sử? " Ninh kiều máu chảy thành sông tanh hôi vạn dặm. Tốt Động thây chất đầy nội, nhơ đẻ ngàn năm" Đáp án Cuộc kháng chiến của nhà Lê chống lại quan mông nhà Minh xâm lược. Câu 5: Chúng ta đang nhắc đến sự kiện lịch sử nào ? " Đánh cho để tóc dài Đánh cho để đen răng Đánh xho nó chính luận bất phản Đánh cho nó phiên giáp bất hoàn Đánh cho sử tri Nam Nam Quốc anh hàng chi hữu chủ" Đáp án Đây là sự kiện Quang Trung đại phá Quân Thanh Câu 6: Em hãy cho biết câu thơ của Bác Hồ sau đây viết vào năm nào? "Mừng nhà nước ta mười lăm xuân xanh Mừng Đảng chúng ta 30 tuổi trẻ Chúc đồng bào ta đoàn kết thi đua Xây dựng miền Bắc XHCN" Câu 7: Nước ta là thành viên thứ bao nhiêu của WTO ( Tổ chức thương mại Thế giới) Đáp án Thành viên thứ 150 Câu 8: Bác Hồ về thăm Huyện Yên Dũng vào năm nào? Đáp án Bác Hồ về thăm huyện Yên Dũng ngày 06/4/1961 (Tại xã Tân An) III. Đôi bạn hiểu ý Gồm tên 10 nhân vật lịch sử hay địa danh lịch sử. Điểm tối đa 100 điểm. Bạn1: Nhìn vào tên 10 nhân vật, đại danh lịch sử, suy nghĩ 30 giây. Bạn2: Đứng ngược lại so với bạn 1 dựa vào gợi ý của bạn 1 để đoán từ định nghĩa đó. Thời gian định nghĩa 3 phút *Lưu ý: Trong khi định nghĩa không được dùng từ lóng, không được dùng tiếng đã có trong các từ trên để định nghĩa. Hồ Chí Minh Lê Lợi Lý Công Uốn Hồ Quý Ly Lưư Viết Thoảng Bà Trung Bạch Đằng Hoa Lư Vua Hùng Đà Nẵng Võ Nguyên Giáp Trần Quốc Toản Lê Duẩn Nguyễn Huệ Trần Đình Hùng Bà Triệu Nguyễn Sinh Cung Việt Bắc Trường Sơn Tây Nguyên Phan Bội Châu Trần Quốc Toản Đing bọ lĩnh quang trung phan đình giót nguyễn ái quốc như nguyệt thăng lonh quảng trị huế nguyễn trãi lý thường kiệt ngô quyền trần thủ độ lê văn tám nguyễn tất thành chi lăng hà nội nhà rồng cổ loa IV. hùng biện Hùng biện tối đa 100 điểm. Mỗi bên phải cử đại diện ra hùng biện với chủ đề: Là học sinh cần làm gì làm như thé nào để phát huy truyền thống cách mạng của cha anh? C/ Tổng kết: Thông báo kết quả của các đội. Phát thưởng cho những đội có thành tích cao. Đánh giá, nhận xét buổi hoạt động. Chủ điểm tháng 1-2 Ngày: Ngàn hoa dâng Đảng I/-Yêu cầu giáo dục: Học sinh biết được truyền thống lịch sử và quá trình ra đời Đảng cộng sản Việt Nam. Nắm được vai trò lãnh đạo của Đảng với nhân dân và đất nước qua các thời kì cách mạng của dân tộc. Có ý thức học tập và lao động dể xứng đáng với lịch sử của dân tộc và phân đấu trở thành những “Bút măng non” của Đảng. Giáo dục tinh thần và ý thức tham gia các hoạt động tập thể của tất cả các đội viên. II/-Nội dung và hình thức hoạt động: 1/ Nội dung: Tìm hiểu về truyền thống lịch sử, ý nghĩa ra đời và vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Những nét đẹp cần biết khi đón tết nguyên đán của dân tộc. 2/ Hình thức: Thi tìm hiểu về Đảng cộng sản Việt Nam (Hoặc có thể thay thế bằng hình thức hái hoa dân chủ). Sưu tầm những mẩu chuyện hay xung quanh việc đón tết. Văn nghệ. III/-Chuẩn bị hoạt động: 1/ Về phương tiện: Sân khấu Tăng âm, loa đài, sân khấu. Hệ thống câu hỏi. Bảng phụ. Phần thưởng. 2/ Về tổ chức: Xây dựng chương trình hoạt động chi tiết. Phổ biến mục đích, yêu cầu và nội dung để học sinh chuẩn bị. Xây dựng hệ thống câu hỏi . Thành lập ban giám khảo. Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ để xen kẽ. Phân công người dẫn chương trình. IV/-Tiến trình hoạt động: Người thực hiện Nội dung hoạt động T.lượng I-Văn nghệ chào mừng: Tổ chức 3 tiết mục văn nghệ để mở đầu cho buổi hoạt động. II-Tuyên bố lý do giới thiệu đại biểu: Đại biểu cấp trên: (Nếu có) Đại biểu nhà trường. III-Nội dung chương trình làm việc: */ Thông qua chương trình làm việc của buổi hoạt động. */ Chương trình cụ thể: 1-Lịch sử và ý nghĩa của ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam: Con xin trân trọng giới thiệu và kính mời thầy Đàm Đức Tám, Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường lên nói chuyện về lịch sử và ý nghĩa của ngày thành lập Đảng. Xin kính mời thầy! Kính thưa các thày giáo, cô giáo! Thưa toàn thể các bạn học sinh thân mến! Vừa rồi chúng ta đã được nghe thầy Đàm Đức Tám, Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường lên nói chuyện về lịch sử và ý nghĩa của ngày thành lập Đảng. Xin trân trọng cảm ơn thầy! 2-Thi “ Tìm hiểu về Đảng cộng sản Việt Nam ”. Để tìm hiểu kỹ hơn về những truyền thống đó, liên đội trường THCS Cảnh Thụy tổ chức cuộc thi “ Tìm hiểu về Đảng cộng sản Việt Nam ”. Chương trình này là hệ thống những câu hỏi được ghi vào những bông hoa gắn trên cây. Cho nên tất cả các bạn có mặt trong chương trình đều có thể xung phong lên hái hoa để trả lời câu hỏi: + Nếu trả lời đúng sẽ nhận được một phần quà của chượng trình. + Nếu trả lời sai thì nhường quyền cho bạn khác. + Nếu không có người trả lời được câu hỏi thì có thể mời ban cố vấn trợ giúp. Sau đây phần thi bắt đầu !. Câu hỏi số 1: Bạn hãy cho biết Đảng cộng sản Việt Nam ra đời vào thời gian nào, ở đâu ? Câu hỏi số 2: Bạn có biết Đảng cộng sản Việt Nam khi ra đời là hợp nhất của những tổ chức nào ? Câu hỏi số 3: Ai là người có vai trò to lớn nhấy trong việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam ? Câu hỏi số 4: Bạn hãy cho biết, từ khi ra đời, Đảng ta đã trải qua mấy kì đại hội ? Câu hỏi số 5: Bạn hãy tìm một số câu ca dao, tục ngữ ca ngợi Đảng cộng sản Việt Nam ? Câu hỏi số 6: Bạn có biết ai là tổng bí thư trung ương Đảng đầu tiên của nước ta không ? Câu hỏi số 7: Bạn hãy cho biết hiện nay ai là Bí thư Đảng uỷ xã ? Câu hỏi số 8: Bạn có biết trường THCS Cảnh Thuỵ có bao nhiêu thầy cô là Đảng viên ? Câu hỏi số 9: Hiện nay, ai đang là Bí thư chi bộ trường ta ? . Sau đây xin mời các thầy cô giáo và các bạn học sinh thưởng thức một tiết mục văn nghệ của đội văn nghệ Nhà trường. Kính thưa các vị khách quý ! Kímh thưa các thầy cô giáo ! Thưa toàn thể các bạn học sinh thân mến ! Tết đến ai ai cũng mừng vui, đó là mùa xuân của cả dân tộc, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn có những điều đáng tiếc xảy ra, các câu chuyện sau đây là một vài ví dụ. . Kính thưa các vị khách quý ! Kímh thưa các thầy cô giáo ! Thưa toàn thể các bạn học sinh thân mến ! Còn rất nhiều những câu chuyện hay, tuy nhiên vì thời gian có hạn, nên chương trình xin phép được tạm dừng ở đây. Cuối cùng con xin trân trọng kính mời thầy Tổng phụ trách lên đánh gia rút kinh nghiệm.
File đính kèm:
- KH-NGLL.doc