Kế Hoạch Hành Động Phòng Chống Cúm A (H7N9) Tại Việt Nam
Khuyến cáo của WHO
Không hạn chế đi lại giữa các quốc gia
Vệ sinh cá nhân là biện pháp phòng bệnh hiệu quả:
Rửa tay bằng xà phòng .
Che miệng khi ho.
dịch trên các đàn gia cầm, thủy cầm, chim trời, không để lây lan sang người.Dự trữ kinh phí, hóa chất, thuốc, trang thiết bị y tế để triển khai các biện pháp chống dịch.Thành lập các đoàn liên ngành kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh tại các địa phương trước, trong và sau thời gian xảy ra dịch, đã kiểm tra tại HÀ Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Tháp* III. Các giải pháp thực hiện (2)2. Công tác thu dung điều trị:Tăng cường năng lực, trang bị phương tiện chẩn đoán, điều trị, cấp cứu bệnh nhân để đạt mục tiêu giảm tử vong. Thiết lập mạng lưới các bệnh viện sẵn sàng thu dung, điều trị bệnh nhân; xây dựng cơ số dự trữ quốc gia về trang thiết bị, thuốc, vật tư, hoá chất, phương tiện bảo hộ, khu vực cách ly ... sẵn sàng thu dung và mở rộng các cơ sở thu dung điều trị theo từng tình huống dịch. Ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm cúm A/H7N9 ở người kèm theo Quyết định 1176/QĐ-BYT ngày 10/4/2013; tập huấn cho cán bộ điều trị và điều dưỡng tại các bệnh viện. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các bệnh viện trong công tác chuẩn bị phòng chống dịch và phòng lây nhiễm chéo.* III. Các giải pháp thực hiện (3)3. Truyền thông, giáo dục sức khỏeChủ động phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí triển khai hoạt động truyền thông, truyền thông nguy cơ, hướng dẫn người dân thực hiện sử dụng thực phẩm gia cầm sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ.Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe trung ương và các tỉnh, thành phố triển khai các nội dung truyền thông theo yêu cầu của công tác phòng, chống dịch cúm A(H7N9). Tổ chức chiến dịch tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân. Thiết lập chuyền đề về cúm A(H7N9) trên cổng thông tin điện tử BYT(moh.gov.vn), Website của Cục Y tế dự phòng (vncdc.gov.vn).4. Phối hợp liên ngànhHuy động sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể (phụ nữ, thanh niên, Hội nông dân, Hội chữ thập đỏ) trong việc vận động nhân dân triển khai các biện pháp phòng, chống dịch cúm A(H7N9).Phối hợp với ngành nông nghiệp, ngành công thương tăng cường giám sát, kiểm tra nhập khẩu gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới, quản lý mua bán gia cầm, giám sát xử lý ổ dịch cúm A(H7N9) trên các đàn gia cầm, thủy cầm, chim trời. * III. Các giải pháp thực hiện (4)5. Hợp tác quốc tế Phối hợp chặt chẽ với WHO và các Tổ chức quốc tế chia sẻ thông tin dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch; huy động sự hỗ trợ thuốc, trang thiết bị, vật tư phòng chống dịch.6. Nghiên cứu khoa họcCác Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur chủ động triển khai các nghiên cứu dịch tễ học phân tử vi rút cúm A(H7N9) đánh giá nguồn gốc, sự biến đổi, phương thức lây truyền để đề xuất các biện pháp phòng chống.Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học, đặc điểm lâm sàng, đánh giá kết quả điều trị để kịp thời đưa ra các giải pháp giảm mắc, tử vong phù hợp theo diễn biến thực tế của bệnh.* IV. Tổ chức thực hiện (1) 1. Tuyến Trung ươnga) Cục Y tế dự phòngTrực tiếp chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các địa phương, đơn vị thuộc hệ y tế dự phòng triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cúm A(H7N9). Chỉ đạo các Viện VSDT/Pasteur sẵn sàng trang thiết bị, sinh phẩm chẩn đoán xét nghiệm xác định vi rút cúm A(H7N9); Tham mưu Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc công bố dịch khi có đủ điều kiện. Xây dựng hướng dẫn giám sát, phòng chống dịch cúm A(H7N9) trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt.Phối hợp với các Bộ/Ngành triển khai các hoạt động phòng, chống dịch cúm A(H7N9).* IV. Tổ chức thực hiện (2) b) Cục Quản lý khám chữa bệnhTham mưu cho Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc chỉ đạo, điều hành công tác điều trị dịch bệnh cúm A(H7N9).Xây dựng hướng dẫn chẩn đoán, điều trị cúm A(H7N9) trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt.Xây dựng mạng lưới cơ sở y tế thu dung, điều trị bệnh nhân cúm A(H7N9) theo từng tình huống dịch.Trực tiếp chỉ đạo đôn đốc tất cả cơ sở khám chữa bệnh trong công tác điều trị bệnh cúm A(H7N9).Kiểm tra công tác điều trị dịch bệnh trong phạm vi cả nước, tổng kết, rút kinh nghiệm các trường hợp tử vong.Chỉ đạo các Viện/Bệnh chuẩn bị đầy đủ thuốc, trang thiết bị hồi sức cấp cứu để thu dung và điều trị bệnh nhân. Tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, tránh lây truyền chéo trong bệnh viện. * IV. Tổ chức thực hiện (3)c) Vụ Truyền thông - Thi đua khen thưởngTổ chức chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục phòng, chống dịch bệnh cúm A(H7N9).Xây dựng và chuyển tải các thông điệp truyền thông đến các địa phương phù hợp theo từng giai đoạn dịch. Tổ chức họp báo khi cần thiết.d) Vụ Kế hoạch - Tài chínhChủ động tham mưu cho lãnh đạo bộ về tạo nguồn, sử dụng và điều phối các nguồn lực cho công tác phòng, chống cúm A(H7N9).Sớm trình Bộ Y tế phân bổ kinh phí phòng chống dịch năm 2013 cho các Vụ, Cục.Điều phối nguồn dự trữ thuốc tamiflu và có kế hoạch đề xuất mua bổ sung khi cần thiết.Đầu mối tổng hợp đề xuất bổ sung kinh phí trình Thủ tướng Chính phủ cấp bổ sung trong trường hợp dịch xâm nhập, lan rộng và kéo dài.* IV. Tổ chức thực hiện (4)e) Cục An toàn vệ sinh thực phẩmChỉ đạo các đơn vị tăng cường các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm: hướng dẫn người tiêu dùng biết chọn thực phẩm an toàn, không sử dụng gia cầm chết, ốm để chế biến thức ăn. Tăng cường chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.f) Cục Quản lý môi trường y tế Chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt chiến dịch vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân để khống chế không cho phát tán rộng ra môi trường lây sang người.g) Vụ Hợp tác quốc tế Đầu mối liên hệ, huy động sự hỗ trợ từ các Tổ chức quốc tế cho công tác phòng chống dịch cúm A(H7N9): tài chính, kỹ thuật, thuốc, trang thiết bị ... * IV. Tổ chức thực hiện (5)h) Các Viện Vệ sinh dịch tễ/ Pasteur Chủ động sẵn sàng trang thiết bị, sinh phẩm xét nghiệm, tăng cường công tác thu thập và xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm tìm vi rút gây bệnh ở người.Chỉ đạo, hỗ trợ các Trung tâm YTDP triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh cúm A(H7N9). Thành lập các đoàn công tác hỗ trợ, giám sát các địa phương có ca bệnh cúm A(H7N9).Tổ chức tập huấn chuyên môn kỹ thuật giám sát, phòng và chống dịch bệnh cúm A(H7N9).Dự trữ hóa chất khử khuẩn, thiết bị, vật tư chuyên dụng, sẵn sàng hỗ trợ địa phương khi có dịch.Nghiên cứu khoa học về dịch tễ học, vi rút học và miễn dịch học.* IV. Tổ chức thực hiện (6)i) Các bệnh viện tuyến Trung ương Tổ chức tập huấn cho cán bộ hệ điều trị về tiếp nhận, cách ly, điều trị cấp cứu bệnh nhân.Hỗ trợ các Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh, huyện và một số bệnh viện ngành chuẩn bị đầy đủ thuốc, trang thiết bị hồi sức cấp cứu.Chủ động chuẩn bị giường bệnh, có kế hoạch duy trì hoạt động thường xuyên của bệnh viện khi có dịch lớn.Tăng cường năng lực xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh. Thực hiện kiểm soát nhiễm trùng bệnh viện, chống lây nhiễm chéo.Chủ động phối hợp với các đơn vị y tế dự phòng trong công tác thông tin, báo cáo ca bệnh đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định.* IV. Tổ chức thực hiện (7)2. Địa phươnga) Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố Tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố tăng cường các hoạt động phòng, chống dịch bệnh cúm A(H7N9) tại các cấp ở địa phương. Lập kế hoạch phòng chống dịch cúm A(H7N9) bao gồm cả nội dung chuyên môn và kinh phí, trình UBND tỉnh phê duyệt.Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách cho cán bộ tham gia chống dịch cúm A(H7N9): phụ cấp chống dịch, trực dịch ...Chỉ đạo kiểm dịch chặt chẽ khách nhập cảnh từ các vùng đang có dịch, không để bệnh dịch xâm nhập. Kiểm tra đánh giá hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh của các đơn vị trong tỉnh, thành phố.* IV. Tổ chức thực hiện (8)b) Bệnh viện đa khoa tỉnh/thành phố và bệnh viện khu vực tỉnh, thành phốXây dựng kế hoạch tổ chức thu dung, cấp cứu và điều trị dịch bệnh. Chỉ đạo các Bệnh viện huyện chuẩn bị đầy đủ thuốc, trang thiết bị hồi sức cấp cứu tiếp nhận và điều trị bệnh nhân.Tập huấn phác đồ cấp cứu, điều trị, hướng dẫn các cơ sở điều trị thực hiện.Chỉ đạo tuyến và hỗ trợ tuyến dưới về mặt chuyên môn, nhân lực, vật lực khi cần thiết.Thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, phòng, chống lây nhiễm chéo trong bệnh viện.Chủ động phối hợp với các đơn vị y tế dự phòng trong công tác thông tin, báo cáo ca bệnh.* IV. Tổ chức thực hiện (9)c)Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố Xây dựng và cập nhật kế hoạch phòng, chống bệnh, dịch cúm A(H7N9) của tỉnh/thành phố.Giám sát chặt chẽ tình hình mắc dịch bệnh đến tận thôn, ấp, xã, phường, hộ gia đình. Báo cáo kịp thời diễn biến tình hình dịch theo quy định.Củng cố các đội chống dịch cơ động, hỗ trợ các địa phương khi cần thiết.Triển khai hoạt động điều tra và xử lý triệt để ổ dịch theo quy định của Bộ Y tế.Tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh, dịch cúm A(H7N9).* IV. Tổ chức thực hiện (10)d)Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế tỉnh, thành phố Giám sát chặt chẽ đối với người nhập cảnh vào nước ta. Đặc biệt khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, cần được khám cách ly và áp dụng kịp thời các biện pháp phòng chống nhằm hạn chế sự lây lan của bệnh. Tăng cường giám sát, kiểm tra và xử lý đối với các phương tiện vận tải, hàng hóa nhập cảnh, nhập khẩu vào Việt Nam.Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng ở cửa khẩu trong việc kiểm tra, giám sát người, phương tiện vận tải và hàng hóa nhập cảnh, nhập khẩu qua các cửa khẩu.* IV. Tổ chức thực hiện (11)e) Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh/thành phố Tăng cường tuyên truyền các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm: hướng dẫn người tiêu dùng biết chọn thực phẩm an toàn, không sử dụng gia cầm chết, ốm để chế biến thức ăn. Tăng cường chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc từ gia cầm, thủy cầm.e) Trung tâm truyền thông tỉnh/thành phốTăng cường tuyên truyền các biện pháp phòng chống bệnh cúm A(H7N9).Trên cơ sở các thông điệp truyền thông của Bộ Y tế, xây dựng các thông điệp tài liệu truyền thông phù hợp với địa phương.Tham mưu huy động các ban, ngành, đoàn thể tham gia truyền thông phòng chống dịch cúm A(H7N9).*Trân trọng cảm ơn!*
File đính kèm:
- KE HOACH HANH DONG PHONG CHONG CUM A(H7N9). HOI NGHI 12.4.2013.ppt