Khóa luận Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ định hướng quy hoạch phát triển sản xuất nông-Lâm nghiệp huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh

Đất đai là thành phần quan trọng cấu thành môi trường tự nhiên và là tài nguyên vô cùng quý giá của nhân loại. Vì rằng đất đai là địa bàn cư trú và và là nơi tiến hành các hoạt động kinh tế - xã hội của con người. Đặc biệt đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành nông-lâm nghiệp không thể thay thế được hiện nay cũng như trong tương lai.

 Thực tế hoạt động sản xuất nông-lâm nghiệp cho thấy đất đai ảnh hưởng đến các ngành sản xuất này rất đa diện: cơ cấu, năng suất và sản lượng. Mỗi loại đất tự nhiên chỉ phù hợp với một số loại cây nhất định và qua đó quyết định năng suất, sản lượng. Vì vậy nghiên cứu đánh giá đất đai, đặc biệt đối với sản xuất nông-lâm nghiệp để từ đó quy hoạch sản xuất đạt hiệu quả và bảo vệ được đặc tính tự nhiên có lợi của đất là việc làm cần thiết.

 

doc62 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1259 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ định hướng quy hoạch phát triển sản xuất nông-Lâm nghiệp huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ài ngày.
Nhóm IV
1, 2, 3, 6, 27, 30, 31, 32
Phòng hộ, khai thác kinh tế và bảo vệ môi trường
Xây dựng các mô hình nông - lâm kết hợp.
Nhóm V
11, 15, 17, 24, 28
Phòng hộ đầu nguồn, khai thác gỗ củi
Trồng rừng, khai thác gỗ củi, cây dược liệu.
Nhóm VI
7, 8, 9, 10, 12, 13, 14, 18, 19, 20, 21, 22, 23
Khai thác kinh tế và phòng hộ,phục hồi và bảo tồn thiên nhiên
Trồng rừng phòng hộ, bảo vệ các nguồn gen động- thực vật.
 4.2.2.Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho phát triên nông - lâm nghiệp bền vững ở huyện Cẩm Xuyên
	Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai cho phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Cẩm Xuyên trong tương lai, cần tiến hành thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
4.2.2.1. Tiết kiệm đất đai
	Cần hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích phi nông nghiệp. Khai thác hiệu quả đất trống đồi núi trọc vào mục tiêu sản xuất nông lâm nghiệp. Chú trọng thâm canh trên cơ sở chiều sâu, nâng cao hệ số sử dụng của đơn vị đất đai, thực hiện đa dạng hóa cây trồng và sản phẩm trên cơ sở thâm canh hợp lý.
4.2.2.2. Ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất
	Trong xu thế phát triển của nền kinh tế - xã hội ngày nay thì việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất là một điều tất yếu, sản xuất nông - lâm nghiệp ở huyện Cẩm Xuyên cũng không nằm ngoài quy luật này. Đề sản xuất nông lâm nghiệp đạt kết quả cao, ở địa bàn nghiên cứu việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất được thể hiện ở các mặt sau:
	- Tăng cường sử dụng những loại giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao, khả năng chống chịu tốt với môi trường, ít sâu bệnh. Đổi mới chế độ canh tác, thâm canh tạo sự đột biến về năng suất, chất lượng cây trồng.
	- Lựa chọn bố trí cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng, áp dụng các biện pháp thâm canh tổng hợp như:
	+ Sử dụng hợp lý và nâng cao năng lực tưới của các công trình thủy lợi có trên địa bàn để thâm canh tăng năng suất cây trồng.
	+ Giảm lượng phân bón hóa học đến mức hợp lý, tăng cường tỷ trọng phân vi sinh, khai thác nguồn phân bón tại chổ để hạ giá thành sản phẩm.
	+ Triển khai sâu rộng công tác giống trong nông nghiệp.
	- Ứng dụng công nghệ phơi sấy nông sản, công nghệ sinh học trong chế biến, bảo quản nông sản.
	- Cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, thu hút nhân tài trong lĩnh vực nông nghiệp để phục vụ cho nhu cầu phát triển.
	- Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác tập huấn, chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực, đặc biệt là các hộ nông dân trong tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thành tựu cách mạng sinh học, thực nghiệm và áp dụng hướng sản xuất kinh doanh mới.
	- Đầu tư xây dựng các nhà máy công nghiệp chế biến các mặt hàng nông sản thế mạnh của địa phương, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm.
 4.2.2.3. Phát triển hệ thống dịch vụ hổ trợ sản xuất
	Trong sản xuất nông - lâm nghiệp, việc phát triển các dịch vụ hổ trợ sản xuất là vấn đề hết sức quan trọng. Nó bao gồm các dịch vụ chuyển giao khoa học công nghệ, cung ứng vật tư, bảo vệ thực vật, thủy nông, tiêu thụ sản phẩm. Ở nông thôn phát triển hệ thống dịch vụ hổ trợ chủ yếu là các HTX nông nghiệp và các hộ gia đình cá thể. Các HTX nông nghiêp tuy chưa thực hiện tốt chức năng của mình nhưng đều có vai trò hướng dẫn sản xuất thông qua dịch vụ hổ trợ của HTX.
	Cũng cố và cải thiện các hoạt động dịch vụ HTX để làm tốt chức năng, nhiệm vụ cho kinh tế hộ gia đình. Đồng thời giúp đỡ các hộ gia đình có dịch vụ hổ trợ sản xuất đi đúng hướng và đúng quỹ đạo quản lý của Nhà nước trong các hoạt động này.
	Đối với các hộ nghèo được khoán bảo vệ và chăm sóc rừng thì nên cho phép các hộ được hưởng toàn bộ các sản phẩm thu hoạch từ nghề rừng theo quy định của Nhà nước dưới sự quản lý của huyện, với điều kiện duy trì vốn rừng và không làm giảm chức năng phòng hộ của rừng.
	Phát triển rộng lưới điện phục vụ nông nghiệp.
	Đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất, các cơ sở hổ trợ nông nghiệp và các cơ sở chế biến như: cơ sở gia công sửa chữa cơ khí phục vụ nông nghiệp, cơ sở xay nghiền tinh bột, sấy, sơ chế các sản phẩm nông nghiệp, hệ thống các chợ, nhằm hổ trợ tốt nhất cho các hoạt động của sản xuất nông nghiệp đem lại hiêu quả kinh tế cao.
4.2.2.4. Chính sách về huy động vốn
	Có chính sách hổ trợ và cho vay vốn để phát triển N – LN, đặc biệt là đối với các hộ nghèo. Thực hiện phân bố nguồn vốn “xóa đói giảm nghèo” để cho người dân có thể phát huy hiệu quả nguồn vốn.
	Tăng cường đầu tư từ nguồn ngân sách tỉnh, huyện để có quyết định đầu tư kinh phí cho lâm sinh từ các nguồn thuế: thuế tài nguyên, quỹ phòng chống bão lụt, trích từ tăng thu ngân sách để hổ trợ cho việc bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, nâng cao độ che phủ rừng.
4.2.2.5. Quản lý tốt tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trường
	Quản lý đất đai theo Luật và các Nghị định của Chính phủ đã ban hành. Thực hiện sử dụng đất đai theo đúng mục đích, thực hiện tốt việc giao đất khoán rừng, quản lý tài nguyên đất, rừng nhằm khai thác có hiệu quả.
	Có biện pháp cải tạo, chống xói mòn đất đai, chống thoái hóa thông qua việc thực hiện chế độ canh tác thích hợp và khoa học để tạo hệ canh tác bền vững, nhất là các loại đất dốc, đất trống đồi núi trọc. Chấm dứt đốt phá rừng, bảo vệ tài nguyên nước, chống ô nhiễm môi trường.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
	Qua quá trình nghiên cứu đánh giá đất đai huyện Cẩm Xuyên, chúng tôi có thể rút ra một số kết luận sau:
1. Huyện Cẩm Xuyên với tổng diện tích tự nhiên 63.559,46 ha qua đánh giá chúng tôi đã xác định được 43 đơn vị đất đai. Trong đó, đất phù sa có 10 đơn vị, đất đỏ vàng có 23 đơn vị, đất mặn có 3 đơn vị, đất cát có 3 đơn vị, đất dốc tụ có 2 đơn vị, đất phèn có 1 đơn vị và một đơn vị đất xói mòn trơ sỏi đá.
2. Trong đề tài này chúng tôi đã lựa chọn 4 loại hình sử dụng đất chính để đưa vào đánh giá là: Trồng lúa nước 2 vụ có tưới, cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày, nông - lâm kết hợp.
3. Qua quá trình đánh giá và phân hạng, chúng tôi thu được kết quả: Không có đơn vị đất đai nào được xếp hạng rất thích hợp, các ĐVĐĐ thuộc dạng S2, S3 và nhiều nhất là hạng N. Trong đó, chiếm diện tích lớn nhất là loại hình nông - lâm kết hợp(41.928,17ha), sau đó đến loại hình trồng cây ăn quả và cây CNDN với 36.003,37ha, Lúa nước 2 vụ có tưới( 28.322,65ha) và cuối cùng là trồng cây hoa màu và cây CNNN với 27.526,46ha.
4. Từ kết quả đánh giá mức độ thích nghi, chúng tôi đề xuất định hướng sử dụng đất trên cơ sở tiềm năng của địa phương, tuy nhiên để biến những tiềm năng này thành hiện thực trong sản xuất phải có kế hoạch thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm phát triển nông - lâm nghiệp bền vững ở huyện Cẩm Xuyên.
II. Kiến nghị
	Từ kết quả nghiên cứu và dựa vào hiện trạng sử dụng đất huyện Cẩm Xuyên, chúng tôi có một số kiến nghị như sau đối với việc sử dụng đất đai để đạt hiệu quả KT - XH của huyện được cao hơn:
	1. Cần mạnh dạn hơn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhằm phá thế độc canh cây lúa, tạo sản phẩm mang tính hàng hóa.
	2. Đối với loại hình sử dụng đất có phần diện tích bị giới hạn bởi điều kiện tưới thì huyện phải đầu tư, hoàn thiện hệ thống thủy lợi bao gồm các công trình thủy lợi vừa và nhỏ, các đập dâng, các trạm bơm. Nếu công tác thủy lợi thực hiện tốt thì dạng thích nghi S2 sẽ trở thành S1, hạng thích nghi S3 thành S2. Khi đó hiệu quả kinh tế của cây trồng sẽ tăng lên.
	3. Đối với diện tích đất bị giới hạn bởi thành phần cơ giới, tầng dày thì cần phải có biện pháp đầu tư, cải tạo đất theo chiều sâu để tăng độ phì đất.
	4. Đối với diện tích đất bị giới hạn bởi độ dốc thì phải có biện pháp canh tác để giảm tối đa hiện tượng xói mòn, rửa trôi, làm đất bạc màu, thoái hóa. Đồng thời, huyện cần đặc biệt quan tâm đến công tác trồng và bảo vệ rừng. 
	5. Huyện cần phải có biện pháp quy hoạch, phân chia thành các vùng chuyên canh cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả,  để phát triển nông lâm theo chiều sâu.
	6. Đối với đất chưa sử dụng (đất bằng chưa sử dụng) cần bố trí các loại cây trồng phòng hộ như phi lao để hạn chế sạt lở ven sông, tận dụng khai thác để nuôi trồng thủy sản. Còn với đất đồi núi chưa sử dụng cần phải trồng và phục hồi rừng để tăng độ che phủ, đảm bảo an toàn sinh thái.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục thống kê Hà Tĩnh( 2007), niên giám thóng kê Hà Tĩnh năm 2006,2007, Hà Tĩnh ( 2008).
2. Tôn Thất Chiểu: Sử dụng tốt tài nguyên đất để phát triển và bảo vệ môi trường, Tạp chí khoa học đất Việt Nam, 1993.
3. PGS. TS Đào Châu Thu, PGS. PTS Nguyễn Khang, Đánh giá đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1998.
4. Vụ KHKT Bộ lâm nghiệp: Một số hình thức nông lâm kết hợp ở Việt Nam, Hà Nội, 1987.
5. Vũ Ngọc Tuyền, Bảo vệ môi trường đất, NXB nông nghiệp, Hà Nội, 1994.
6. Đài khí tượng thủy văn Cẩm Xuyên, các số liệu thống kê, Cẩm Xuyên, 2008.
7. Nguyễn Đăng Độ ( 2007), Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ quy hoạch nông lâm nghiệp huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐHSP Huế, ĐH Huế.
8. Nguyễn Văn Dũng (2008), Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên phục vụ cho việc phát triển nông – lâm nghiệp ở huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐHSP Huế, ĐH Huế.
9. Phòng thống kê huyện Cẩm Xuyên, Niên giám thống kê Cẩm Xuyên năm 2006, 2007, Cẩm Xuyên, 2008.
10. Sở tài nguyên môi trường Hà Tĩnh, Kết quả kiểm kê đất đai năm 2005 tỉnh Hà Tĩnh, TP Hà Tĩnh, 2006.
11. Đào Thế Tuấn( 1997), Kinh tế hộ nông thôn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Xuyên, Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2006 và phương hướng, nhiệm vụ 2007, Cẩm Xuyên, 2006.
13. Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Xuyên, Báo cáo quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2010, Cẩm Xuyên 2008.
14. Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Xuyên, Báo cáo tóm tắt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020, Cẩm Xuyên 2008.
15. Võ Ngọc Hùng ( 2008), Đánh giá mức độ thích nghi tài nguyên đất đai huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định cho sản xuất nông lâm nghiệp. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Địa lý tự nhiên, Trường ĐHKH, ĐH Huế.

File đính kèm:

  • dockl lam di sap het gio roi.doc
Bài giảng liên quan