Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn xung đột trong tập thể lớp

1. Qua đoạn phim vừa xem và các câu chuyện trong thực tiễn GD, thầy (cô ) đã thấy giữa HS thường mâu thuẫn với nhau về vấn đề gì? Nguyên nhân nảy sinh những mâu thuẫn đó?

2- Học sinh đã giải quyết những mâu thuẫn đó như thế nào? Hậu quả của những cách giải quyết mâu thuẫn mang tính tiêu cực?

 

ppt21 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 2577 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn xung đột trong tập thể lớp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Module 3Phòng GD & ĐT Tân ChâuKĨ NĂNG GIẢI QUYẾTMÂU THUẪN XUNG ĐỘT TRONG TẬP THỂ LỚP ModuleCác nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn giữa HS và cách HS giải quyết mâu thuẫn1. Qua đoạn phim vừa xem và các câu chuyện trong thực tiễn GD, thầy (cô ) đã thấy giữa HS thường mâu thuẫn với nhau về vấn đề gì? Nguyên nhân nảy sinh những mâu thuẫn đó? 2- Học sinh đã giải quyết những mâu thuẫn đó như thế nào? Hậu quả của những cách giải quyết mâu thuẫn mang tính tiêu cực?Mục tiêuNắm được các nguyên nhân nảy sinh MTNắm được nguyên tắc, các bước giải quyết MT tích cựcVận dụng được các nguyên tắc, các bước giải quyết MTHướng dẫn được HS biết kiểm soát cơn giận và GQMT tích cựcĐiều chỉnh được ND, PP và thời lượng HĐ 1: Nguyên nhân mâu thuẫn, các cách HS giải quyết MT Nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn giữa HS với nhau: - Sự khác nhau về suy nghĩ và quan niệm - Sự khác nhau về mong muốn/ nhu cầu về lợi ích các nhân - Sự hạn chế do cách nhìn nhận sự việc/ vấn đề - Chỉ xuất phát từ ý muốn/ suy nghĩ chủ quan của mình, mà không biết thừa nhận, tôn trọng suy nghĩ, ý kiến, quan điểm của người khác - Có một số người hay thích gây hấn, hiếu chiến, thích người khác phải phục tùng, hay lệ thuộc vào mình. - Sự kèn cựa, muốn hơn người của ai đó - Sự định kiến, phân biệt đối xử - Sự bảo thủ, cố chấp - Nói hoặc nghĩ không đúng về nhau Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác .Kết luận HĐ 1Các cách giải quyết HS đã sử dụng: - Nói chuyện với nhau để hiểu và thông cảm/ bỏ qua cho nhau. - Cãi nhau, sau đó giận nhau không chào hỏi nhau - Đánh nhau, sau đó không thèm nhìn mặt nhau, có khi còn nuôi hận chờ dịp báo thù. - Đánh nhau một cách dã man, cố tình xúc phạm, hủy hoại tinh thần và thể chất nhau, thậm chí còn quay video clip đưa lên mạng.Ngoài ra, còn những cách giải quyết khác....Kết luận HĐ 1 (tt)@ Hậu quả của cách giải quyết mâu thuẫn tiêu cực: - Hủy hoại lẫn nhau về cả thể chất và tinh thần - Làm cho HS dần mất đi lòng yêu thương con người thay vào đó là sự lạnh lùng, độc ác. - Gây mất đoàn kết tạo môi trường học tập không an toàn không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng học tập mà còn làm cho HS không dám và không muốn đến trường........Kết luận HĐ 1 (tt) HĐ2: Cách giải quyết mâu thuẫn giữa HS mang tính tích cựcMục tiêuHọc được cách giải quyết mâu thuẫn mang tính tích cực giữa HS. 1. Trước khi giải quyết mâu thuẫn giữa HS, người GV cần ứng xử với chính bản thân mình như thế nào?2. Các nguyên tắc mà người GV đã thể hiện khi giải quyết mâu thuẫn trong câu chuyện là gì?3. Các bước mà người GV sử dụng để khích lệ HS tự giải quyết MT?Kết luận hoạt động 2 GVCN cần nhận thức rằng mâu thuẫn nảy sinh là tất yếu.- Quan trọng là phải phát hiện kịp thời, nhận dạng mâu thuẫn để chủ động giải quyết những mâu thuẫn.- GVCN cần hướng dẫn HS cách kiểm soát cơn giận và biết tự giải quyết tích cực các mâu thuẫn nảy sinh.GV cần phải kiểm soát được cảm xúc của bản thân. 2. Quy tắc giải quyết bất hoà giữa HS dành cho GV:Chỉ bắt đầu và tiếp tục giải quyết mâu thuẫn khi hai bên đã thực sự bình tĩnh.Yêu cầu các em tập trung vào vấn đề cần giải quyết, thiện chí, không kích động nhau tức giận.Đặt ra các câu hỏi trong tiến trình giải quyết bất hoàKhuyến khích cả hai bên nêu ý kiến và suy nghĩ, cảm xúc của mình.Lắng nghe cẩn thận và lắng nghe tích cực từng trẻ nói.Chỉ dẫn và khuyến khích trẻ lắng nghe nhau.Kết luận hoạt động 2 (tt) Khuyến khích trẻ nhắc lại những gì người kia nói. Yêu cầu mỗi bên đặt mình vào vị thế của nhau để suy ngẫm, sau đó yêu cầu đôi bên đưa ra một vài cách giải quyết sau khi cân nhắc đến suy nghĩ, quan điểm của bên kia Ghi nhận một cách trân trọng khả năng của trẻ trong việc lắng nghe và giao tiếpLàm trọng tài. Tránh thiên vị, đứng về một phíaKhuyến khích các em tìm ra những phương án hay cách giải quyết có thể chấp nhận được đối với cả đôi bên và cam kết thực hiện. Kết luận hoạt động 2 (tt) 2.2. Quy tắc dành cho HS có mâu thuẫn, bất hòa khi giải quyết mâu thuẫn- Sẵn sàng lắng nghe- Sẵn lòng cùng nhau tìm kiếm giải pháp3. Các bước giải quyết mâu thuẫnPhân tích làm bật quy trình 4 bước giải quyết mâu thuẫn giữa HS:Bước 1: Khám phá vấn đề: Chuyện gì đã xảy raBước 2: Tìm hiểu cảm xúc: Cảm thấy thế nàoBước 3: Đề ra giải pháp và lựa chọn giải pháp ( Muốn gì, muốn như thế nào?)Bước 4: Cam kết thực hiệnKết luận hoạt động 2 (tt) Hoạt động 3: Vận dụng cách giải quyết mâu thuẫn tích cực Mục tiêuGVCN vận dụng được các nguyên tắc và các bước, kĩ thuật giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực  (Sắm vai, dựng tình huống vận dụng giải quyết mâu thuẫn) Kết luận HĐ 3- Trong thực tiễn GD, người GVCN không chỉ quan tâm giải quyết những mâu thuẫn đã bộc lộ thành xung đột, mà còn phải quan tâm phòng tránh bằng cách trang bị cho các em cách ngăn ngừa mâu thuẫn bộc lộ và phát triển.- Khi giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh giữa HS cần dành thời gian để HS tạm lắng yên, rồi cầu các em tuân thủ các nguyên tắc và lắng nghe tích cực để tìm giải pháp giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực nhất. - GVCN cần nhận thức được và làm cho HS hiểu là điều quan trọng không phải là chuyện gì đã xảy ra mà là cách chúng ta phản ứng với nó như thế nào. Đó chính là điểm mấu chốt giúp con người đề phòng và kiểm soát thái độ, hành vi tiêu cực, để có thái độ và hành vi tích cựcCác bước tập kiểm soát cơn giận(Trang 135-138 Tài liệu tập huấn- Quyển 1) Cách kiềm chế khi tức giận	Cần nhận biết khi nào mình đang tức giận, thường là khi có những dấu hiệu sau:	- Nóng mặt	- Nghiến răng	- Lên giọng	- Mắng thầm người kia trong bụng - ..	Khi biết mình đang tức giận, hãy:	- Tự nói với mình: " Mình đang tức giận"	- Hít thở sâu vài hơi để lấy lại bình tĩnh	- Tự hỏi:" Đây có phải chuyện lớn không? Có đáng giận không? Mình 	 	giận có giải quyết được vấn đề không?"	Nếu cảm thấy muốn mắng, chửi/ cào xé người kia, hãy:	- Tự hỏi: " Nếu mình mắng, chửi/ cào xé người này, hậu quả sẽ như thế 	nào?"	- Tự hỏi: " Nếu mình mắng, chửi/ cào xé người này và một trong hai người 	bị tổn thương, điều gì sẽ xảy ra?Khi một trong hai người tức giận, nên:	- Dừng cuộc đối thoại	- Lấy lại bình tĩnh	- Có thể tâm sự với một người tin cậy để bớt giận và xin lời khuyên của 	người đó	- Tìm thời điểm thích hợp để bày tỏ suy nghĩ của mìnhTRÂN TRỌNG CÁM ƠN SỰ HỢP TÁC, CHIA SẺ KINH NGHIỆM TÍCH CỰC CỦA QUÝ THẦY(CÔ). KÍNH CHÚC QUÝ THẦY CÔ NHIỀU SỨC KHỎE, HẠNH PHÚC VÀ THÀNH ĐẠT!TRÂN TRỌNG CÁM ƠN SỰ HỢP TÁC, CHIA SẺ KINH NGHIỆM TÍCH CỰC CỦA QUÝ THẦY(CÔ). KÍNH CHÚC QUÝ THẦY CÔ NHIỀU SỨC KHỎE, HẠNH PHÚC VÀ THÀNH ĐẠT!

File đính kèm:

  • pptKy nang giai quyet mau thuan.ppt
Bài giảng liên quan