Kì thi chọn giáo viên dạy giỏi tỉnh cấp THCS Môn Văn

- Đáp án chỉ nêu một số ý chính và có tính chất gợi mở. Do đó giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong đánh giá và cho điểm.

 - Tôn trọng những bài viết thể hiện sự sáng tạo, có sức thuyết phục trên cơ sở khoa học, có giọng điệu riêng. Giám khảo tránh máy móc đếm ý cho điểm.

 - Cho điểm 20, chi tiết đến 0,5.

 

doc2 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1585 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi chọn giáo viên dạy giỏi tỉnh cấp THCS Môn Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
KÌ THI CHỌN GIÁO VIÊN DẠY GIỎI TỈNH CẤP THCS
CHU KÌ 2009 – 2012
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Môn: VĂN
(Hướng dẫn chấm này gồm có 02 trang)
A. Yêu cầu chung
	- Đáp án chỉ nêu một số ý chính và có tính chất gợi mở. Do đó giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong đánh giá và cho điểm.
	- Tôn trọng những bài viết thể hiện sự sáng tạo, có sức thuyết phục trên cơ sở khoa học, có giọng điệu riêng. Giám khảo tránh máy móc đếm ý cho điểm.
	- Cho điểm 20, chi tiết đến 0,5.
B. Yêu cầu cụ thể:
Câu 1. (10 điểm)
	1. Về kiến thức: 
	a. Người viết trình bày cách hiểu về kỹ năng sống:
	- Là khả năng thực hiện hành động
	- Kỹ năng tư duy 
	- Kỹ năng hợp tác 
	- Năng lực ứng xử tích cực trước những thử thách của đời sống
	- Kỹ năng sống chỉ có được trong quá trình rèn luyện, tích lũy kinh nghiệmcủa bản thân
	=>Giáo viên có thể trình bày một số cách hiểu khác về kỹ năng sống có cơ sở khoa học.
	b. Cách dạy kỹ năng sống cho học sinh qua giờ Ngữ văn:
	* Mục đích cuối cùng của phương pháp dạy - học mới là hình thành cho học sinh kỹ năng sống - 	một trong những đặc trưng cơ bản của môn Ngữ văn.
	* Giáo viên hình thành và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh qua việc tổ chức, 	hướng dẫn đọc - hiểu văn bản: "Bức thư của thủ lĩnh da đỏ" của Xi-át-tơn theo phương pháp dạy - học mới:
	Người làm bài phải thông qua giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản trên để hình thành các kỹ năng:
	- Kỹ năng tự nhận thức (tư duy): Tiếp nhận, lĩnh hội những giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản như: 
	+ Nghệ thuật: Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt.
	 Lời văn đầy tính nghệ thuật được viết bằng tất cả trái tim và tấm lòng  của vị thủ lĩnh.
	+ Nội dung: 
	Văn bản có ý nghĩa về nhiều mặt: Chính trị, xã hội, dân tộc học, triết học nhưng nổi bật và sinh động nhất là vấn đề về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên và cuộc sống hiện nay 
	- Kỹ năng tự giải quyết các vấn đề khó khăn trong cuộc sống:
	 Từ mục đích thiết yếu của văn bản trên, giáo viên hướng dẫn học sinh khả năng tự đối diện với các vấn đề trong cuộc sống
	- Kỹ năng hợp tác và tìm kiếm sự giúp đỡ:
	Từ sự lựa chọn đối tượng và cách trình bày vấn đề lô gíc với lối lập luận chặt chẽ, sắc bén; lời văn giàu hình ảnh, biểu cảm của Xi-át-tơn để đạt được kỹ năng hợp tác cao. 
	=> Giáo viên thông qua hoạt động nhóm để rèn luyện kỹ năng sống trên.
	- Kỹ năng tích cực, tự chủ, tự giác:
	Giáo viên thông qua phương pháp dạy học mới giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng của các vấn đề từ văn bản mang tính chất vĩnh cửu, thời sự như:
	+ Thân thiện môi trường
	+ Tình yêu quê hương, đất nước
	+ Tình cảm gia đình
	+ Yêu cái đẹp 
	- Kỹ năng giao tiếp và thương thuyết:
	+ Khả năng đọc - hiểu và tạo lập văn bản nhật dụng.
	+ Khả năng thương thuyết trước các vấn đề của cuộc sống để đạt được mục 	đích giao tiếp cao.
	- Người làm bài có thể nêu các kỹ năng khác được rút ra từ văn bản.
2. Về kỹ năng:
	- Người làm bài có kỹ năng tạo lập văn bản với bố cục chặt chẽ, tư duy mạch lạc.
	- Ngôn từ trong sáng, dùng từ, đặt câu chính xác.
3. Biểu điểm
	+ 9-10 điểm: Đáp ứng được các yêu cầu trên, có cách trình bày kết hợp hài hòa giữa nội dung và phương pháp; tư duy và kỹ năng
	+ 7-8 điểm: Đạt được 2/3 yêu cầu trên.
	+ 5-6 điểm: Đạt được 1/2 yêu cầu trên.
	Các mức điểm còn lại giám khảo căn cứ vào bài làm cụ thể để cho điểm nhưng phải đặt trong tính chỉnh thể.
v Lưu ý: 
	- Giám khảo cần tôn trong năng lục tư duy đối với những bài viết có tính sáng tạo,có thể chưa đầy đủ các ý trên.
	- Đối với những bài làm thiết kế giáo án, giám khảo linh hoạt cho điểm nhưng không qúa 1/2 số điểm tổng.
Câu 2. (10 điểm)
	a. Về kỹ năng:
	- Giáo viên biết cách làm hướng dẫn chấm cho đề mở, đáp ứng được yêu cầu đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn hiện nay.
	b. Về kiến thức:
	- Đáp án nêu được những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm "Bến quê": 
	+ Cốt truyện tâm lý.
	+ Nhân vật: Kiểu nhân vật tư tưởng .
	+ Điểm nhìn trần thuật đặc sắc
	+ Tình huống truyện mang tính nghịch lý, trớ trêu  
	+ Không gian nghệ thuật 
	+ Sáng tạo các chi tiết, hình ảnh giàu giá trị biểu tượng
	+ Ngôn ngữ, giọng điệu mang tính triết lý 
	+ Ngòi bút phân tích tâm lý nhân vật tinh tế, sáng tạo
	=> Đánh giá: Cách nhìn nhận của Nguyễn Minh Châu về con người - cuộc đời trước và sau 1975.
	c. Biểu điểm: 
	+ 9-10 điểm: Đáp án thực hiện đầy đủ các yêu cầu trên.
	+ 7-8 điểm: Đáp án đạt được 2/3 các yêu cầu trên.
	+ 5-6 điểm: Đáp ứng 1/2 yêu cầu trên.
	Các mức điểm còn lại giám khảo căn cứ vào bài làm cụ thể để cho điểm hợp lý nhưng phải đặt trong tính chỉnh thể của văn bản.
***Hết***

File đính kèm:

  • docdap an mon van.doc