Kiểm định giáo dục

PHẦN I

CƠ SỞ DỮ LIỆU CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

I. Thông tin chung của nhà trường

 Tên trường (theo quyết định thành lập): TRUNG HỌC CƠ SỞ THỪA ĐỨC

Tiếng Việt: TRUNG HỌC CƠ SỞ THỪA ĐỨC

Tiếng Anh (nếu có): .

Tên trước đây (nếu có): TRƯỜNG PHỔ THÔNG CƠ SỞ THỪA ĐỨC

Cơ quan chủ quản: PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐẠI

 

doc108 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kiểm định giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ng nhà trường đáp ứng yêu cầu và điều kiện theo kế hoạch của nhà trường và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
 a. Các ngành nghề dạy cho học sinh phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
b. Tỷ lệ học sinh tham gia học nghề đạt từ 70% trở lên trong tổng số học sinh khối lớp 8,9
c. Kết quả xếp loại môn nghề của học sinh đạt từ 80% trung bình trở lên trong tổng số học sinh khối 8,9 tham gia học nghề.
1. Mô tả thực trạng và minh chứng: 
 * Mô tả
Thừa Đức là một xã ven biển trình độ dân trí chưa cao, sự hiểu biết của người dân về điện còn thấp, tỷ lệ người bị tai nạn về điện hàng năm còn nhiều chính vì thế trường đã tiến hành mở các lớp dạy nghề phổ thông cho học là điện dân dụng. Đa số người dân địa phương làm nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, trồng rau quả nên nhà trường hướng nghiệp cho các em các nghề như nuôi trồng, chế biến thủy sản; kỷ thuật trồng cây ăn quả, rau sạch
Trong năm học 2006-2007: số học sinh khối 8,9 học nghề là / tổng số học sinh khối 8,9 là đạt tỷ lệ %
Trong năm học 2007-2008: số học sinh khối 8,9 học nghề là / tổng số học sinh khối 8,9 là đạt tỷ lệ %
Trong năm học 2008-2009: số học sinh khối 8,9 học nghề là / tổng số học sinh khối 8,9 là đạt tỷ lệ %
Trong năm học 2009-2010: số học sinh khối 8,9 học nghề là / tổng số học sinh khối 8,9 là đạt tỷ lệ %
Xếp loại học nghề phổ thông:
Trong năm học 2006-2007: số học sinh khối 8,9 học nghề có xếp loại trung bình trở lên là / .. tổng số học sinh khối 8,9 học nghề đạt tỷ lệ %
Trong năm học 2007-2008: số học sinh khối 8,9 học nghề có xếp loại trung bình trở lên là / .. tổng số học sinh khối 8,9 học nghề đạt tỷ lệ %
Trong năm học 2008-2009: số học sinh khối 8,9 học nghề có xếp loại trung bình trở lên là / .. tổng số học sinh khối 8,9 học nghề đạt tỷ lệ %
Trong năm học 2009-2010: số học sinh khối 8,9 học nghề có xếp loại trung bình trở lên là / .. tổng số học sinh khối 8,9 học nghề đạt tỷ lệ %
 * Minh chứng:
 - Bảng thống kê các ngành nghề có ở địa phương. [H7.7.03.01] 
 - Danh sách học sinh tham gia học nghề phổ thông ở khối 8,9 các năm học 2006-2007, 2007-2008, 2008-2009, 2009-2010. [H7.7.03.02]
 - Bảng tổng hợp kết quả xếp loại nghề của các năm 2006-2007,2007-2008, 2008-2009, 2009-2010. [H7.7.03.03] 
2. Điểm mạnh:
 Nhà trường có phân công giáo viên thực hiện dạy nghề phổ thông cho học sinh theo quy định. Công tác hướng nghiệp cho học sinh khối 9 do Hiệu trưởng trực tiếp thực hiện. Các nghề dạy và hướng nghiệp cho học sinh đa phần là phù hợp tình hình phát triển kinh tế của địa phương.
Điểm yếu: 
 - Học sinh đa phần các em chưa xác định được vai trò của việc học nghề phổ thông
 - Còn không ít học sinh chưa ham thích việc học nghề phổ thông.
 - Chưa có tài liệu giảng dạy chính thức, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho thực hành còn thiếu chủ yếu là do học sinh tự trang bị.
 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Phối hợp vận động PHHS cần phải cho các em tham gia học nghề phổ thông giúp cho các em có kiến thức cơ bản
 5.Tự đánh giá: 
	5.1 Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt những yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí:
Chỉ số a
Chỉ số b
Chỉ số c
Đạt: 	 
Đạt: 	 
Đạt: 	 
Không đạt: 	 
Không đạt: 	 
Không đạt: 
5.2. Tự đánh giá tiêu chí:
Đạt: 	 
 Không đạt: 	
CHUẨN 7: Kết quả rèn luyện và học tập của học sinh:
Tiêu Chí 4: Kết quả hoạt động xã hội, công tác đoàn thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh đáp ứng theo yêu cầu kế hoạch của nhà trường, quy định của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
 a. Các hoạt động xã hội, công tác đoàn thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh yêu cầu theo quy định.
 b. Có ít nhất 90% học sinh nhà trường tham gia các hoạt động xã hội, công tác đoàn thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
c. Các hoạt động xã hội đoàn thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh được các cấp có thẩm quyền ghi nhận.
1.Mô tả thực trạng và minh chứng:
* Mô tả:
 - Hoạt động phong trào của nhà trường được sự hưởng ứng của cán bộ giáo viên, ban đại diện cha mẹ học sinh và học sinh khá tích cực. Qua các hoạt động phong trào giáo dục cho các em tính tự giác, tự lập, đoàn kết tập thể.
 - Mặt khác nhà trường còn được sự chỉ đạo sâu sát của Chính quyền địa phương, sự hỗ trợ của các đoàn thể địa phương.
 - Hoạt động phong trào của nhà trường được sự hưởng ứng của cán bộ giáo viên, ban đại diện cha mẹ học sinh và học sinh khá tích cực. Qua các hoạt động phong trào giáo dục cho các em tính tự giác, tự lập, đoàn kết tập thể.
* Minh chứng:
 - Báo cáo tổng kết .[H7.7.02.01] 
 - Báo cáo tổng kết của công đoàn. [ H7.7.01.01] 
 - Báo cáo tổng kết của Đoàn Đội. [ H7.7.01.02] 
 - Bản tổng hợp số lượng học sinh tham gia các hoạt động xã hội. [H7.7.01.03] 
 2. Điểm mạnh:
Công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp được nhà trường thực hiện nghiêm túc đúng theo các chủ điểm quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động phong trào thi hội diễn văn nghệ, tham quan về nguồn, hội thi làm lồng đèn, thể dục thể thao cho học sinh nhằm thực hiện tốt cuộc vận động “Xây dụng trường học thân thiện học sinh tích cực” thu hút nhiều học sinh tham gia.
Ngoài ra nhà trường còn phối hợp với các đoàn thể địa phương tổ chức các hoạt động cho học sinh: Đêm hội trăng rằm, giao lưu đội viên ưu tú với trường bạn, Hội diễn văn nghệ gây quỹ khuyến học xã .
3. Điểm yếu: 
 Là một trường vùng sâu nên kinh phí hoạt động cũng còn gặp nhiều khó khăn. Đa số cán bộ giáo viên ở xa nhà nên cũng ảnh hưởng đến việc tham gia hướng dẫn học sinh tham gia phong trào.
 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Tăng cường công tác phối hợp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động phong trào.
 5. Tự đánh giá: 
	5.1 Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt những yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí:
Chỉ số a
Chỉ số b
Chỉ số c
Đạt: 	 
Đạt: 	 
Đạt: 	 
Không đạt: 	 
Không đạt: 	 
Không đạt: 
5.2. Tự đánh giá tiêu chí:
Đạt: 	 
 Không đạt: 	
Phần III: KẾT LUẬN
1. Ưu điểm:
Trường có 32 cán bộ giáo viên, có 20 cán bộ giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, chiếm tỉ lệ 62.5%, trong đó BGH: 02 đều trên chuẩn, tất cả giáo viên, nhân viên còn lại đều đạt chuẩn qui định, tỉ lệ giáo viên/ lớp đạt 2,0. Đủ để giảng dạy tất cả các bộ môn trong nhà trường.
BGH nhà trường đều được đào tạo qua trường cán bộ quản lý, lý luận chính trị trung cấp. Tất cả đều có kinh nghiệm và trình độ quản lý ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, có tầm nhìn khoa học, luôn sáng tạo trong công việc, biết đề ra những chủ trương và biện pháp lãnh đạo và quản lý phù hợp với đặc điểm tình hình nhà trường, từ đó góp phần tạo ra sự phát triển bền vững trong những năm qua.
Giáo viên, nhân viên nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ được giao, các tổ bộ môn đều có giáo viên đầu đàn, vững tay nghề, là những giáo viên giỏi cấp huyện nhiều năm liền. 
Hầu hết học sinh xác định được động cơ thái độ học tập, chăm chỉ trong tập và rèn luyện, lễ phép với thầy cô giáo, hoà nhã với bạn bè, chấp hành tốt nội qui nhà trường, hưởng ứng tốt các phong trào thi đua của Đoàn, Đội và nhà trường, chất lượng 2 mặt giáo dục có chiều hướng tăng.
Với cơ sở vật chất hiện có, tuy chưa hoàn thiện nhưng cũng khá khang trang, đủ để bố trí các phòng học, thí nghiệm thực hành.có hàng rào kiên cố thuận lợi cho việc bảo quản tài sản nhà trường.
Trường được trang bị 4 máy vi tính để bàn có kết nối mạng Internet, Phòng tin học có 23 máy cũng được kết nối Internet, 4 máy tính xách tay và 4 đèn chiếu phục vụ cho phòng giảng dạy ứng dụng công nghệ thông tin, giáo viên có thể truy cập mạng để lấy thông tin phục vụ cho giảng dạy theo hướng đổi mới phương pháp dạy và học.
Công tác xã hội hoá có hướng phát triển tốt, Hội khuyến học, Ban đại diện CMHS luôn là chỗ dựa vững chắc cho nhà trường, huy động được nguồn quỹ tăng dần để giúp học sinh nghèo, vượt khó học tốt, học sinh giỏi.
Tập thể sư phạm nhà trường có ý thức cao trong việc đổi mới về quản lý, dạy và học, sự vươn lên trong chuyên môn luôn là mục tiêu phấn đấu của từng thành viên trong nhà trường.
Bước đầu giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy có tốt, đang trở thành xu hướng phấn đấu chung, hiện có 80% cán bộ giáo viên biết ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy.
2. Hạn chế:
Còn một phận học sinh mất căn bản, chậm tiến bộ trong học tập, thường rơi vào hoàn cảnh gia đình thiếu hạnh phúc, thiếu sự chăm sóc giáo dục của người thân dễ bị lôi kéo vào các trò chơi vô bổ, chưa thiết tha với việc học tập, học yếu ở lại lớp học bỏ học, đây là vấn đề trở ngại lớn của nhà trường trong nhiều năm qua.
Sân trường là nền cát, không đảm bảo vệ sinh về trường lớp và sức khoẻ, mùa mưa lầy lội, mùa nắng gió cát.
Tỉ lệ giáo viên biết ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng chưa cao, chưa đồng đều ở các môn một số môn GV chưa biết soạn giáo án điện tử (Môn Ngữ Văn, Địa)
Cảnh quan nhà trường còn cần phải phấn đấu nhiều về cây xanh bóng mát, hoa kiểng, nền sân trường chưa bằng phẳng sạch đẹp, ứ đọng nước vào mùa mưa, ẩm thấp nhiều phòng, chưa khắc phục được.
Còn một số ít giáo viên chưa thể hiện tinh thần phấn đấu cao, chưa hoàn thiện kiến thức tâm lý, giáo dục chưa thể hiện rõ sự tận tụy trong công tác giáo dục nhất là đối với học sinh chưa ngoan, còn đơn điệu trong phương pháp giáo dục dễ dẫn tới bế tắt hoặc không thành công đối với đối tượng học sinh khó dạy.
Nguy cơ bỏ học còn cao, công tác vận động học sinh bỏ học trở lại lớp chưa hiệu quả, học sinh mất căn bản luôn tồn tại ở rải rác các lớp.
Kết quả đánh giá:
 Đạt 38 tiêu chí.
 Không đạt 9 tiêu chí
 Tỷ lệ đạt: 80.85%
 TM. HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ
 CHỦ TỊCH

File đính kèm:

  • docKiểm định gd 2012.doc
Bài giảng liên quan