Kiểm tra học kì II môn Ngữ văn lớp 6

Đề ra:

Câu 1: (2 điểm)

 Nêu định nghĩa về văn bản nhật dụng? Kể tên những văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 6 mà em đã học?

Bằng cách kết hợp miêu tả với kể chuyện và biểu hiện cảm xúc, bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu đã khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm như thế nào?

Câu 2: (1 điểm)

Xác định chủ ngữ và vị ngữ của các câu sau?

“Chẳng bao lâu, tôi đã tở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt”

( Tô Hoài)

 

doc3 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 827 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì II môn Ngữ văn lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN NGỮ VĂN : LỚP 6
Thời gian : 90 phút
Đề ra: 
Câu 1: (2 điểm)
 Nêu định nghĩa về văn bản nhật dụng? Kể tên những văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 6 mà em đã học?
Bằng cách kết hợp miêu tả với kể chuyện và biểu hiện cảm xúc, bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu đã khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm như thế nào?
Câu 2: (1 điểm)
Xác định chủ ngữ và vị ngữ của các câu sau?
“Chẳng bao lâu, tôi đã tở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt”
( Tô Hoài)
Câu 3: (1 điểm)
Nhân hóa gồm những kiểu nào? Chỉ ra phép nhân hóa trong các câu dưới đây và cho biết chúng thuộc kiểu nhân hóa nào?
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung môt giàn
(Ca dao)
Lũy tre ngoài cùng này không đốn, tre đời nọ truyền đời kia. Tre cụ, tre ông, tre bà, tre cha,tre mẹ, tre con, tre cháu, chút chít, chằng chéo bằng ngọn bằng tán, bằng cách ấy khiến con sẻ bay cũng không lọt.
(Lũy làng -Ngô Văn Phú)
Câu 4:( 6 điểm) Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi.
Bài làm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
BIỂU ĐIỂM CHẤM NGỮ VĂN HỌC KÌ II
Câu 1: (2 điểm)
- Học sinh nêu được định nghĩa về văn bản nhật dụng, kể tên 3 văn bản nhật dụng: Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Động Phong Nha (1 đ’)
- Bài thơ Lượm đã khắc họa hình ảnh Lượm là chú bé liên lạc, hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người (1đ’)
Câu 2: (1 đ’)
- Xác định được chủ ngữ và vị ngữ của câu (Câu 1và 2 - 0,5 đ’, câu 3- 0,5 đ’)
 + Câu 1: chủ ngữ: tôi
 Vị ngữ: đã trở thành....cường tráng
 + Câu 2: Chủ ngữ: Đôi càng tôi
 Vị ngữ: mẫm bóng
 + Câu 3: Chủ ngữ: Những cái vuốt ở chân, ở khoeo
 Vị ngữ: cứ cứng dần và nhọn hoắt
Câu 3: (1 đ’)
HS nêu được 3 kiểu nhân hóa: (0,5 đ’)
Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật
Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người
HS xác định được kiểu nhân hóa trong 2 câu (0,5 đ’)
a, Bầu ơi: Trò chuyện, xưng hô với vật như với người
b, Tre (cụ, ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, chút chít): Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật
Câu 4: (6 điểm)
Yêu cầu chung:
* Về hình thức:
- Đúng kiểu bài tả cảnh
- Bố cục đủ 3 phần
- Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, các câu văn, đoạn văn liên kết chặt chẽ
* Về nội dung:
- Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi
- Bài văn cần thể hiện được các ý cơ bản sau:
a, Mở bài: Giới thiệu chung về quang cảnh sân trường
b, Thân bài: Tả theo trình tự thời gian hoặc không gian
Trình tự thời gian:
Trước gìơ ra chơi: Trống tiết 2 báo hiệu gìơ học
Kết thúc tiết 2: Học sinh các lớp ùa ra sân
Trong giờ ra chơi:
 + Cảnh học sinh các lớp giữa sân: Tập thể dục, ca múa hát tập thể, chơi các trò chơi: Trò chơi nào hấp dẫn dối với em nhất
 + Ở dưới các gốc cây: Các bạn nam làm gì? Bạn nữ làm gì?
 + Âm thanh, tiếng động nào mà em đã nghe được...
Sau giờ ra chơi: Gìơ ra chơi kết thúc, trống vào lớp, học sinh về lớp tiếp tục học tiết 3
c, Kết bài: Cảm nghĩ của em về giờ ra chơi
Cách chấm điểm:
Điểm 5- 6: Mở bài và kết bài tốt, nội dung đạt được các ý như hướng dẫn, văn viết thể hiện sự quan sát kĩ lưỡng, có sự sáng tạo, dùng từ ngữ chính xác, bố cục hợp lí
Điểm 3,5 - 4,5: Mở bài và kết bài khá, đầy đủ nội dung, bố cục khá hợp lí nhưng sự sáng tạo chưa nhiều, diễn đạt trôi chảy, sai không quá 5 lỗi chính tả
Điểm 2,5 - 3: Nội dung đạt được 1/3 hướng dẫn, sự diễn đạt chưa chặt chẽ, đôi chỗ diễn đạt còn lủng củng, sai quá 5 lỗi chính tả
Điểm 1- 2: Nội dung miêu tả nghèo nàn, không nắm được phương pháp làm bài, diễn đạt còn yếu, sai chính tả, sai ngữ pháp

File đính kèm:

  • docKIỂM TRA HỌC KÌ II.NG VĂN 6- HUỆ.doc
Bài giảng liên quan